Thánh Mẫu Liễu Hạnh - người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu và cũng chính là một trong Tứ bất tử của Việt Nam được nhiều người tôn thờ. Tại nước ta có rất nhiều nơi thờ cúng Thánh Mẫu, nhưng nơi trang nghiêm và long trọng bậc nhất đó chính là Phủ Dầy - Nam Định.
Phủ Dầy (tên gọi khác phủ Giầy, phủ Giày) là quần thể di tích tâm linh đạo Mẫu tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh ngay sát chợ Viềng. Xưa kia, nơi đây được biết đến là ngôi đền lớn tại làng Kẻ Dầy. Cho đến khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh được sắc phong là "Liễu Hạnh Công Chúa" thì được đổi tên thành Phủ Dầy. Do "Phủ" là danh từ chỉ định dinh cơ của các vương công, và Thánh Mẫu cũng là công chúa nên nơi thờ cũng sẽ được dùng chữ Phủ.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh - người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Hơn thế nữa còn có những tích khác cho tên gọi của nơi đây. Xuất phát từ truyền thuyết Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá thương nhớ gia đình nên đã để lại một chiếc giày ở trần gian trước khi về thượng giới. Hay có huyền thoại: Vua đi ngang qua vùng này và nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó được tặng một đôi giày nên đã lập nơi thờ tự gọi là Phủ Giầy. Còn khi gọi là Phủ Dầy vì chính nơi này có món bánh dày nổi tiếng, lại có người cho rằng, Kẻ Giầy xuất phát từ nơi có gò đất nổi lên hình bánh dày trước cửa phủ.
Tất cả những câu chuyện dù chưa xác định rõ thực hư nhưng nó đã góp phần cho sự kì bí, cuốn hút về mối liên quan giữa Phủ Dầy và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Quần thể phủ Dầy có hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó có 3 công trình gắn liền chặt chẽ với cuộc đời thánh mẫu Liễu Hạnh
Quần thể Phủ Dầy có hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó có 3 công trình gắn liền chặt chẽ với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2, đó là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.
+ Phủ Tiên Hương (phủ chính) là một công trình có kiến trúc đẹp được xây dựng từ thời Cảnh Trị nhà Lê (1663 – 1671), đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ tròn, rồi đến một sân rộng, sau đó là 3 toà nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái: nhà bia, nhà trống, nhà chiêng là nơi đón khách tới hành hương. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt bằng đá chạm khắc hình rồng vớt đường nét tinh xảo. Điện thờ chính của Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được chạm khắc tinh vi các hình ảnh rồng, phượng, hổ…. Chính cung (cung đệ nhất) có một khám thờ khảm trai, bề thế và tinh xảo.
Phủ Tiên Hương (phủ chính) là một công trình có kiến trúc đẹp được xây dựng từ Cảnh Trị thời Lê (1663 – 1671)
+ Phủ Vân Cát cách phủ Chính không xa và cũng có đền thờ Thánh Mẫu. Phủ được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng Tây Bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước là hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu, 3 gian, mái cong, sau hồ là hệ thống cửa Ngọ môn với 5 gác lầu. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.
Phủ Vân Cát cách phủ Chính không xa và cũng có đền thờ Thánh Mẫu
+ Lăng Bà Chúa Liễu nằm bên cạnh phủ Chính được xây dựng vào năm 1938. Lăng được xây dựng toàn bộ bằng đá xanh, chạm trổ hoa văn đẹp tinh xảo, là khu vực hình chữ nhật với tổng diện tích 625m2, gồm có cửa vào lăng theo hướng đông tây, nam bắc. Các cửa đều có trụ cổng trên đắp hình búp sen. Giữa lăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh chừng 1m. Toàn lăng có tổng cộng 60 búp sen, tạo điểm ấn tượng riêng biệt cho lăng của vị thần chủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
Lăng Bà Chúa Liễu nằm bên cạnh phủ Chính được xây dựng vào năm 1938
>>> Đọc thêm: Chùa Tam Chúc Ở Nam Định Và Đại Thế "Tiền Lục Nhạc - Hậu Thất Tinh"
Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày diễn ra lễ hội Phủ Dầy nhộn nhịp cả vùng. Đây là lễ hội được đánh giá là một trong 10 lễ hội đầu năm độc đáo tại Việt Nam. Mục đích chính của lễ hội nhằm để tỏa lòng biết ơn với thánh mẫu Liễu Hạnh.
Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày diễn ra lễ hội Phủ Dầy nhộn nhịp cả vùng
Lễ hội phủ Dầy có ba nghi thức chính, bao gồm:
+ Lễ Rước Mẫu Thỉnh Kinh
+ Lễ Rước Đuốc
+ Lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội
Bên cạnh ba lễ chính thì trong giai đoạn lễ hội Phủ Dầy diễn ra còn có các trò chơi truyền thống vô cùng thú vị như: thi hát văn, hát chèo, múa rối nước, đấu vật, đấu cờ người, thổi cơm thi... Đặc biệt, còn có nghi lễ hầu đồng diễn ra trong suốt thời gian lễ hội. Đây là một nghi thức không thể thiếu trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu.
Nghi lễ hầu đồng diễn ra trong suốt thời gian lễ hội
>>> Đọc thêm: Những Cái Nhất Chỉ Có Tại Chùa Bái Đính - Ninh Bình
Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, từ trẻ đến già ai nấy cũng đều nô nức tham gia lễ hội. Nhằm bày tỏ lòng thành kính với Thánh Mẫu cũng như cầu mong những điều thuận lợi, may mắn cho một năm mới đầy phấn khởi.
Lễ hội phủ Dầy diễn có các trò chơi truyền thống vô cùng thú vị như: thi hát văn, hát chèo, múa rối nước,...
Phủ Dầy ngoài nổi tiếng với các di tích gắn liền với Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì cảnh sắc non nước hữu tình của nơi đây cũng là một dấu ấn đẹp trong lòng du khách. Vừa chiêm bái Thánh Mẫu vừa thưởng ngoạn thiên nhiên sẽ là trải nghiệm tuyệt vời mà Phủ Dầy mang lại cho du khách vọng tín đạo Mẫu.