Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn

Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn nằm ở thôn Việt Thắng, xã Hòa Lạc, Hữu LũngĐây là đền thờ Quan lớn Đệ Nhị, hay còn gọi là Quan Giám Sát, Quan Giám Sát Đệ Nhị, Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát..Ngôi đền chỉ nằm cách đường 1 khoảng 300 m, cách Hà Nội 110 km.


Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn
       Tương truyền rằng Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là nơi Quan trấn giữ miền Sơn Lâm còn Đền Quan Giám ở Phố Cát, Thanh Hóa là nơi Quan giáng hạ dạo chơi, Đền Quan Lớn Đệ Nhị ở Thái Bình là nơi ngài hiện thân phò vua Bát Hải Động Đình đánh giặc Thục. Quan Giám sát được giao quyền giám sát cai quản sơn lâm, nên Ngài còn được gọi là Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn.

Lịch sử Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn

        Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn có từ rất xa xưa, nhưng chính thức từ bao giờ thì chưa rõ. Chỉ biết trước đây, ngôi đền còn rất đơn sơ, chủ yếu bằng tranh nứa lá, số cung thờ và tượng thờ ít ỏi. Sau nhiều lần tu bổ đền mới được khang trang như ngày nay.


        Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn thuộc quyền quản lý cha truyền con nối của dòng họ Hoàng - các con cháu của thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Đình Kinh. Nơi đây cũng còn là nơi thờ của Hoàng Đình Kinh. Trước đây, Hoàng Đình Kinh được thờ ở ban Thành Hoàng trong đền. Đây là điều mà mọi người đi lễ rất ít để ý. Hiện nay, ban quản lý nhà đền đang cho xây Nhà Thờ Tổ bên phải của đền. Nhà Thờ Tổ chính là nơi thờ tổ của họ Hoàng và thờ Hoàng Đình Kinh.
       Chính vì vậy, có người cho rằng hiện thân của Quan Giám Sát chính là thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Đình Kinh. Đây là điều ít người biết.
      Thân thế thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Đình Kinh
      Năm 1962, ông tham gia cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn của Cai Vàng. Sau khi lực lượng của Cai Vàng bị giải tán, ông sang Vân Nam (Trung Quốc) chiêu tập binh mã, rồi đem bộ hạ về nước cát cứ vùng rặng núi miền thượng du sông Thương, Lạng Sơn để chống Pháp.

Nhà Thờ Tổ họ Hoàng thờ Hoàng Đình Kinh đang được xây dựng ở bên phải Đền Giám Sát
       Ông tổ chức đội quân rất có quy củ nên gây được thanh thế lớn. Các nghĩa quân chiếm cứ một vùng đất rất lớn ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Quân Pháp nhiều lần tiến đánh nhưng đều bị thảm bại. Quân Pháp đổi chiến thuật, mua chuộc chia rẽ nghĩa quân. Năm 1887, quân Pháp mở cuộc tấn công lớn vào trung tâm nghĩa quân. Dựa vào địa thế hiểm trở, Cai Kinh đã đánh nhiều trận diệt nhiều sinh lực địch. Cuối năm 1887, Cai Hai, em ruột Cai Kinh, bị quân phản loạn ám sát. Quân Pháp cho đào mồ mả nhà Cai Kinh ném xuống sông Hóa.
       Nghĩa quân Cai Kinh bị nội gián chỉ đường liên tục bị đánh úp hao tổn nặng nề và dần dần tan rã. Cuối cùng Cai Kinh bị bắt ở gần biên giới Việt Trung. Năm 1888, Cai Kinh bị giặc Pháp hành quyết. Như vậy, cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh Hoàng Đình Kinh kéo dài 26 năm. Đây là một trang anh hùng của dòng họ Hoàng nơi đây, và cũng là niềm tự hào kiêu hãnh của vùng đất này. 

Kiến trúc thờ đền Quan Giám Sát Lạng Sơn

        Ngoài sân đền có cung thờ Cậu Bé Cây Mít. Gọi là Cậu bé Cây Mít có lẽ bởi cung cậu nằm kế bên cây mít cổ thụ lâu đời, chi chít quả. Giữa sân là một lư hương bắng đá.
Lầu Cậu Bé Cây Mít
        Đền có ba gian thờ: Tiền bái, Trung Bái và Đại Bái. Gian Tiền Bái gồm có: Chính giữa là Ban Công Đồng, bên phải là cung Chầu Đệ Nhị, bên trái là cung Sơn Trang.

Cung Chầu Đệ Nhị

   Gian Trung Bái chính giữ thờ Vua Cha Ngọc Hoàng cùng quan Nam Tào, Bắc Đẩu; bên phải thờ Đức Trần Triều; bên trái là cung Thành Hoàng. Chính cung này ngày trước thờ thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Đình Kinh.
Cung Thành Hoàng

       Gian Đại Bái chính giữa thờ Quan Lớn Giám Sát; bên phải là thờ Quan Hoàng Bẩy, Quan Hoàng Mười; bên trái thờ quan Hoàng Đôi, Quan Hoàng Bơ. Như vậy, theo cách thờ này có thể coi Tứ Phủ Quan Hoàng là hầu cận của Đức Quan Giám Sát.

 Thần tích Quan Giám Sát

      Quan Lớn Đệ Nhị là Quan đứng thứ hai trong Ngũ Vị Tôn Ông. Quan Lớn Đệ Nhị vốn là con trai thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Có truyền thuyết cho rằng Ông có hạ phàm đầu thai vào Hoàng Cung, nhưng hạ phàm triều nào và hạ phàm nơi đâu thì không thấy nói tới.
       Ông là người văn võ toàn tài, thông minh chính trực, được khắp muôn nơi ngưỡng mộ, các vương tôn công tử đều thuận tình đến làm học trò. Đến khi về chầu Thiên Đình, ông lại được giao quyền giám sát quản cai Sơn Lâm, Thượng Ngàn. Ông giáng thế ban phúc cho dân, khi dân chúng bị hạn hán, cầu đảo ông thì lập tức có mưa thuận gió hòa.

Cung Quan Giám Sát

      Quan Lớn Đệ Nhị hầu như không tìm thấy tư liệu về thần tích của Ngài. Căn cứ theo các văn hầu từ thời xưa để lại chúng ta có thể mường tượng về Ngài như sau:
         Ông vốn là ở cõi Thiên Đình, con vua Ngọc Hoàng được giáng xuống trần gian trong một gia đình quý tộc. Ngay từ thủa nhỏ Ngài đã giỏi văn thơ và nổi tiếng thông minh, không ngoan:
Tuổi vừa ba bốn đi chơi
Văn thi phú lục mọi tài khôn ngoan.
       Đến hạn về thiên, trời bỗng nổi mưa gió, bão bùng. Thủy thần đã đến rước Ngài đi. Về chốn Thiên Cung ông có nhiệm vụ "Quản tam giới quyền cai giám sát" chuyên lo về sổ sách sinh tử của cõi trần gian:
Sổ hội đồng một tay nắm giữ
Số trần gian sinh tử sót ai.
     Ông chính là vị thánh chuyên cân đong tội, công và điều chỉnh họa phước cho các sinh linh trong cõi trần thế.
Rút dây tội phước cân người tội công.
        Ông còn là một vị thánh văn võ song toàn:
Võ thời ví với Đức Quan
Văn thời sánh ví Mạnh Nhan thay là.
        Ông còn giỏi cờ, thi ca, phú họa:
Cờ Tiên một đấu thơ vài trăm thiên.
       Ông là một vị thánh anh minh, độ lượng, hết lòng cứu giúp cho mọi sự an khiên, bất hạnh của cõi dương gian:
Dù ai hữu sự kêu van
Khấn Quan Đệ Nhị thọ khang yên lành
        Đó là một vị thánh nổi tiêng trong tứ phủ bởi sự thông minh, chính trực, luôn một lòng độ cho nước cho dân:
Thông minh chính trực, giúp nước phù đời
Quyền sơn lâm cai khắp mọi nơi
Vâng ngọc chỉ giáng thần Nam Việt
Anh hùng hào kiệt, độ khắp vạn dân.

Quan Hoàng Đôi, Hoàng Bơ hầu cận bên Quan Giám Sát

        Quan Đệ Nhị Giám Sát là một trong ba vị quan lớn rất hay ngự về đồng. Khi ngự đồng, ông mặc áo xanh thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ và múa kiếm. Cũng như Quan Đệ Nhất, khi khai đàn mở phủ, người ta thỉnh Quan Đệ Nhị về chứng đàn Nhạc Phủ. Ngoài ra vào những dịp đại lễ như mở phủ khai đàn, tạ phủ…, trước ngày làm lễ, người ta thường thỉnh Quan Đệ Nhị về thanh tra giám sát đàn mã đền phủ.

Đền thờ Quan Hoàng Bơ

 Đền thờ Quan Hoàng Bơ ở đâu ?

Do có nhiều thần tích về Quan Hoàng Bơ nên khó xác định đâu là đền thờ chính của Quan Hoàng Bơ. Tuy nhiên, có lẽ có 4 nơi thờ ông Hoàng Bơ chính mà chúng ta có thể quan tâm:

  • Đền Quan Hoàng Ba – Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hóa;
  • Đền Hưng Long tại Thái Bình là hai nơi có thần tích.
  • Một ngôi đền nữa thờ Quan Hoàng Bơ đó là đền Vạn Ngang – Đồ Sơn – Hải Phòng nơi ghi nhận sự hiển linh của Ngài.
  • Đền Cờn (nay là đền Quan Hoàng Chín) trước đây có người cho là đền chính của Ngài.

Ngoài ra, Quan Hoàng Bơ được hầu hết phối thờ trong các đền trong cung Tứ Phủ Quan Hoàng hoặc ban thờ riêng. Trong cung Tứ phủ Thánh Hoàng, Quan Hoàng Bơ thường phối thờ với Quan Hoàng Bảy và Quan Hoàng Mười.

Chuyện Về Mẫu Liễu Hạnh và Tín ngưỡng thờ mẫu trong văn hóa người Việt

Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại Việt Nam. Khởi nguồn của tín ngưỡng ngày xuất phát từ sự biết ơn đối với người phụ nữ, người mẹ trong nhận thức thuở khai sơ của con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị Nữ thần gắn liền với các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ, được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, sản sinh, bảo trợ và che chở cho cuộc sống của con người như: trời, đất, sông, nước, rừng núi....

Ngoài ra, nhân dân ta còn thờ những Thái hậu, Hoàng hậu, Công chúa, Nữ tướng, những người mẹ khi còn sống tài giỏi, có công với dân, với nước, khi mất về phù hộ cho người an, vật thịnh.

Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa người Việt

 

Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại Việt Nam

 
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 75 vị nữ thần tiêu biểu, trong đó có ba vị Nữ thần tồn tại trong truyền thuyết như ba chị em, con của Ngọc Hoàng giáng trần được phân công cai quản ba miền. Miền Bắc với sự nổi trội của Chúa Tiên (Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Vân Cát Thần nữ), miền Trung với Thiên Y A NA Diễn Phi Chúa Ngọc (tiếp biến với hình ảnh Nữ thần Ponagar – Người Mẹ đất nước – Mẹ xứ sở dân tộc Chăm) và miền Nam với Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen hay còn gọi là Bà Thâm, Bà Đanh, Bà Đênh), tất cả đang cư ngụ trong lòng tin của những tín đồ thờ Mẫu hiện nay ở Việt Nam.

Người dân Đại Việt xưa đều thờ Tam toà Thánh MẫuTục thờ Mẫu của người Việt ra đời trên cơ sở tục thờ nữ Thần; các vị được thờ trong các đền, chùa, miếu, điện, đặc biệt có vị được thờ trong một loại hình kiến trúc riêng (Phủ) như việc thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.


Theo chiều dài lịch sử lâu đời ở nước ta, tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển có Tam Phủ, Tứ Phủ. Trong làng xã và đô thị miền Bắc từ xa xưa, trong hệ thống Tam Phủ, Tứ Phủ đều thờ các Thánh Mẫu rất tôn nghiêm.

  + Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mẫu Đệ Nhất) cai quản miền trời và làm chủ mây mưa, sấm chớp; trong điện thờ thường đặt ở giữa, mặc áo màu đỏ hoặc hồng.

  + Mẫu Thượng Ngàn (còn gọi là Mẫu Đệ Nhị) cai quản miền rừng núi, cây cối; trong điện thờ thường đặt ở bên trái Mẫu Thượng Thiên, mặc áo màu xanh.

  + Mẫu Thoải (còn gọi là Mẫu Thuỷ, gọi chệch là Mẫu Thoại – Mẫu Đệ Tam) cai quản miền sông nước; trong điện thờ thường đặt ở bên phải Mẫu Thượng Thiên, mặc áo màu trắng.

 

Hình ảnh tượng trưng của ba Thánh Mẫu trong tâm thức của người Việt

Với tư tưởng Âm Dương - Tam Tài - Ngũ Hành, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, thì Mẫu là nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam. Điều đó có nghĩa là từ Mẫu Thiên mà tự đối ứng hoá thành Mẫu Địa (Mẫu Thượng Ngàn) – thứ hai, rồi lại hoá thành Mẫu Thoải (Mẫu Thuỷ) – thứ ba, chính vì thế mới có tên là Tam toà Thánh Mẫu. Nơi thờ Tam toà Thánh Mẫu – chúa tể Tam Phủ là Thiên phủ, Địa phủ, Thuỷ phủ gọi là Tam phủ.

Vì Tam phủ thờ cả Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam Tào – Bắc Đẩu, Ngũ vị quan lớn, Tứ vị chầu Bà nên thường được gọi là Tam phủ cộng đồng hay Tứ phủ vạn linh. Phủ thứ tư là để thờ các vị thần linh khác.

 

Tam phủ thờ cả Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam Tào – Bắc Đẩu, Ngũ vị quan lớn, Tứ vị chầu Bà

Chuyện về Mẫu Liễu Hạnh
 

Hình ảnh của thánh mẫu Liễu Hạnh trong suy nghĩ của người Việt 
 
  + Lần giáng sinh thứ nhất

Liễu Hạnh công chúa
 là một trong những vị thần quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam, là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu. Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ Bà. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu.

Truyền thuyết kể rằng Mẫu Liễu Hạnh vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, được giáng sinh ba lần xuống trần. Lần thứ nhất Bà đầu thai thành con gái của hai vợ chồng già quê ở Nam Định là ông Phạm Huyền Viên và bà Đoàn Thị Hằng, dù sống hiền lành, tu nhân tích đức ngoài 40 tuổi chẳng có nổi một mụn con.

Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai đầu thai làm con, từ đó bà có thai. Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trời quang mây vàng như có ánh hào quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà, và Bà sinh một bé gái. Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga.

Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều khước từ vì nàng còn phải ở nhà chăm sóc cha mẹ già yếu, canh cửi quán xuyến công việc gia đình. Tuổi già cũng đến, cha mẹ nàng Tiên Nga cũng về nơi tiên cảnh. Sau đó, nàng bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện, giúp ích cho đời và mất vào năm 40 tuổi ( thời Hồng Đức năm 1473).


 

Phủ Quảng Cung là một trong những nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

  + Lần giáng sinh thứ hai

Lần giáng sinh thứ hai Mẫu Liễu Hạnh làm con của ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc, quê Nam Định, cách quê cũ khoảng 7 km. Sau khi sinh Bà, ông Lê Thái Công nhìn mặt con, thấy nét mặt giống nàng tiên nữ bưng khay rượu trong bữa tiệc chúc thọ Ngọc Hoàng mà ông mơ trước đó nên đặt tên cho con là Lê Giáng Tiên.

Lần này, công chúa Liễu Hạnh kết duyên với ông Trần Đào Lang sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên là Hoà. Giữa lúc cả gia đình đang đầm ấm vui vẻ thì bỗng nhiên bà mất, năm ấy, bà chỉ mới 21 tuổi năm Đinh Sửu (1577), tuyệt nhiên không bệnh tật gì.


 

Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn Thánh Mẫu Liễu Hạnh

  + Lần giáng sinh thứ ba

Truyền thuyết kể rằng, vì tình nghĩa thủy chung với chồng con ở trần thế nên đến năm Canh Dần (1650), Thánh Mẫu Liễu Hạnh lại giáng sinh tại đất Tây Mỗ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vào ngày 10 tháng 10, tái hợp với ông Trần Đào lúc này đã tái sinh là Mai Thanh Lâm, sinh được một con trai.

Bà mất ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thân (1668). Năm ấy bà vừa 18 tuổi. Lần giáng trần thứ ba của bà là vào lúc Trịnh Nguyễn phân tranh, nhân dân lầm than cơ cực. Bà đi khắp nơi để cứu nhân độ thế, trừng trị kẻ ác. Bởi thế, nhân dân lập đền thờ ở nơi nàng giáng trần (đền Sòng, Thanh Hóa).

Những lần giáng trần, nàng lấy hiệu là Liễu Hạnh, ngao du sơn thủy, thưởng lãm cảnh đẹp hùng vĩ của đất nước và gặp gỡ, giao lưu với biết bao người, nhất là những tao nhân mặc khách (trong đó có Phùng Khắc Khoan để rồi cuộc gặp gỡ này lưu lại vết tích là phủ Tây Hồ).

>>> Đọc thêm: Bánh Cuốn Trên Cao Nguyên Đồng Văn 

 

Điện thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong phủ Tây Hồ, nơi ghi dấu cuộc gặp gỡ của Bà và Phùng Khắc Khoan

Cũng có tích kể rằng thời vua Lê Thái Tổ (1385-1433) trị vì, Liễu Hạnh từng mở quán bán hàng cho khách bộ hành ở chân Đèo Ngang. Tiếng đồn về một cô gái xinh đẹp bán hàng nơi heo hút ấy khiến cho bao kẻ tò mò, trong đó có vị hoàng tử đương thời. Vị này tìm đến quán hàng bán nước với ý đồ xấu xa nên đã bị nàng Liễu Hạnh làm cho dở điên dở dại.

Nhà vua nhờ sự giúp đỡ của tám vị Kim Cương đã lừa bắt được Tiên Chúa. Họ đưa Tiên Chúa về kinh để hỏi tội. Sau khi nghe Tiên Chúa kể lại hành vi của Hoàng tử, Nhà vua hổ thẹn, bèn tha mạng cho nàng, sau đó nói lời cảm tạ rồi chúc Tiên Chúa lên đường may mắn. 

 

Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại Đèo Ngang 

Trong đạo MẫuBà Chúa Liễu Hạnh được suy tôn là Thánh Mẫu tối cao, hóa thân của Đệ Nhất Thánh Mẫu Thượng Thiên, được thờ ở chính giữa trong Tam tòa Thánh Mẫu. Trong tín ngưỡng dân gian nói chung, bà là một trong Tứ bất tử, họ là những người sinh ra trong thời xã hội rối ren, sự xuất hiện của họ như là một chốn nương tựa cho người dân cơ cực về mặt tâm linh.

Sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xem là dấu ấn của đạo Mẫu và chế độ Mẫu hệ, qua đó cho ta thấy được vị trí quan trọng của người phụ nữ trong tâm thức của người Việt. 

Đền Cấm Tuyên Quang

Đền Cấm Tuyên Quang tọa lạc xóm 16, xã Tràng Đà, Tuyên Quang. Đền Cấm Tuyên Quang còn gọi là Đền Núi Cấm bởi ngôi đền nằm ngay dưới núi Cấm. Đây là một ngôi đền độc đáo, linh thiêng, cảnh đẹp sơn thủy hữu tình.

 

Đền Cấm Tuyên Quang

      Đền Cấm thờ Mẫu Thượng Ngàn và nơi đây cũng là ngôi đền độc đáo thờ Thần Xà. Đền Cấm nằm cách trung tâm thành phố Tuyên Quang chừng 4 km. Cùng với Đền Thượng (đền Núi Dùm) tạo thành một cụm di tích tâm linh linh thiêng cỡ nhất vùng Tuyên Quang. Đền được công nhận di tích lịch sử tâm linh cấp tỉnh năm 2007.

Lịch sử Đền Cấm Tuyên Quang

       Vào đầu thế kỷ 20, ngày đó, rừng rú hoang rậm, thú rừng thường xuyên tìm về quấy phá cuộc sống người dân. Có cụ Nguyễn Hữu Chu là người ở nơi đây thường xuyên vào chân núi Cấm khai phá, trồng trọt.

Thế nhưng, ruộng nương thì bị khỉ, lợn rừng phá; lợn, gà, dê, bò thì bị hổ vồ. Ông cụ Chu đã dựng lên một ngôi miếu nhỏ ở chân núi Cấm để thờ thần rừng, thần núi, cốt thú rừng đỡ phá phách. Ngôi miếu rất đơn sơ, chỉ gồm 4 cây tre và mấy tấm ván gỗ làm mái. Bên trong ngôi miếu có bát hương. Điều kỳ lạ, là từ khi ngôi miếu lập nên, thú rừng không về phá phách cuộc sống người dân ở chân núi Cấm nữa.

 

Thần Xà ở mỏm "Non bộ" tự nhiên tại Đền Cấm

 

 

         Ông cụ Chu làm nghề đông y, nên nhiều người bệnh tìm đến để được ông chẩn bệnh, bốc thuốc. Không rõ do ngôi miếu linh thiêng, hay tài bốc thuốc, mà nhiều người khỏi bệnh. Ngoài việc nhiều người tìm vào tài bốc thuốc của cụ Chu, thì nhiều người đồn thổi ngôi miếu ở chân núi Cấm linh thiêng, nên tìm đến cầu cúng rất đông.

 

        Vì ngôi miếu nhỏ nổi tiếng quá, nên người ta tìm đến hầu đồng. Tuy nhiên, cụ Chu là người ghét mê tín dị đoan, nên đã cấm tiệt những trò đồng bóng. Cụ vốn đặt tên ngôi miếu là Xâm Lĩnh Linh Từ, nhưng vì cấm trò đồng bóng, nên đổi tên ngôi miếu thành Miếu Cấm. Sau này, sau nhiều lần tu bổ ngôi miếu trở thành ngôi đền khang trang, tố hảo như hôm nay. Đền Cấm có tên từ đó.

 

Thần Xà trong Đền Cấm

        Điều kinh ngạc, là từ khi xuất hiện ngôi miếu nhỏ, thì rắn ở khắp nơi tìm về quả núi này. Rất nhiều loài rắn, loài trăn mò về ngôi miếu trú ngụ. Chúng không chỉ phơi nắng trên các mỏm đá, mà còn thường xuyên bò vào trong đền, quấn trên xà nhà. Chúng rất hiền lành, chưa tấn công ai bao giờ. Chúng cứ ở trong đền, mặc người vào ra, cúng bái, hành lễ. Nhiều khi, chúng ở trong đền vài tiếng, rồi mới lại thong thả bò vào núi và trốn vào hang sâu.

       Ngày trước, rắn về nhiều đến mức, có nhiều lần người đến miếu, thấy bát hương cứ lục ục, rồi những chiếc nón treo trên mái đền đong đưa, hóa ra rắn bò lổm ngổm ở trong.

      Cũng vì ngôi miếu có “xà thần”, nên khách thập phương tìm đến lễ và cúng tiến để miếu thờ rắn, đắp cả tượng rắn rất lớn.

      Cũng chính vì vậy, ngôi đền ngoài việc thờ Mẫu Thượng Ngàn thì cũng là nơi thờ Thần Xà.

Không gian kiến trúc Đền Cấm Tuyên Quang     

        Ngay trên tam cấp lên đền là hòn "non bộ " tự nhiên với ông Thàn Xà to lớn nửa trên mỏm đá, nửa trong hang thật uy linh. Ngay trong đền có một chiếc giếng nhỏ gọi là giếng Cô. Giếng Cô quanh năm không bao giờ cạn. Người dân ở đây truyền nhau rằng: Ai uống nước giếng Cô thì sẽ luôn khỏe mạnh.

        Gian giữa đền Cấm đặt tượng Bà chúa Thượng ngàn gọi là Lâm Cung Thánh Mẫu, phía trước có hai trụ biểu. Phía trên án thờ treo bức đại tự Linh Lâm Miếu bằng gỗ. Tiếp đến là bức cuốn thư với ba chữ “Tối linh từ”. Trước án đặt hai bức tượng ở thế đứng, kích thước như người thực, mặc võ phục, tay cầm kiếm. Đó là tượng Khuyến thiện và Trừ ác. Hai vị đứng đó như khuyên bảo khách thập phương hãy vứt bỏ tà tâm, giữ lòng thanh bạch trước khi bước vào cõi linh thiêng này.

       Bà Chúa Thượng ngàn tạc ở tư thế ngồi, đầu đội mũ tì lư, khoác áo choàng màu xanh của núi rừng. Khuôn mặt bà chúa toát lên vẻ vị tha, nhân ái. Phía dưới án là ban thờ ngũ hổ tướng quân, oai phong lẫm liệt, 

Những câu chuyện linh thiêng về Thần Xà ở Đền Cấm Tuyên Quang

       Đền Cấm Tuyên Quang quá nổi tiếng về các câu chuyện linh thiêng về thần thần xà (thần rắn). Leo hết bậc tam cấp để lên đền chúng ta bắt gặp ngày một vách núi. Dưới chân vách núi là mỏm đá nhô lên như hòn non bộ nhân tạo, án ngữ trước Lầu Cô Bơ, chúng ta đều phải dựng tóc gáy bởi con rắn khổng lồ, thân to bằng cái phích, bành mang với vẩy tua tủa sau đầu, mắt mở thao láo nhìn xuống phía chân núi. Con rắn bằng bê tông ấy được đắp giống hệt rắn thật, chui từ trong hõm núi ra, thân quấn quanh mấy khối đá, rồi dựng đầu lên. Nhiều người nhìn thấy “ông rắn” ấy, thì chắp tay, khom người, cúi đầu vái lia lịa, rồi khói hương nghi ngút dưới chân rắn. 

       Người ta đồn thổi rằng nhiều người hiếm muộn, chữa trị, bệnh viện chục năm không ăn thua, đến cầu “ngài”, thế mà mấy tháng sau đã thấy sắp lễ tạ ngài vì mang bầu. Hay cầu xin đỗ đại học, cầu phát đạt thì đều được. 

 

 

       Người dân ở đây bảo rằng, không chỉ “báo oán” những khách vãng lai qua đền xúc phạm “rắn thần”, mà ngay cả những người trong xóm 16, thuộc xã Tràng Đà cũng không ít lần mạo phạm bị “thần rắn” hành cho khổ sở. 

       Bà Tự, người dân trong xóm kể rằng, cách đây chừng chục năm, chồng bà lên núi Cấm lấy củi, thì gặp rắn lạ to bằng cái điếu cày, đầu đỏ, đuôi đỏ thẫm nằm phơi nắng trên mỏm đá. Chồng bà vốn chả mê tín, không tin chuyện “thần xà”, nên ông rút que củi dài, to bằng bắp tay vụt một nhát rất mạnh vào sống lưng “ngài”. 

       Bình thường, một cú vụt trúng sống lưng như thế, thì rắn to cỡ nào cũng gãy xương sống mà quằn quại, không chạy được, nhưng đằng này, con rắn lạ ấy chẳng hề gì. Mặc cho ông vụt tới tấp, con rắn vẫn bình tĩnh như không, chậm chạp trườn vào trong hốc đá và mất tích. 

       Điều kỳ dị, là đêm hôm ấy, chồng bà Tự không ngủ được, cứ mơ thấy rắn quấn quanh người. Sáng ra, toàn thân ông cứng đờ, không dậy nổi, cứ nằm bất động. Ông kêu lưng đau như gẫy xương, không thể cong lưng ngồi dậy. 

       Gia đình hãi quá, thuê xe đưa ông xuống bệnh viện tỉnh. Điều kỳ lạ là dù chiếu chụp kiểu gì cũng không phát hiện ra bệnh. Nghe chồng kể chuyện hôm trước lên núi gặp loài rắn mà dân cư trong vùng vẫn gọi là “ngựa ngài”, là “thần xà”, ông có dùng gậy đập cho ngài mấy cái, bà Tự mới hoảng hồn khóc lóc thở than. 

       Bà Tự tin rằng “thần xà” đã “báo oán”, nên ngay lập tức bà sắm lễ lớn, đến đền Cấm xin “ngài” thứ lỗi cho ông chồng có mắt mà không nhìn thấy thánh thần. Điều kỳ lạ, là cúng xong, thì nhận ngay được điện thoại của con cái, thông báo tự dưng chồng bà ngồi dậy được, đi lại như thường, không kêu đau lưng gì nữa.

     Còn rất nhiều những lời đồn rợn người liên quan đến loài rắn ở núi Cấm này. Lời đồn kinh dị nhất là cái chết của ông S., thợ bắt rắn, người xóm bên. Ông S. đã tóm được con rắn lạ có đầu đỏ, đuôi đỏ ở núi Cấm, liền cho vào bao xách ra chợ bán. Khách đến mua rắn, ông S. đổ con rắn ra. 

       Vừa trút con rắn ra, thì cả ông S. và người mua rắn đều táng đởm kinh hồn, khi con rắn ông bắt được chuyển màu đỏ lòm như máu từ đầu đến đuôi, đôi mắt như hòn than tóe lửa và cái mào mọc lên đỏ lòm như mào gà chọi. Mọi người đều tin con rắn đã hóa “thần xà”. 

        Cả ông S., người mua rắn và những người trong chợ nháo nhào, bỏ chạy. Lát sau, mọi người mò đến, thì không thấy con rắn đâu nữa. Sau hôm đó, ông S. ốm nặng, rồi thời gian sau thì qua đời.

       Bà Nguyễn Thị Báu, nhà ở chân núi Cấm thì kể chuyện về anh Cường, sinh năm 1973, người cạnh nhà bà. Anh này cũng chẳng biết sợ ma quỷ, thánh thần, nên mặc ai khuyên can, tóm ngay con rắn lạ ở đền Cấm, to bằng cổ tay. Anh này cho vào túi vải, treo lên dây thép phơi quần áo ở ngoài sân, để hôm sau làm thịt mời bạn bè trong xóm đến nhậu. 

        Hôm sau, khi mở túi vải, thì điều kinh dị xảy ra trước mắt: Con rắn không thấy đâu, mà chỉ có con lươn đen sì, to bằng cổ tay. Anh Cường hãi quá, liền thả con lươn xuống hồ, rồi ốm bẹp giường chiếu cả tháng. Người nhà đã mời thầy, làm lễ rất nhiều lần ở đền Cấm, nhưng anh Cường  vẫn không được tinh khôn, nhanh nhẹn như xưa.

Đặc sản của vùng Đền Cấm Tuyên Quang

        Du khách đến Đền Cấm Tuyên Quang không chỉ chiêm ngưỡng, ngắm cảnh đền với dải núi non trùng điệp mà còn rất thích mua những sản vật của địa phương như: Mật ong rừng, măng khô, nấm hương, phấn hoa, gà chọi, gà mèo, gà tre, lợn lửng, cua đá, cơm lam, gạo nương; các loại rượu thuốc ngâm rễ mật gấu, sâm cau, sâm cò khỉ, tầm gửi nghiến. Nơi đây, còn có một đặc sản mà không nơi nào có đó là bánh củ chuối rừng được làm từ tinh bột củ chuối rừng trộn thêm bột gạo nếp. Nhân bánh có đỗ xanh, cùi dừa nạo, thêm một ít thịt mỡ luộc tẩm đường phơi khô. Ăn bánh có vị chua, ngọt, thơm của chuối rừng, ngậy bùi của nhân bánh. Đây là một loại bánh rất được các du khách ưa thích.


CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM QUA TỪNG THỜI KỲ LỊCH SỬ

 


CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM QUA TỪNG THỜI KỲ LỊCH SỬ

Dân tộc Việt Nam anh hùng đã trải qua hơn bốn ngàn nǎm lịch sử dựng nước và giữ nước. Với ý chí quật cường ông cha ta đã viết nên những trang sử vàng chói lọi làm vẻ vang cho dân tộc ta, đất nước ta.

Quá khứ và hiện tại, lịch sử và cảnh quan, thiên nhiên và con người hoà quyện nhau như đưa ta về cội nguồn ngàn nǎm bất khuất của dân tộc để tìm hiểu, để khám phá, để tin tưởng ở khí phách, tài trí, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, truyền thống vǎn hiến và ý chí thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn chuyên đề Các triều đại Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Các bạn sẽ có dịp tìm hiểu sâu hơn nữa quá trình phát triển kế tiếp nhau của các triều đại, các ông vua bà chúa từ thời kỳ đầu dựng nước của các vua Hùng đến vị vua cuối cùng Bảo Đại. Tư liệu trong Chuyên đề được sử dụng từ cuốn: "Các triều đại Việt Nam" của tác giả Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng, Nxb Thanh niên - HN 1999 và cuốn: "Vua trẻ trong lịch sử Việt Nam" của tác giả Vũ Ngọc Khánh, Nxb Thanh niên - HN 1999.

Thời kỳ

Tên triều đại

 Các vị vua

Năm trị vì

Tuổi thọ

Việt Nam thời kỳ dựng nước

Truyền thuyết Kinh  Dương Vương và Hồng Bàng Thị

 

2879-258 TCN

 

Nước Văn Lang và các vua Hùng

 

 

 

Nhà Thục và nước Âu Lạc

An Dương Vương
 (Thục Phán)

257 - 207 TCN

 

Nhà Triệu và nước Nam Việt

Triệu Vũ Vương

207 - 137 TCN

 

Triệu Văn Vương

137 - 125 TCN

 

Triệu Ai Vương

113 - 112 TCN

 

Triệu Dương Vương

112 - 111 TCN

 

Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất và thứ hai

Giao Chỉ và nhà Tây Hán

 

111 TCN - 39

 

Nhà Đông Hán

 

25 - 220

 

Hai Bà Trưng

Trưng Trắc - Trưng Nhị

40 - 43

 

Nhà Đông Ngô

 

222 - 280

 

Bà Triệu

Triệu Thị Trinh

248

23

Nước Vạn Xuân độc lập

Nhà Tiền Lý

Lý Nam Đế
(Lý Bí)

544 - 548

48

Triệu Việt Vương
(Triệu Quang Phục)

549 - 571

 

Hậu Lý Nam Đế
(Lý Phật Tử )

571 - 602

 

Nhà Tùy - Đường và các cuộc khởi nghĩa (Bắc thuộc lần thứ ba)

Nhà Tùy Đường
(603 - 939)

Mai Hắc Đế
(Mai Thúc Loan)

722

 

Bố Cái Đại Vương
(Phùng Hưng)

766 - 791

 

Dương Thanh

819 - 820

 

Khúc Thừa Dụ

906 - 907

 

Khúc Hạo

907 - 917

 

Khúc Thừa Mỹ

917 - 923

 

Dương Đình Nghệ - Kiều Công Tiễn

931 - 938

 

Triều Ngô 
(939 - 965)

Ngô Quyền

939 - 944

47

 

Dương Tam Kha

 

 

Hậu Ngô Vương

- Ngô Xương Ngập
- Ngô Xương Văn
- Ngô Xương Xí

950 - 965

 

Sự nghiệp thống nhất nước nhà (cuối thế kỷ X)

Nhà Đinh

Đinh Tiên Hoàng
(Đinh Bộ Lĩnh)

968 - 979

56

Phế Đế
(Đinh Toàn)

979 - 980

27

Nhà Tiền Lê
(980 - 1009 )

Lê Đại Hành
(Lê Hoàn)

980 - 1005

65

Lê Trung Tông
(Long Việt)

1005

23

 

1005 - 1009

24

 

 

 

 

 

Từ thế kỷ XI đến thời kỳ thuộc Pháp 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Triều Lý
(1010 - 1225)

Lý Thái Tổ
(Lý Công Uẩn)

1010 - 1028

55

Lý Thái Tông
(Lý Phật Mã)

1028 - 1054

55

Lý Thánh Tông
(Lý Nhật Tông)

1054 - 1072

50

Lý Nhân Tông
(Lý Càn Đức)

1072 - 1127

63

Lý Thần Tông
(Dương Hoán)

1128 - 1138

23

Lý Anh Tông
(Lý Thiên Tộ)

1138 - 1175

40

Lý Cao Tông
(Lý Long Cán)

1176 - 1210

38

Lý Huệ Tông
(Lý Sảm)

1211 - 1224

33

Lý Chiêu Hoàng
(Lý Phật Kim)

1224 - 1225

60

Triều Trần
(1225 - 1400)

Trần Thái Tông
(Trần Cảnh)

1225 - 1258

60

Trần Thánh Tông
(Trần Hoảng)

1258 - 1278

51

Trần Nhân Tông
(Trần Khâm)

1279 - 1293

50

Trần Anh Tông
(Trần Thuyên)

1293 - 1314

54

Trần Minh Tông
(Trần Mạnh)

1314 - 1329

58

Trần Hiến Tông
(Trần Vượng)

1329 - 1341

23

Trần Dụ Tông
(Trần Hạo)

1341 - 1369

33

Trần Nghệ Tông
(Cung Tĩnh Vương)

1370 - 1372

74

Trần Duệ Tông
(Trần Kính)

1372 - 1377

40

Trần Phế Đế
(Trần Hiền)

1377 - 1388

27

Trần Thuận Tông
(Chiêu Định Vương)

1388 - 1398

22

Trần Thiếu Đế

1398 - 1400

 

Triều Hồ
(1400 - 1407)

Hồ Quý Ly

1400

 

Hồ Hán Thương

1401 - 1407

 

Triều Hậu Trần
(1407 - 1413)

Giản Định Đế
(Trần Quỹ)

1407 - 1409

 

Trần Quang Đế
(Trần Quý Khoáng)

1409 - 1413

 

Kỷ Thuộc Minh

 

1414 - 1417

 

Triều Lê Sơ
(1428 - 1527)

Lê Thái Tổ
(Lê Lợi)

1428 - 1433

49

Lê Thái Tông
(Lê Nguyên Long)

434 - 1442

20

Lê Nhân Tông
(Lê Bang Cơ)

1443 - 1459

19

Trần Nghi Dân

1459-1460

 

Lê Thánh Tông
(Lê Tư Thành)
1460 - 149756

Lê Hiến Tông
(Lê Tranh)

1497 - 1504

44

Lê Túc Tông
(Lê Thuần)

1504

17

Lê Uy Mục
(Lê Tuấn)

1505 - 1509

22

Lê Tương Dực
(Lê Dinh)

1510 - 1516

24

Lê Chiêu Tông
(Lê Y)

1516 - 1522

26

Lê Cung Hoàng
(Lê Xuân)

1522 - 1527

21

Triều Mạc 
(1527 - 1592)

Mạc Đăng Dung

1527 - 1529

 

Mạc Đăng Doanh

1530 - 1540

 

Mạc Phúc Hải

1541 - 1546

 

Mạc Phúc Nguyên

1546 - 1561

 

Mạc Mậu Hợp

1562 - 1592

31

Triều Hậu Lê
(Lê Trung Hưng)
Nam - Bắc Triều

 

Lê Trang Tông
(Lê Duy Ninh)

1533 - 1543

34

Lê Trung Tông
(Lê Huyên)

1548 - 1556

22

Lê Anh Tông
(Lê Duy Bang)

1556 - 1573

42

Lê Thế Tông
(Lê Duy Đàm)

1573 - 1599

33

Lê Kính Tông
(Lê Duy Tân)

1600 - 1619

 

Lê Thần Tông
(Lê Duy Kỳ)

1619 - 1643

56

Lê Chân Tông
(Lê Duy Hiệu)

1643 - 1649

19

Lê Thần Tông
(Lê Duy Kỳ)

1649 - 1662

56

Lê Huyền Tông
(Lê Duy Vũ)

1663 - 1671

18

Lê Gia Tông
(Lê Duy Khoái)

1672 - 1675

15

Lê Hy Tông
(Lê Duy Hợp)

1676 - 1704

54

Lê Dụ Tông
(Lê Duy Đường)

1705 - 1728

52

Hôn Đức Công

1729 - 1732

 

Lê Thuần Tông
(Lê Duy Phương)

1732 - 1735

37

Lê Ý Tông
(Lê Duy Thận)

1735 - 1740

40

Lê Hiển Tông
(Lê Duy Diên)

1740 - 1786

70

Lê Chiêu Thống
(Lê Mẫn Đế)

1787 - 1789

28

Triều Tây Sơn

Thái Đức Hoàng đế
(Nguyễn Nhạc)

1778 - 1793

 

Quang Trung Hoàng đế
(Nguyễn Huệ)

1789 - 1792

40

Cảnh Thịnh Hoàng đế
(Nguyễn Quang Toản)

1792 - 1802

20

Chúa Trịnh
(1545 - 1786)

Trịnh Kiểm

1545 - 1570

68

Trịnh Tùng

1570 - 1623

74

Trịnh Tráng

1623 - 1652

81

Trịnh Tạc

1653 - 1682

77

Trịnh Căn

1682 - 1709

77

Trịnh Cương

1709 - 1729

44

Trịnh Giang

1729 - 1740

51

Trịnh Doanh

1740 - 1767

48

Trịnh Sâm

1767 - 1782

44

Trịnh Tông

1782 - 1786

24

Trịnh Bồng

1786 - 1787

 

Chúa Nguyễn
(1600 - 1802)

Nguyễn Hoàng

1600 - 1613

89

Nguyễn Phúc Nguyên

1613 - 1635

73

Nguyễn Phúc Lan

1635 - 1648

48

Nguyễn Phúc Tần

1648 - 1687

68

Nguyễn Phúc Trăn

1687 - 1691

43

Nguyễn Phúc Chu

1691 - 1725

51

Nguyễn Phúc Chú

1725 - 1738

43

Nguyễn Phúc Khoát

1738 - 1765

52

Nguyễn Phúc Thuần

1765 - 1777

24

Nguyễn Phúc Ánh

1781 - 1802

59

Triều Nguyễn thời kỳ độc lập
(1802 - 1883)

Gia Long Hoàng Đế
(Nguyễn Ánh)

1802 - 1819

59

Minh Mệnh Hoàng đế
(Nguyễn Phước Đảm)

1820 - 1840

50

Thiệu Trị Hoàng đế
(Miên Tông)

1841 - 1847

41

Tự Đức Hoàng đế
(Hồng Nhậm)

1848 - 1883

55

Thời kỳ bắt đầu thuộc Pháp

Dục Đức
(Ưng Chân)

1883 (làm vua 3 ngày)

30

Hiệp Hòa
(Hồng Dật)

6/1883 - 11/1883

36

Kiến Phúc
(Ưng Đăng)

12/1883 - 8/1884

15

Hàm Nghi
(Ưng Lịch)

8/1884 - 8/1885

64

Đồng Khánh
(Ưng Đường)

1885 - 1888

25

Thành Thái
(Bửu Lân)

1889 - 1907

74

Duy Tân
(Vĩnh San)

1907 - 1916

46

Khải Định
(Bửu Đảo)

1916 - 1925

41

Bảo Đại
(Vĩnh Thụy)

1926 - 1945

85

NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...