THƯ MỤC

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2019

Sự tích Cô Bảy Tân La

 

Sự tích Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Kim Giao

Cô Bảy Tân La hay còn gọi là Cô Bảy Kim Giao hoặc Cô Bảy Mỏ Bạch, là vị thánh cô thứ bảy trong Tứ phủ Thánh Cô, sau cô Sáu Lục Cung  và trước Cô Tám Đồi Chè. Theo một số tích nói rằng cô là người kề cận bên Chầu Bảy nên cũng được gọi là Cô Bảy Kim Giao hay còn có hiệu khác là Cô Bảy Tân La khi cô được theo hầu cận Chầu Bảy tại đền Tân La.

Thỉnh mời Cô Bảy Kim Giao
Đêm đêm cô mắc võng đào họa ca
Đền thờ rừng núi bao la
Đầu non thác đổ xa xa hổ gầm

Cô Bảy Kim Giao – Cô Bảy Mỏ Bạch – Cô Bảy Tân La

Cung thờ Cô Bảy hay Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Kim Giao, Cô Bảy Mỏ Bạch

 

Sự tích Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Kim Giao, Cô Bảy Mỏ Bạch

Cô Bảy Kim Giao vốn là một tiên cô ở vùng Kim Giao, Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Có tài liệu cho rằng cô là người dân tộc Mọi. Tuy nhiên, trong danh mục các dân tộc Việt Nam không thấy có dân tộc có tên là Mọi. Vì vậy, có khả năng Cô là người Nùng.

Các tài liệu về thần tích của Cô hiện không có, chỉ tương truyền cô có công giúp người dân Mọi biết trồng trọt chăn nuôi và trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc, nhưng thời gian nào thì cũng không xác định được.

Vậy theo một số tài liệu thì chính xác Cô Bảy là Cô Bảy Kim Giao hay Cô Bảy Tân La (theo hầu Chầu Bảy Kim Giao) chứ không phải là Cô Bảy Tân An (theo hầu Ông Bảy Bảo Hà ) như một số người vẫn nói. Còn có sự tích nói rằng, đêm đêm cô thường hội họp cùng các bạn tiên nàng, mắc võng đào giữa hai cây kim giao rồi cùng đàn hát.


Hầu giá Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Kim Giao, Cô Bảy Mỏ Bạch

Trong hội đồng Thánh Cô, Cô Bảy Kim Giao là một trong số các cô ít khi ngự đồng nếu không nói là hầu như không thấy. Vậy nên nếu để nói đến y phục và cung cách hầu giá Cô Bảy là rất khó, theo phỏng đoán của người viết thì có thể giá Cô Bảy Kim Giao mặc áo tím hoặc chàm xanh, cô ngự đồng khai cuông rồi múa mồi.

Hiện nay, Cô Bảy vẫn được thờ làm cô bản đền tại chính cung Đền Kim Giao (Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên) và còn cả tại đền Tân La ( Dốc Lã, Bảo Khê, Hưng Yên). Khi hầu tráng mạn đến giá Cô Bảy Kim Giao

Bản văn Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Kim Giao, Cô Bảy Mỏ Bạch

Tháng bảy trảy hội tiên la
Nhớ ngày hội lễ tiên la con về
Dù cho công việc bộn bề
Mồng mười con rước cô về dâng hương
Cô bảy giá ngự tiên la
Là tiên giáng thế mở đường cứu dân
Cô hầu cận Mẫu tiên la
Mẫu cùng Trưng Trắc dẹp quân bạo tàn
Anh linh dẹp giặc đã tan
Chữa lành dịch tả cứu người binh lính
Thương dân cô bảy hiện hình
Ác sát xiêm trắng hiển linh cứu đời
Xưa kia hầu cận mẫu tiên la
Phù đời cứu thế tế độ trần gian
Biển khơi cho tới non ngàn
Ra tay cứu độ trần gian
Khổ đau cô đã chở che
Tâm tành khấn vái cô nghe cô phuf
Ơn cô ghi nhớ ngàn thu
Giang sơn ghi nhớ kẻ thù khiếp kinh
Phép tiên biến hoá tài tình
Bao lần cứu giúp giáng sinh cõi trần
Cô bảy cứu nước độ dân
Bách gia trăm họ xa gần ơn sâu
Bể dâu biến đổi mặc dầu
Uy linh cô bảy nơi đâu cũng thờ.

Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Kim Giao được thờ ở đâu ?

Cô Bảy Kim Giao không có đền thờ riêng mà thường được thờ tại điện gần với Ban Thánh Mẫu Chầu Bảy tại đền Mỏ Bạch ở Kim Giao, Mỏ Bạch, thành phố Thái Nguyên. Đền là nơi thời chính của Chầu Bảy và Cô Bảy.

Đền Mỏ Bạch là nơi thờ danh tướng Dương Tự Minh – người đã có công dẹp giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi phía Bắc của Tổ quốc dưới vương triều nhà Lý. Ngoài ra, đền còn thờ Thánh Mẫu Chầu Bẩy có công dạy dân trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, chăn nuôi. Và Cô Bảy Kim Giao còn cả tại đền Tân La (Dốc Lã, Bảo Khê, Hưng Yên).

Khánh tiệc Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Kim Giao, Cô Bảy Mỏ Bạch

Ngày 21 tháng 7 âm lịch là ngày tiệc Chầu Bảy Kim Giao + Tiệc Cô Bảy Kim Giao (Cô Bảy Tân La)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét