THƯ MỤC

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Thủy Long Thánh Mẫu Phú Quốc



Thủy Long Thánh Mẫu hay thần nữ Kim Giao (không rõ năm sinh, năm mất); được xem là người có công khai phá huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Tương truyền, bà thuộc dòng dõi vua chúa Cao Miên (Campuchia ngày nay), do bị lật đổ nên bà đã trốn sang đảo Phú Quốc để sống. Tại đây, bà thiết lập một đồng cỏ rộng lớn cho đàn trâu mà bà mang theo, đồng thời tuyển mộ người đi khai khẩn đất đai để trồng trọt. Ngày nay, những cánh đồng trồng lúa ấy vẫn còn vết tích, mà dân địa phương gọi là đồng Bà. Trên đồng còn nhiều cột cây trai, vết tích của những chuồng trâu thuở nọ. Dọc theo sông Cửa Cạn còn một vũng nước sâu gọi là búng Dinh Bà. Cũng theo lời kể, thì đây là nơi bà lập dinh trại ngày xưa.

Có thuyết nói bà chết ở Cửa Cạn (Phú Quốc), sau đó vua Cao Miên cho đem hài cốt về cố quốc. Một thuyết khác lại cho rằng bà chết ở đảo Phú Dự[1]. Lại có thuyết nữa cho rằng, khi dòng họ bà khôi phục lại đế nghiệp, bà trở về Cao Miên. Truyền thuyết cũng kể rằng, bà đã từng cưu mang chúa Nguyễn Phúc Ánh trong những ngày lưu lạc trên đảo.

Người dân Phú Quốc rất tôn kính bà, coi bà như người tiên phong khai phá đảo, tôn bà là Thủy Long Thánh Mẫu. Hằng năm, dân chúng tổ chức lễ cúng tế bà vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Hiện nay, huyện đảo Phú Quốc có hai ngôi đền thờ bà, một ở xã Cửa Cạn, gọi là Dinh Bà Trong, một ở thị trấn Dương Đông, gọi là Dinh Bà Ngoài (ảnh).

Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu (gọi tắt là Dinh Bà) tọa lạc trên đường Võ Thị Sáu (gần Dinh Cậu). Không rõ năm dựng, chỉ biết lúc đầu được làm bằng cột trai, mái tranh vách ván. Do thời gian và chiến tranh tàn phá, dinh được trùng tu nhiều lần mới được đẹp đẽ và khang trang như ngày nay

Có thể vị thần này có liên quan đến tục thờ cúng Bà Thủy trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Thủy Đức Thánh Phi hay Thủy Long Nương Nương, Thủy Long Thần Nữ...(gọi tắt là Bà Thủy) là các tên gọi phổ biến của Bà. Trong quan niệm dân gian, Bà là nữ thần giếng, thần sông rạch, thần cù lao, thần hải đảo, tức vị thần cai quản vùng sông nước [2].

Đặc biệt, đối với các nghề liên quan đến sông nước và biển cả ở Nam Bộ, người ta thường vái van Bà Cậu để cầu mong độ trì qua cơn sóng gió. Vì thế mà người ta thường hay gọi dân làm nghề thương hồ hạ bạc là "dân Bà Cậu". Bà Cậu chính là Bà Thủy và hai người con trai: Cậu Tài và Cậu Quý.

Ngoài ra, trong dân gian cũng có quan niệm rằng Bà Thủy chính là hóa thân của Thiên Y A Na (hay là con của vị thần này). Trong văn bia của đại thần Phan Thanh Giản tại Tháp Po Nagar (Nha Trang), có đoạn kể về Thiên Y Ana đã hóa phép nổi sóng gió nhấn chìm thuyền của thái tử Trung Quốc, biến chiếc thuyền này thành tảng đá. Do đó, Thiên Y A Na và 2 người con của Bà (Cậu Tài, Cậu Quý) được xem là vị thần của sông biển, cù lao

Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu hay còn được biết đến với tên gọi khác là Dinh Bà. Nằm tại thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu
Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Phú Quốc

Trước đây ngôi chùa chỉ được xây dựng bằng những mái tranh vách ván rộng. Nhưng sau đó bị chiến tranh phá hủy. Kiến trúc hiện tại mà du khách được chiêm ngưỡng là được xây dựng cách đây không lâu. Dinh được thiết kế khang trang hơn, kiến trúc cũng độc đáo hơn, mời bạn tham khảo bài viết Cho Thuê Xe Du Lịch Phú Quốc để thêm hành trang cho chuyến đi sắp tới nhé.

Câu chuyện về Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Phú Quốc

Khi tham quan chùa, du khách sẽ có cơ hội được người dân kể lại cho nghe truyền thuyết về Thủy Long Thánh Mẫu được truyền từ đời này sang đời khác.

Thủy Long Thánh Mẫu thuộc dòng dõi vui chúa Cao Miên, sau khi vương triều bị lật đổ bà đã thoát thân sang đảo Phú Quốc để sinh sống. Để bắt đầu cuộc sống mới bà đã kiến tạo một đồng cỏ rộng lớn cho đàn trâu mà bà mang theo, sau đó tuyển mộ người để khai hoang đất đai trồng trọt. Du lịch Phú Quốc ngày nay du khách vẫn còn tìm thấy các dấu tích xưa để lại, nên người dân địa phương gọi là đồng Bà.

Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu
Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Phú Quốc

Cũng có truyền thuyết kể lại rằng bà chết ở Cửa Cạn – Phú Quốc. Sau đó vua Cao Miên cho người mang hài cốt của bà về cố quốc để chôn cất, Một số khác lại cho rằng bà chết ở đảo Phú Dự. Tương truyền kể lại, bà đã từng cưu mang chúa Nguyễn Phúc Ánh trong những ngày sống ẩn dật.

Lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu Phú Quốc

Hiện nay trên đảo Ngọc có hai ngôi đền thờ bờ. Một cái nằm ở xã Cửa Cạn gọi là Dinh Bà Trong. Cái còn lại nằm ở thị trấn Dương Đông gọi là Dinh Bà Ngoài.

Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu
Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Phú Quốc

Cũng như những đền chùa nổi tiếng khác ở Phú Quốc, Dinh Bà cũng là địa chỉ tổ chức nhiều lễ hội truyền thống đậm chất dân gian.  Vào ngày rằm tháng giêng âm lịch hàng năm, người dân lại tổ chức lễ cúng tế. Nếu muốn tìm hiểu văn hóa, truyền thống cũng như hòa mình vào không khí sôi động của lễ hội. Du khách nên lên lịch trình cụ thể để có thể tham gia lễ hội, Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên du khách sẽ có một chuyến du lịch Phú Quốc trọn vẹn niềm vui.

Bà Thiên Hậu

 Tham quan ngôi chùa Bà Thiên Hậu – Chốn linh thiêng giữa lòng Sài Gòn

Giữa nhịp sống đô thị Sài Gòn hiện đại và sôi nổi vẫn có những màu sắc truyền thống và vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa Bà Thiên Hậu. Ngôi chùa hơn 200 năm tuổi này là một chốn linh thiêng giữa đất Sài Gòn phồn hoa, nhắc nhở người ta tìm về chốn bình yên, thanh bình để cầu phước lành cho gia đình và những người yêu thương.

Xem thêm: Cẩm nang du lịch Sài Gòn từ A đến Z

Khám phá Chùa Bà Thiên Hậu ở Sài Gòn

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Địa chỉ ở 710 Nguyễn Trãi, Q.5, ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ 18 bởi những người Hoa. Đây là một nơi  linh thiêng bậc nhất bạn không thể bỏ lỡ khi đến với Sài Gòn. Mỗi dịp lễ Tết, người dân Sài Gòn thường ghé đến để thắp hương cầu năm mới bình an.

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Tên chính xác của nơi này là Thiên Hậu Miếu, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là miếu thờ bà Thiên Hậu. Tuy nhiên trong cách gọi của dân gian ở miền Nam nước ta, cứ nơi nào linh thiêng thì đều gọi là chùa. Vì thế người ta thường gọi là chùa Bà Thiên Hậu dù cách gọi này cũng không hẳn là đúng cho lắm.

Chùa Bà Thiên Hậu

Người dân đến cầu khấn (sưu tầm)

Người ta nói răng, Chùa Bà Thiên Hậu có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của cộng đồng người Hoa đang sinh sống ở Sài Gòn.Tồn tại đã 258 năm nhưng nó vẫn giữ được nét đặc trưng cho kiến trúc của người Hoa. Nhiều đường nét trạm trổ, điêu khắc, hiện vật còn giá vị lịch sử và mỹ thuật còn được lưu giữ lại. Chính điều đó đã khiến nơi đây càng thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Chùa Bà Thiên Hậu

Vẻ trầm mặc của ngôi chùa (sưu tầm)

Dù xung quanh có nhiều ngôi miếu, chùa khác nhưng nơi này luôn thu hút đông đảo người dân và du khách từ khắp nơi đổ về làm việc thiện. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm yêu thích của giới chụp ảnh để thực hiện những bộ ảnh Tết với chiếc áo dài truyền thống.

Nét đặc sắc trong kiến trúc của Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Nếu bạn đang muốn tìm một ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng Trung Hoa vưới phong cách kiến trúc Á Đông thuần khiết thì chắc chắn đây sẽ là lựa chọn hàng đầu rồi. Chùa được xây dựng theo lối tam quan cách điệu ở phần cửa chính đi vào và hai bên hông có thêm hai hành lang.

Chùa Bà Thiên Hậu

Cổng chùa (sưu tầm)

Chùa bà Thiên Hậu được chia làm ba nơi chính: Tiền điện, Trung điện và Chính điện với những gian thờ những vị thần linh trong lịch sử Trung Quốc. Chính điện là nơi thờ chính của Thiên Hậu Thánh Mẫu với tượng bà Thiên Mẫu được tạc từ khối gỗ nổi bật giữa không gian vô cùng tĩnh mịch, kì bí và linh thiêng. Tiền điện là nơi đặt miếu thờ của Phúc Đức Chánh thần (thần thổ địa – người cai quản đất đai của nhân dân) và Môn Quan Vương tả (thần giữ cửa). Cuối cùng là Trung điện với bộ lư cổ hơn 130 tuổi lâu đời nhất lịch sử với nhiều nhiều nét điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo.

Chùa Bà Thiên Hậu

Môn Quan Vương Tả (sưu tầm)

Chùa Bà Thiên Hậu

Phúc Đức Chánh Thần (sưu tầm)

Vừa bước vào phía cổng, du khách sẽ bị ấn tượng bởi vẻ trầm mặc của ngôi chùa. Mọi thứ đều được nhuốm màu thơi gian khiến cho không gian càng cô tịnh. Bước qua cánh cổng nhỏ sẽ lạc vào chốn huyền bí vừa bí ẩn nhưng cũng thật thân thuộc. Suốt chiều dọc ngôi chùa là phần kiến trúc chính, là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng. Ở giữa có một khoảng không như giếng trời vừa để lấy ánh sáng vừa để cho hương nhang theo đó bay lên cao. Hai bên lối đi cùng được phân cách để du khách di chuyển dễ hơn, đặc biệt là vào các ngày rằm.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Ở giữa chính điện là tượng bà Thiên Hậu đặt ở chính giữa. Xung quanh ánh sáng vàng – đỏ là chủ đạo cùng với bức gỗ màu đen, ánh nến lung linh càng huyễn hoặc người nhìn. Dù chỉ đến một lần, bạn cũng sẽ có ấn tượng sâu đậm không thể diễn tả bằng lời về cái vẻ huyền bí, u tịnh đó.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Phần mái cũng được trang trí bằng nhiều bức tượng đa dạng hình thù và kích thước. Dù vậy, tất cả đều hài hòa và đẹp mắt đến lạ. Nếu ngắm kỹ từng đường nét, bạn sẽ hiểu được thế nào là tinh tế là kỳ công. Từ đó thêm nể phục hơn tâm huyết và tài năng của họ.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Phần mái (sưu tầm)

Điểm nhấn của ngôi chùa Bà Thiên Hậu là những chiếc vòng nhan treo trên không độc đáo. Người viếng có thể mua vòng nhan, ghi lại những lời chúc hay tâm nguyện của mình lên giấy. Sau đó bạn treo lên cùng với nhan để cầu xin với bà Thiên Hậu.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Nhan ghi lời cầu nguyện (sưu tầm)

Thêm một điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa chính là toàn bộ vật liệu đều được nhập từ Trung Quốc. Từ những cây gỗ quý đến bát lưu hương, từ những bức phù điêu đến phần tượng nhỏ,…. Điều đó phần nào cho thấy chùa Bà Thiên Hậu hết sức quan trọng trong cuộc sống của người Hoa ở Sài Gòn.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu

Mỗi dịp Tết đến, các dịp lễ như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu hoặc vào các ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, người dân cũng như nhiều du lịch thường nô nức tới chùa Bà Thiên Hậu để cầu mong được phù hộ cho sự an lành, bình yên.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Lễ hội luôn thu hút người dân và du khách đến tham dự (sưu tầm)

Có người đến cầu lộc, cầu duyên, cầu tài, cũng có người cầu bình an, cho một đời được an nhiên bên gia đình. Vì thế lư hương lúc nào cũng nghi ngút khói nhang. Người làm công quả cũng tất bật chẳng kém để lấy bớt phần nhang đã cháy nhiều, chừa chỗ cho người sau đến viếng. Nhang thơm tan vào hư không, thoảng trong gió, mang theo những ước nguyện từ tận đáy lòng.

Chùa Bà Thiên Hậu

Khói hương nghi ngút (sưu tầm)

Ngoài ra, ngày vía Bà Thiên Hậu được tổ chức vào 23 tháng 3 Âm lịch cũng là một sự kiện lớn được nhiều người dân tham gia. Trong ngày này, tượng Bà Thiên Mẫu được đặt trên một chiếc kiệu và được người dân rước đi xung quanh một vòng chùa. Cùng với nhiều hoạt động múa lân, biểu diễn nghệ thuật,… đã tạo nên một không gian lễ hội vô cùng sôi động vào náo nhiệt.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Đến chùa Bà Thiên Hậu không chỉ để cầu mà còn là cơ hội để du khách tìm hiểu lịch sử vào kiến trúc và văn hóa của ngôi chùa cổ. Lòng dù chơi vơi ở đâu vẫn tìm được sự cân bằng và thanh thản mỗi khi ghé thăm chùa bà Thiên Hậu.

Huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen

 Núi Bà Đen cao 986 mét so với mực nước biển và được xem là cao nhất Đông Nam bộ. Theo sách “Gia Định Thành Thông Chí”, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà.

Cũng theo các bậc kỳ lão, tên gọi núi gắn liền với những giai thoại ly kỳ của Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu "Linh Sơn Thánh Mẫu".

Ngày nay, cứ đến dịp rằm tháng giêng (âm lịch) hàng năm, cả triệu lượt khách hành hương khắp nơi tìm về núi Bà Đen để viếng, bái Linh Sơn Thánh Mẫu.

Trèo núi cấm không được kêu… mệt!

Ngày nay, con đường bộ lên núi được đầu tư xây dựng một cầu thang dựng đứng, đi vòng vèo quanh những tảng đá từ chân núi lên đến chùa. Chỉ cần mất 1 giờ để leo đến Điện Bà. Trước năm 1975, khách thập phương muốn lên chùa phải leo trèo qua những tảng đá dưới những tán rừng đầy thú dữ suốt nửa ngày mới đến nơi. Thuở đó, việc đi viếng Bà là cả một chuyến phiêu lưu, mạo hiểm đúng cả nghĩa bóng lần nghĩa đen. Dù vậy, danh tiếng linh thiêng, cứ đến rằm tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, khách thập phương vẫn lũ lượt leo núi viếng Bà.

Một góc chùa ngày thường.

Hồi đó, có một giao ước bất thành văn rằng: Khi leo núi cấm thốt tiếng "mệt". Những đoàn người hì hục leo núi, thỉnh thoảng hỏi nhau: "Mệt không?" Cả đoàn người phải đồng thanh hô lớn: "Khỏe!", mặc dù ai cũng thở ra đằng tai. Tiếng hô "khỏe" lan truyền từ người mới đến chân núi lan dài đến người leo đến gần Điện Bà thành một thứ âm thanh vang dội núi rừng.

Cho đến tận ngày nay giao ước này vẫn tồn tại. Họ tin rằng, đi viếng mà than thở mệt nhọc, sẽ không được Bà ban điều khấn xin, thậm chí còn gặp nguy hiểm khi leo núi?

Bà Hai Đông, 82 tuổi, là cựu giáo viên thời Pháp, cư ngụ ở Tân Trung, ven Tỉnh lộ 793 dưới chân núi, giải thích: "Hồi kháng Pháp, đường lên núi không chỉ cheo leo hiểm trở, tăm tối mà còn đầy cọp, beo, rắn, rết. Người hành hương không dám đi lẻ một mình mà phải kết thành từng đoàn. Hồi còn thiếu nữ, chính tôi từng đi xem xác người bị cọp núi Bà vồ. Muốn đi vía Bà, đoàn người hành hương phải đi từ sáng tinh mơ mới kịp trở về chân núi trước khi trời tối.

Việc hô "khỏe" của các đoàn hành hương có nhiều lợi ích. Thứ nhất, họ tự khích lệ quyết tâm vượt qua cơn mệt nhọc và nỗi sợ hãi để đi đến nơi về thật sớm. Thứ hai, các thành viên của đoàn sẽ không lạc nhau. Thứ ba, việc hô to như vậy sẽ xua đuổi thú dữ. Lâu dần, việc hô như vậy thành lệ, truyền sang đời sau và biến thành niềm tin tâm linh là Bà cấm than mệt khi đi viếng Bà?"

Bà Hai Đông còn cho biết, ngày xưa Bà Đen nổi tiếng linh thiêng chỉ 2 phép: Phát duyên và phát vận. Căn cứ vào đó, hầu hết người đi viếng Bà chỉ cầu xin được tình duyên và gặp vận may. Các phép khác, Bà không ban.

Truyền thuyết về Bà Đen

Có đến 3 truyền thuyết về Bà Đen.

Truyền thuyết thứ nhất cho rằng, ngày xưa, chủ vùng núi này là người phụ nữ Phù Nam có tên là Rê Đeng. Do người đời sau đọc trại thành Đen.

Truyền thuyết thứ hai cho rằng, bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con gái một vị quan trấn nhậm Trảng Bàng thuộc triều Nguyễn tên là Lý Thiên. Mẹ là bà Ðặng Ngọc Phụng, người gốc ở Bình Ðịnh vào Trảng Bàng lập nghiệp.

Trong làng có chàng trai Lê Sĩ Triệt, mồ côi cha mẹ, được một nhà sư nuôi dạy từ nhỏ, văn hay võ giỏi.

Lần nọ, Thiên Hương lên núi cúng chùa bị một đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn thì chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi, cứu được nàng. Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải tòng quân đánh Tây Sơn.

Khi Lê Sỹ Triệt tòng quân, ở nhà Lý Thị Thiên Hương bị kẻ xấu vây bắt, toan hãm hiếp. Giữ lòng trung trinh, nàng Hương nhảy xuống khe núi tử tiết. Sau khi chết, nàng Lý Thị Thiên Hương hiển thánh báo mộng cho vị sư trụ trì trên núi biết. Trong mộng, nàng Hương xuất hiện trong hình dáng một người phụ nữ đen đúa? Vị sư bèn đi tìm thi thể nàng đem về mai táng. Vì vậy, vị sư gọi nàng là nàng Đen. Người đời sau gọi là Bà Đen để tỏ lòng tôn kính.

Truyền thuyết thứ ba có ghi trong quyển "Sự tích Thánh Mẫu Phật Bà Tây Ninh" rằng: Thuở mới khai hoang vùng đất, một viên quan trấn thủ vùng chân núi Một có 2 người con. Người con trai tên là Thạch Biên. Người con gái là Thạch Nương, có tên thường gọi là Đênh.

Khi nàng Đênh 13 tuổi, có một nhà sư tên là Trung Vân Danh, đạo hiệu Trừng Thanh tìm đến lưng chừng núi Một dựng chùa, thờ Phật và hoằng pháp độ sanh.

Mộ đạo, nàng Đênh đã xin theo nhà sư Trừng Thanh học đạo. Thấy nàng Đênh xinh đẹp, quan trấn thủ Trảng Bàng cho người mai mối xin cưới cho con trai. Khi hai gia đình chuẩn bị lễ vật cho lễ cưới thì bất ngờ nàng mất tích. Gia đình hai bên cho người tìm kiếm khắp nơi thì phát hiện một khúc chân nghi là của nàng Đênh. Mọi người đồn đoán rằng nàng Đênh đã bị cọp vồ. Gia đình mai táng khúc chân và lập mộ cho nàng dưới chân núi.

Từ đó, người ta gọi ngọn núi Một là núi Bà Đênh, đọc trại dần thành Bà Đen?

Khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Thiếu lương thực, từ vua đến lính đều đói lả. Nghe dân cư đồn về sự linh thiêng của bà Đen, trong cơn tuyệt vọng, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn xin phò trợ. Đêm đó, bà Đênh xuất hiện trong mộng của chúa Nguyễn Ánh. Bà cho biết Nguyễn Ánh đang nằm ngủ dưới gốc một loại cây cho trái có thể cứu đói binh sĩ.

Khi thức giấc chúa Nguyễn Ánh trông thấy trên cành cây mình đang nằm ngủ có nhiều quả nhỏ chi chít. Hái xuống ăn thử thì có vị rất ngon. Ông truyền cho binh sĩ hái loại quả ấy ăn lót dạ. Ông đã đặt tên cho loại quả ấy là "tùng quân".

Năm 1790, Nguyễn Ánh đưa binh lính quay lại núi đúc tượng, cất lại điện thờ. Sau đó phong sắc Linh Sơn Điện và phong Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu.

Từ thuở khai hoang

Ngày nay, sau nhiều lần trùng tu, xây mới, trên nền xưa của Linh Sơn Tự hiện diện một ngôi chùa khang trang có tên gọi là Linh Sơn Tiên Thạch Tự vừa thờ Phật vừa thờ Bà Đen. Sự giao thoa tín ngưỡng mặc nhiên đó đã được người dân chấp nhận.

Căn cứ vào các nguồn sử liệu của Quốc Sử quán triều Nguyễn thì Vua Gia Long phong sắc cho Bà Đen. Điều đó có nghĩa là truyền thuyết về Bà Đen có trước khi Nguyễn Ánh vào núi lánh nạn Tây Sơn.

Và cũng có nghĩa là điện thờ Bà Đen có tên gọi chính thức là Linh Sơn Điện. Như vậy, Linh Sơn Điện là vị trí của ngôi chùa Thượng. Còn một hang đá do các vị sư chi phái Liễu Quán (thuộc phái Lâm Tế Chánh Tông) làm nơi ẩn cư niệm Phật, được gọi là Linh Sơn Thạch Động Tự hoặc chùa Hang.

Điện thờ Bà mang tín ngưỡng thờ Mẫu. Còn ngôi chùa là tín ngưỡng Phật giáo ẩn cư của chi phái Liễu Quán (Lâm Tế).

Trở lại lịch sử, vào thế kỷ thứ XVIII, khi các chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi về phía Nam thì một số cao tăng thuộc Thiền phái Liễu Quán cũng theo làn sóng di cư xuôi Nam đi tìm chốn non hoang, động vắng tu pháp.

Năm 1763, Thiền sư Ðạo Trung Thiện Hiếu là đệ tử của Thiền sư Ðại Cơ và thuộc đời thứ tư của chi phái Liễu Quán tìm đến hang đá hoang vu trên núi Bà làm nơi định thiền. Đó chính là chùa Hang.

Lúc đó Thiền sư Đạo Trung đã nhặt được một số tượng đồng cổ. Trong đó có một tượng thánh nữ bằng đồng màu đen. Vị sư đã cất miếu hương khói cho bức tượng này.

Thuở đó đã có cư dân Việt và Cao Miên sinh sống dưới chân núi. Họ gọi Thiền sư Đạo Trung là "sư Bưng Đĩa" (Vì quan sát thấy Thiền sư thường nâng đĩa đựng hoa quả cúng tổ). Sau khi ẩn tu ở hang đá suốt 30 năm, Thiền sư Đạo Trung giao thạch điện cho đệ tử là Thiền sư Tính Thiện (tức Tánh Thiện Thanh Thanh). Thiền sư Đạo Trung về Thủ Dầu Một (Bình Dương) khai môn chùa Long Hưng. Kế nghiệp Thiền sư Tính Thiện là Thiền sư Hải Hiệp Từ Tạng.

Năm 1784, Nguyễn Ánh vào núi lánh nạn Tây Sơn. Năm 1790, Nguyễn Ánh sắc phong Linh Sơn Thánh Mẫu. Năm 1820, Vua Minh Mạng cử Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định Thành lần thứ 2. Và một lần nữa, Vua Minh Mạng ban sắc phong Linh Sơn Thánh Mẫu cho Bà Đen. Vua Minh Mạng còn ban chỉ cho Lê Văn Duyệt xây cất ngôi Linh Sơn Điện khang trang hơn.

Sau khi xây cất linh điện xong, Tổng trấn Lê Văn Duyệt đã giao cho Thiền sư Hải Hiệp gìn giữ. Tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật hợp nhất trong một ngôi điện thờ.

Năm 1857, Thiền sư Tánh Thọ Phước Chí từ chùa Phước Lâm, Tây Ninh lên núi thăm viếng thì phát hiện Thiền sư Hải Hiệp viên tịch từ lúc nào, thân xác đã hóa thổ. Điều lạ là, ngón tay út bàn tay trái của Thiền sư Hải Hiệp vẫn còn nguyên vẹn?

Thiền sư Tánh Thọ đã đem ngón tay út của Thiền sư Hải Hiệp chôn dưới đáy chùa Hang để lập bia mộ. Gần 100 năm sau, mộ của Thiền sư Hải Hiệp được tín đồ cải táng ra ngoài xây tháp. Khi đào lên, ngón tay út vẫn còn nguyên và được cải táng?

Sau khi chôn cất ngón tay cho sư phụ, Thiền sư Tánh Thọ tiếp tục tu hành tại Linh Sơn Điện.

Sau năm 1940, quân Pháp và quân Nhật lần lượt chiếm đóng núi Bà Đen và phá hủy hoàn toàn Linh Sơn Điện. Tượng Bà bằng đồng, màu đen bị chúng cướp và thất lạc.

Mãi đến năm 1956, một nhà giáo có uy tín ở địa phương, tên là Nguyễn Văn Hảo được một người phụ nữ đen đúa báo mộng cho biết, bà chính là Linh Sơn Thánh Mẫu. Bà bảo ông Hảo đến chùa Phước Lâm sẽ gặp bà? Ông Hảo bán tín bán nghi nhưng vẫn đến chùa Phước Lâm gặp vị sư trụ trì. Ông Hảo vừa kể xong câu chuyện nằm mơ thì vị sư trụ trì chùa Phước Lâm thất kinh xác nhận: "Một người lính Nhật đã bí mật giao cho tôi bức tượng trước khi về nước. Không ai biết chuyện này?" Câu chuyện này, được một nữ nhà giáo - con gái ruột của ông Nguyễn Văn Hảo - kể cho người viết nghe từ năm 1980.

Ngay sau khi phát hiện bức tượng đồng Bà Đen được cất giấu ở chùa Phước Lâm, nhà sư Nguyên Chất - Trụ trì chùa Phước Lâm - cùng nhà giáo Nguyễn Văn Hảo và bạn bè lên núi xây cất lại nơi thờ Bà. Lần xây cất này, công trình được đặt tên là Linh Sơn Tự. Vào khoảng 1970, quân đội Mỹ xây dựng 1 trạm ra đa tình báo đặt trên đỉnh núi để kiểm soát địa bàn Tây Ninh và dòm vào căn cứ Trung ương Cục. Trước khi đưa quân lên núi, giặc Mỹ đã ném hàng tấn bom đạn và hơi cay các loại vào những nơi chúng nghi ngờ có quân ta trú đóng. Do giao tranh ác liệt, ngôi chùa bị cháy bởi bom napal Mỹ. Bức tượng Bà lại thất lạc lần nữa.

Năm 1975, ni sư Diệu Nghĩa, đệ tử đời sau của sư Nguyên Chất đã xây lại chùa. Lần này, ngôi chùa có tên là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Năm 1992, ni sư Diệu Nghĩa đã cùng tín đồ tái thiết ngôi chùa suốt 3 năm. Ngày nay, ngôi chùa thật khang trang và rộng rãi, sẵn sàng cung nghinh khách hành hương viếng Bà, lễ Phật.

Nông Huyền Sơn