Châu Đốc, An Giang trước đây có tên là “vùng Thất Sơn”. Đây là địa danh ẩn chứa nhiều điều kỳ bí. Nhắc đến Châu Đốc thì không thể không nhắc đến chùa Bà Chúa Xứ nổi tiếng linh thiêng khắp cả nước. Án ngữ ngay cửa ngõ vào vùng Thất Sơn, từ nhiều năm qua, miếu bà chúa Xứ Núi Sam luôn giữ kỷ lục về lượng khách tham quan chiêm bái với hơn 4 triệu lượt người mỗi năm. Người ta đến viếng Bà với lòng tôn kính, sùng bái trước bao truyền thuyết về tượng Bà Chúa Xứ.
1. Nguồn gốc tượng bà Chúa Xứ chứa nhiều giai thoại
Theo truyền thuyết, tượng phật bà Chúa Xứ là một pho tượng cổ rất thiêng nằm trên đỉnh núi Sam từ rất lâu. Lịch sử về nguồn gốc pho tượng bà Chúa Xứ có nhiều giả thuyết chứa đựng nhiều điều bí ẩn còn lưu truyền đến ngày nay.
Giả thuyết 1: Vào năm 1941, nhà khảo cổ người Pháp đã đến miếu bà chúa Xứ Núi Sam khảo sát rất tỉ mỉ và kết luận tượng bà thuộc loại tượng thần Vishnu, nguồn gốc từ Ấn Độ. Tượng bà chúa làm bằng chất liệu đá Sa Thạch có giá trị nghệ thuật cao, ra đời vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6.
Giả thuyết 2: Trong chương trình khảo cổ học nét xưa, cố nhà văn Sơn Nam lại đưa ra khẳng định, tượng Bà là pho tượng phật đàn ông của người Khơ Me bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Sau này, người Việt đưa tượng vào miếu điểm tô lại với nước sơn mới trở thành tượng phật đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền.
Nguồn gốc tượng bà Chúa Xứ với nhiều giả thuyết kỳ bí
Ông Trần văn Dũng tác giả của công trình khoa học “Khai phá vùng đất Châu Đốc” cũng khẳng định, tượng bà Chúa Xứ thật ra là tượng nam ngồi ở tư thế vương giả, phần đầu của tượng hiện thờ tại miếu không phải là nguyên gốc được chế tác sau làm bằng chất liệu khác với phần thân tượng.
2. Ly kỳ việc di chuyển tượng Bà xuống núi
Miếu Bà Chúa Xứ hiện tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang nhưng tượng bà Chúa Xứ trước đây nằm trên đỉnh núi. Sau này, người dân mới cung thỉnh bà xuống chân núi tiện việc nhang khói, chăm sóc tượng bà. Việc di chuyển tượng bà xuống núi cũng có những câu chuyện ly kỳ không thể lý giải được.
Trước đây, khi chưa được xây miếu thì người Việt mình lên núi vô tình nhìn thấy pho tượng bỏ quên từ lâu. Người dân ta không biết đó là vị thần, vị thánh hay tín ngưỡng nào hết chỉ là theo phong tục có thờ có thiêng nên đã đặt lư hương để nhang khói tín ngưỡng tâm linh. Nhưng điều đặc biệt là bà chúa Xứ lúc đó rất linh hiển, khiến cho người dân đặc biệt tin tưởng, sùng bái bà.
Lễ rước tượng bà Chúa Xứ mô phỏng trong lễ hội Vía bà
Với mong muốn được thờ cúng Bà được thuận tiện và trang nghiêm hơn, các bậc cao niên trong làng thời đó đã hội họp bàn bạc đưa tượng Bà xuống núi dựng miếu thờ Bà. Chín thanh niên trai tráng, lực lưỡng được giao nhiệm vụ khiêng tượng bà xuống núi. Nhưng kỳ lạ là dù làm thế nào thì tượng bà cũng không hề nhúc nhíc. Đúng lúc đó, có một cô gái được Bà nhập xác báo mộng phải cử chín cô gái đồng trinh, tắm gội sạch sẽ lên làm lễ rước Bà xuống. Điều kỳ tích xảy ra sau khi làm theo thì chín cô gái đã khiêng tượng Bà xuống một cách nhẹ nhàng.
Khi rước tượng Bà đến chỗ lập miếu thờ bà bây giờ, bỗng nhiên tượng Bà nặng trĩu không thể đi tiếp được nữa. Các bậc trưởng lão mới khẳng định rằng, bà đã chọn nơi này nên đã đặt tượng bà xuống tựa lưng vào vách núi, nhìn ra ngoài cánh đồng, nơi dân làng sinh sống để lập miếu.
2. Ly kỳ việc di chuyển tượng Bà xuống núi
Miếu Bà Chúa Xứ hiện tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang nhưng tượng bà Chúa Xứ trước đây nằm trên đỉnh núi. Sau này, người dân mới cung thỉnh bà xuống chân núi tiện việc nhang khói, chăm sóc tượng bà. Việc di chuyển tượng bà xuống núi cũng có những câu chuyện ly kỳ không thể lý giải được.
Trước đây, khi chưa được xây miếu thì người Việt mình lên núi vô tình nhìn thấy pho tượng bỏ quên từ lâu. Người dân ta không biết đó là vị thần, vị thánh hay tín ngưỡng nào hết chỉ là theo phong tục có thờ có thiêng nên đã đặt lư hương để nhang khói tín ngưỡng tâm linh. Nhưng điều đặc biệt là bà chúa Xứ lúc đó rất linh hiển, khiến cho người dân đặc biệt tin tưởng, sùng bái bà.
Lễ rước tượng bà Chúa Xứ mô phỏng trong lễ hội Vía bà
Với mong muốn được thờ cúng Bà được thuận tiện và trang nghiêm hơn, các bậc cao niên trong làng thời đó đã hội họp bàn bạc đưa tượng Bà xuống núi dựng miếu thờ Bà. Chín thanh niên trai tráng, lực lưỡng được giao nhiệm vụ khiêng tượng bà xuống núi. Nhưng kỳ lạ là dù làm thế nào thì tượng bà cũng không hề nhúc nhíc. Đúng lúc đó, có một cô gái được Bà nhập xác báo mộng phải cử chín cô gái đồng trinh, tắm gội sạch sẽ lên làm lễ rước Bà xuống. Điều kỳ tích xảy ra sau khi làm theo thì chín cô gái đã khiêng tượng Bà xuống một cách nhẹ nhàng.
Khi rước tượng Bà đến chỗ lập miếu thờ bà bây giờ, bỗng nhiên tượng Bà nặng trĩu không thể đi tiếp được nữa. Các bậc trưởng lão mới khẳng định rằng, bà đã chọn nơi này nên đã đặt tượng bà xuống tựa lưng vào vách núi, nhìn ra ngoài cánh đồng, nơi dân làng sinh sống để lập miếu.
3. Bà Chúa Xứ hiển linh bảo vệ dân làng, chống giặc ngoại xâm
Thời bấy giờ, người Việt sinh sống tại vùng đất này hay bị người Xiêm (Thái Lan) tràn sang cướp bóc, xâm chiếm. Khi đã phát hiện ra tượng Bà trên đỉnh núi và đặt lư hương cúng bái tâm linh, người dân thường chạy trốn lên núi vì đặt niềm tin vào bà chúa Xứ. Và quả thật, mỗi lần lên thắp hương cầu khấn xin bà bảo vệ thì đều được an toàn. Vì vậy, người dân ở đây ngày càng đặt niềm tin mãnh liệt vào bà chúa Xứ.
Tượng bà Chúa Xứ trong miếu trang nghiêm ngày nay
Có một giai thoại kể lại rằng, có khoảng mấy chục tên giặc Xiêm rượt đuổi người dân theo lên núi thấy pho tượng của bà to, đẹp, bọn chúng muốn mang tượng bà về nước. Khi họ dùng dây thừng và cây đòn xỏ qua pho tượng để khiêng về, dù là mấy chục binh lính tráng sĩ khiêng nhưng chỉ đi được vài bước thì pho tượng nặng trịch, không thể đi được nữa. Tên tướng cầm đầu tức giận quá lấy binh khí ra đập bể một cánh tay của bà. Và lập tức, bà trừng phạt tên này chết ngay tại chỗ, những tên còn lại hoảng loạn bỏ chạy. Từ đó quân Xiêm kính sợ, không dám sách nhiễu dân làng ở vùng đó nữa. Dân làng cũng từ đấy tôn kính gọi Bà là Bà Chúa Xứ. Bởi vậy mà ngày nay, chính điện của miếu Bà chúng ta sẽ thấy câu đối:
“Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị
Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”
Có nghĩa là: Cầu bà tất được, ban thì tất linh, báo điềm trong mộng
Người Xiêm khiếp sợ, người Thanh kính nể, không thể tưởng tượng được.
4. Ly kỳ những câu chuyện linh ứng của bà Chúa xứ
Đầu thế kỷ 19, ông Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) tên thật là Nguyễn Văn Thoại, người Quảng Nam thừa lệnh vua Gia Long đã vào trấn thủ vùng Tây Nam Bộ. Ông đã tham mưu và được triều đình giao cho việc đào kênh Vĩnh Tế. Con kênh này dài 100km, rộng 50m nối Châu Đốc với Hà Tiên. Đây là công trình vĩ đại nhằm thoát lũ, xả phèn cho đồng bằng sông Cửu Long và rút ngắn con đường giao thương, đường thủy phía Tây vùng đồng bằng.
Mặc dù 8 vạn nhân công được huy động, song khi bắt đầu vào cuộc thì liên tiếp gặp trục trặc, nhiều người chết vì tai nạn, bệnh tật, thú dữ tấn công. Trước khó khăn đó, bà Châu Thị Tế vợ ông Thoại đã nghe lời dân làng lên núi Sam khấn vái pho tượng thiêng. Quả nhiên sau khi hành lễ, việc xây dựng công trình diễn ra suôn sẻ, làm đâu được đó. Từ đó, ông đặt niềm tin tuyệt đối vào bà chúa Xứ, quyết định trùng tu, xây dựng miếu bà chúa Xứ trang nghiêm và nguy nga, để nhân dân thờ cúng bà được chu đáo và thành tâm hơn.
Bệ đá Sa Thạch trên đỉnh Núi Sam – nơi ngự của tượng bà ngày xưa
Ngoài ra, còn rất nhiều câu chuyện kể về sự linh thiêng của bà Chúa Xứ trong việc ban phước lành cho nhân dân, trừng trị kẻ ác cũng được người dân Châu Đốc truyền tai nhau từ đời này qua đời khác. Các câu chuyện linh ứng không chỉ là truyền thuyết mà ngày nay, người dân đi chùa bà Chúa Xứ kêu cầu cũng được bà giúp đỡ. Điều đó đã chứng minh cho sức mạnh tâm linh của người dân nơi đây và du khách thập phương khi đến với chùa bà Chúa Xứ.
Các câu chuyện xoay quanh pho tượng bà Chúa Xứ nổi tiếng khắp cả nước, thu hút cả triệu người đến chiêm bái mỗi năm. Quả thực, còn nhiều bí ẩn, ly kỳ sự tích về bà Chúa Xứ. Dù pho tượng là đàn ông hay đàn bà và nguồn gốc đến từ đâu đi chăng nữa thì trong tâm thức người dân miền tây Nam Bộ, bà Chúa xứ là điểm tựa tâm linh cho rất nhiều người. Những giai thoại về bà Chúa Xứ vẫn tiếp tục lưu truyền cho thế hệ mai sau về một nét đẹp văn hóa của dân tộc.