Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Ban công đồng là gì? Ban công đồng gồm những vị nào?

Ban thờ Công Đồng hay điện thờ Tam Tứ Phủ là nơi thờ cúng Thần Phật, 4 vị vua cha, tam tòa Thánh Mẫu, các vị trong cộng đồng Tam Tứ Phủ.

Khi đi lễ tại các đền phủ ta thường thấy ban công đồng là ban chính và to nhất. Vậy ban công đồng là gì, Ban công đồng thờ những vị nào? Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu nhé.

1. Ban công đồng là gì?

Ban công đồng là điện thờ tam phủ, tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam.

  • Tam phủ gồm các vị: Quan âm bồ tát, Tam vị vua cha, Tam tòa thánh mẫu.
  • Tứ phủ gồm các vị: Quan âm Bồ Tát, Tứ vị Vua Cha, Tam tòa Thánh Mẫu, Ngũ vị Tôn Quan, Tứ phủ Thánh Chầu, Tứ phủ Thánh Hoàng, Tứ phủ Thánh Cô.

Vua Cha Bát Hải Động Đình tức Đấng A-di-đà hay danh trong Đạo Giáo là Nguyên Thủy Thiên Tôn hay Thái Cực. Ngài là Khối Sáng nơi phát xuất ra tất cả Đại Linh Quang và tất cả anh linh thấp cao bản thể của tế bào đến cây cỏ sinh vật.

Tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế thì Thượng Đế chỉ có một chính là Ngài còn Ngọc Hoàng thì có nhiều như từ Lưỡng Quảng đến đỉnh Hoành Sơn có Ngọc Hoàng là Mẫu Mẹ Âu Cơ, từ Mũi Cà Mau đến đỉnh Đèo Ngang có Ngọc Hoàng là Bà Chúa Ngọc. Mảnh đất Trung Hoa có Ngọc Hoàng là Bảo Linh Thiên Tôn. Trong mỗi vùng đất Ngọc Hoàng có thể là một Đấng Khởi Thủy trong Đại Đỉnh Thập Tuyệt Chân Linh (Nhị Bộ Lưỡng Nghi) hay những Đại Sứ Giả từ Thượng Đế gửi xuống sau 10 vị này.


Tượng Nam Tào thờ những Đấng Tối Cao ngự tại chòm sao nam tào

Tượng Bắc Đẩu thờ những Đấng Tối Cao ngự tại chòm sao bắc đẩu.

2. Ban công đồng gồm những vị nào?

Ban thờ Công Đồng hay điện thờ Tam Tứ Phủ là nơi thờ cúng Thần Phật, 4 vị vua cha, tam tòa Thánh Mẫu, các vị trong cộng đồng Tam Tứ Phủ.

2.1 Hàng thứ nhất: 

Trên cùng là đức quán thế âm bồ tát, ngài đại diện cho Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật.. làm đại diện.

2.2 Hàng thứ hai: 4 vị vua cha gồm

  • Vua cha Thiên phủ (Ngọc hoàng thượng đế) có quyền hạn lớn nhất lục giới; cai quản toàn bộ lục giới: Nhân – Thần – Ma – Yêu – Quỷ – Tiên. Trong Đạo Mẫu Việt Nam Ngọc hoàng được gọi là Vua cha ngọc hoàng (là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh).
  • Vua cha Bát hải động đình Vĩnh công đại vương.
  • Vua cha Nhạc phủ – Tản viên Sơn Thánh: Vua cha Nhạc phủ là một vị thần tối linh trong Tứ bất tử của Việt Nam. Đức Thánh Tản là cha của Mẫu Thượng Ngàn, tức La Bình Công Chúa. Trong tứ bất tử thì Tản viên Sơn thánh là vị đứng đầu, ngài còn được phong là Nam Thiên Thánh Tổ.
  • Vua cha Diêm Vương: Vua cha Diêm vương còn gọi là Địa phủ Thánh đế Thập điện Minh Vương tòa Chương Địa Phủ, là vị Vua cha gắn liền trong tín ngưỡng Tam tứ phủ, ngài cai quản miền đất.

(Ngoài nội dung đã ở trên xin bổ sung thêm một ý kiến khác để các bạn cùng hiểu thêm: Các vị vua cha chỉ gồm 3 vị: Vua cha Ngọc Hoàng cai quản thiên giới. Vua cha Bát Hải cai quản các công việc dương gian.

  • Vua cha Diêm Vương cai quản âm giới. Chính vì vậy mới có câu: Tam phủ Công Đồng. Nhạc phủ cũng được tính dưới quyền cai quản của vua Cha Bát Hải. Tản Viên Sơn Thánh nếu xét trong lịch sử thì Ngài không thể xếp ngang hàng với 3 vị vua cha kia được).

2.3 Hàng thứ ba: 

Là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).

2.4 Hàng thứ tư: 

Là ngũ vị tôn quan : Quan Đệ Nhất (áo đỏ), Quan Đệ Nhị (áo xanh), Quan Đệ Tam (áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)

2.5 Hàng thứ năm:

Là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất (áo đỏ), Chầu Đệ Nhị (áo xanh), Chầu Đệ Tam (áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục (phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé (phía ngoài cùng bên trái)

2.6 Hàng thứ sáu:

Là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả (áo đỏ), Hoàng Bơ (áo trắng), Hoàng Bảy (áo xanh lam đậm). Hoàng Mười (áo vàng)

2.7 Hàng thứ bảy:

Là tứ phủ thánh cô (bên trái) và tứ phủ thánh cậu (bên phải).

  • Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ (áo trắng), Cô Tư (áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn (áo chàm xanh).
  • Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả (áo đỏ), Cậu Bơ (áo trắng), Cậu Tư (áo vàng), và Cậu Bé (áo xanh).

Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối):

Thiên phủ (màu đỏ hoặc hồng)

Nhạc Phủ (màu xanh lá cây, xanh chàm..)

Thoải Phủ (màu trắng)

Địa Phủ (màu vàng).

Tín ngưỡng thờ Mẫu, tam tứ phủ là tín ngưỡng tôn thờ toàn vũ trụ (thiên địa thủy nhạc) có thờ cả nam thần – nữ thần, thiên thần – nhân thần, các vị hiển tích ở miền xuôi cũng như miền ngược… Cao hơn hết là Thánh Mẫu , người mẹ của tâm linh luôn có lòng bao dung độ lượng thương xót chúng sinh. Cửa Mẫu luôn rộng mở để chờ đón chúng ta, những khi vui hãy tìm đến Mẹ, lúc ta buồn hãy mở lòng tâm sự với Mẹ, Lúc khốn khó lại tìm đến mẹ để cầu xin mẹ che chở giúp đỡ chúng ta. Hãy an tâm trong cuộc sống bởi ta đã có mẹ, luôn có mẹ và mãi mãi có Mẹ. Mẹ là tất cả.

Mỗi người mỗi nước mỗi non
Đã về cửa mẹ như con một nhà…

3. Văn khấn lễ Ban Công Đồng

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế
Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu


Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
Con lạy Tứ phủ Khâm sai
Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử con là:……………………
Cùng đồng gia quyển đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại:……………………………….
Hôm nay là ngày….. tháng….. năm. Tín chủ con về đây……… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Quan Điều Thất

 

Quan Điều Thất

    Quan Điều Thất còn gọi là Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên. Quan lớn Điều Thất là một trong năm tướng tài của Vua Cha Bát Hải. Đền chính của Quan Điều Thất là Đền Quan Lớn Điều Thất thuộc Khu du lịch tâm linh Đền Đồng Bằng, nằm cách đền Đồng Bằng khoảng 500 m. 

Quan Lớn Đệ Thất

     

 Quan Điều Thất là ai

       Tương truyền Quan Điều Thất là một tướng của của Vua Cha Bát Hải Động Đình trong cuộc chiến chống quân Thục vào thời vua Hùng Vương. Sau này, các tướng của Vua Cha Bát Hải đều được coi là con của đức Vua Cha. Quan Điều Thất được coi là con trai thứ Bẩy của Ngài. Sau này về cõi âm ngài luôn kề cận bên đức vua cha. Quan Điều Thất chuyên lo sổ sách, kho tàng kinh thư nơi thủy cung. Vì thế Quan Điều Thất không giáng trần.
      Theo thần tích của đền Đồng Bằng thì có nói ngài về trời ngay sau khi thắng giặc. Còn về như thế nào thì không thấy nói rõ.
     Chuyện chống quân Thục là có thật nên có thể coi Đức Vua Cha và các tướng của Ngài đều là các nhân vật lịch sử có thật được thần thánh hóa. Câu chuyện lịch sử đã trên 2000 năm nên hầu như không còn nhiều tư liệu về Quan Điều Thất, Đức Vua cha và các tướng của Ngài.

     

Thần tích về Quan Điều Thất

     Khi Vĩnh Công (tức Vua Cha Bát Hải sau này) được Vua Hùng Vượng trọng dụng. Ngài có hứa sẽ triệu 2 em, tuyển 10 tướng trong vòng 10 ngày để chuẩn bị nghênh chiến với giặc Thục.
     Tương truyền  rằng ngay ngày tuyển mộ đầu tiên, Vĩnh công đã chọn được 3 tướng là Quan lớn Thượng (Quan Lớn Đệ Nhất, Quan Lớn Đệ Tam và Quan Lớn Đệ Tứ, nhưng đến trưa ngày thứ 10 theo hẹn, vẫn thiếu 1 tướng. Vĩnh công lập đàn cầu, trời điều Tam Thái Tử xuống đầu quân. Ngài giáng xuống Bảo Hà (Lào Cai). Tương truyền thấy 1 tiếng sét dữ dội tại đó, rồi một luồng hào quang bay về nơi Vĩnh công tuyển tướng,  tụ thành 1 chàng trai tuấn tú xin ứng tuyển, đó chính là Quan Điều Thất.

         Quan Điều Thất được thờ ở đâu

        Quan Điều Thất được thờ chính tại Đền Quan Điều Thất (còn gọi là Đền Công Đồng). Ngôi đền này chỉ nằm cách đền Đồng Bằng khoảng 500 m. Đây là ngôi đền ứng với việc Ngài hội quân theo Vua Cha Bát Hải. Và cũng chính nơi đây là nơi thăng hóa của Ngài, ngay sau khi cùng Vua Cha Bát Hải đánh đuổi xong giặc ngoại xâm.
       Nghe nói, Bảo Hà (Lào cai) cũng có một ngôi đền nhỏ thờ Quan Điều Thất. Ngoài ra, còn có một số đền phối thờ ông. Đền Bồng Lai Hòa Bình có một cung phối thờ Quan Lớn Điều Thất rất lớn.
     Quan Điều Thất ít khi về ngự đồng. Khi ngự đồng ông mặc áo đỏ, thêu rồng, làm lễ tấu hương và khai quang.

Văn chầu Quan Điều Thất

Trấn Nam thiên hải hà trung tú

Nổi dấu thiêng trong phủ Thái Ninh

Con vua Thuỷ Quốc Động Đình

Đào tiên Điều Thất anh linh khác thường

Bóng ông lớn anh linh tế độ

Tài lược thao văn vũ ai qua

Đêm ngày chầu chực vua cha

Sắc phong làm chúa quốc gia cầm quyền

Trước sân rồng ngôi cao lồ lộ

Vâng lệnh truyền tế độ muôn dân

Uy ra lẫm liệt như thần

Giang hà ngoại hải đội ân phục tòng

Bóng ông lớn thung dung khí tượng

Vẻ râu rồng mắt phượng ai đương

Thông minh chính trực uy cương

Trừ tà sát quỷ phép càng thần thông

Giá ngự đồng những người thanh quý

Tuyên văn chầu giáng khí anh linh

Có phen biến tướng hiện hình

Hô phong hoán vũ phép kinh ai tày

Có phen ngự Phủ Giày Thiên Bản

Vào quỳ tâu chính quán mẫu vương

Có phen chơi cảnh Đồi Ngang

Chầu đền thánh Mẫu Thượng Ngàn anh linh

Lên Thiên Đình chầu vua Thượng Đế

Lại về chầu Thuỷ Tế Long Cung

Thuyền rồng chèo quế buồm lan

Khi chơi nước nhược khi sang ngũ hồ

Có phen dạo kinh đô thành thị

Ngự lầu hồng phủ tía thảnh thơi

Có phen dạo khắp mọi nơi

Tiêu dao Tây Trúc thảnh thơi Phật tiền

Có phen ngự Tản Viên Tam Đảo

Hội quần tiên đàm đạo xướng ca

Cung đàn thánh thót thánh tha

Rượu tiên thơ thánh thần cơ đua tài

Quan về giáng phúc trừ tai

Khuông phù đệ tử xuân lai thọ trường.


NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...