Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Đền cửa Đông - Lạng sơn


Lạng Sơn - mảnh đất địa linh, nhân kiệt với những trầm tích văn hóa theo suốt chiều dài lịch sử nước Việt, với những ngôi đền thiêng ẩn chứa nhiều thông điệp sâu sắc của tiền nhân để lại. Trong đó có bốn ngôi đền nằm ở bốn hướng trấn giữ và bảo vệ Đoàn Thành (thành cổ Lạng Sơn xưa), được mệnh danh là “Xứ Lạng tứ trấn”.

Đền Cửa Đông - trấn Đông thành Lạng Sơn.


Theo các tư liệu lịch sử, thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) xưa có bốn cổng chính ở bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Tương ứng với bốn cổng này có bốn ngôi đền linh thiêng thờ 4 vị thần trấn giữ bảo vệ tòa thành bao gồm: đền Cửa Đông (Đông Môn từ); đền cửa Tây (Tây Môn từ); đền cửa Nam (Nam Môn Từ) và đền cửa Bắc (Bắc Môn Từ) được xây dựng khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Các đền đều tọa lạc tại phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn và hướng ra dòng sông Kỳ Cùng.


Ngôi đền thiêng thờ thần sông

Trấn Đông - đền Bạch Đế là một trong bốn ngôi đền thiêng trấn giữ quanh Thành cổ Lạng Sơn, thờ thần Bạch Đế. Thần Bạch Đế hay còn gọi là Quan lớn Thoải phủ, Quan lớn Đệ Tam - người có công giúp vua Hùng Duệ Vương đánh tan giặc xâm lăng, được sắc phong “Bạch Long Hầu Chi Thần”, “Hộ quốc an dân”. Việc thờ phụng này vừa thỏa mãn tín ngưỡng thờ Mẫu (mẫu Thoải) vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Theo sách Đại Nam Nhất Thống chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn chép: “Đền Bạch Đế nằm ở phía Đông thành Lạng Sơn. Địa phận xã Mai Pha thuộc Châu Ôn, thờ Thủy Thần”. Theo các nhà nghiên cứu nhận định và căn cứ vào một số tài liệu ghi chép về đền, cho rằng Đền được xây dựng muộn nhất là vào khoảng giữa thế kỷ XVIII.



Đối tượng thờ chính của Đền là thần Bạch Đế (tức là thờ thủy thần, thần sông, thần rắn), đó là đặc trưng của cư dân nông nghiệp gieo trồng lúa nước thờ tự theo mô típ “ông Cộc – ông Dài” thần sông nước như trong các truyền thuyết của Việt Nam.

Đền là một di tích tôn giáo - tín ngưỡng được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Đinh, cửa chính đền quay hướng chính Đông nhìn ra sông Kỳ Cùng, cổng vào Đền quay mặt hướng chính Tây, trên bức tường sau Đền ở phía tây có trang trí và đắp hai chữ đại tự lớn “Đông Môn”, cổng Đền liền kề ngay đó về phía tay phải. Cấu trúc Đền gồm 3 phần liền nhau: Nghi môn – Chính điện – Tả hữu vu.

Đỉnh cao kiến trúc nghệ thuật

Trải qua thời gian dài với nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay, đền vẫn bảo tồn được kiểu kiến trúc nghệ thuật truyền thống và nhiều di vật, cổ vật có giá trị như: 32 pho tượng thánh, 4 hoành phi, 6 đôi câu đối, 2 chuông đại, 2 đôi lọ lộc bình, cây đa cổ thụ 400 năm tuổi…

Vào năm 2013, Đền Cửa Đông được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Nói cụ thể hơn thì Đền Cửa Đông là loại hình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo có lịch sử lâu đời trên quê hương xứ Lạng. Ngày nay, ngoài thờ thần sông “Bạch Đế”, đền còn là nơi thờ Mẫu và Đức Thánh Trần. Đây là địa chỉ sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của nhân dân và là địa điểm du lịch tâm lịch thu hút du khách gần xa.

https://baophapluat.vn/tu-tran-xu-lang-bai-1-tran-dong-den-cua-dong-tho-than-bach-de-post353425.html

Đền cửa Bắc - Lạng Sơn


Là một trong tứ trấn có nhiệm vụ trấn giữ, bảo vệ linh khí cho Đoàn Thành (thành cổ Lạng Sơn xưa), đền Cửa Bắc nằm ở phía bắc thành cổ, vuông góc giữa 2 trục đường Trần Hưng Đạo - Cửa Bắc của thành phố Lạng Sơn. Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18 và được xếp hạng di tích Quốc gia năm 2013.





Đền Cửa Bắc nằm trong tứ trấn xứ Lạng có nhiệm vụ trấn giữ, bảo vệ linh khí Thành cổ Lạng Sơn.


Theo các tư liệu lịch sử, thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) xưa có bốn cổng chính ở bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Tương ứng với bốn cổng này có bốn ngôi đền linh thiêng thờ 4 vị thần trấn giữ bảo vệ tòa thành bao gồm: đền Cửa Đông (Đông Môn từ); đền cửa Tây (Tây Môn từ); đền cửa Nam (Nam Môn Từ) và đền cửa Bắc (Bắc Môn Từ).

Các ngôi đền này đều được xây dựng khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Các đền đều tọa lạc tại phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn và hướng ra dòng sông Kỳ Cùng.

Cũng như các ngôi đền thiêng trong tứ trấn, đền Cửa Bắc thờ vọng Đức Thánh Trần (Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) và thờ Mẫu (Mẫu Liễu), Phật (ngài Thiên Thủ Thiên Nhãn). Ngôi đền này đặc trưng cho sự phối thờ tiền Thánh hậu Phật có ở nhiều đền, chùa cổ nước ta.



Kiến trúc của Đền hình chữ Nhị (=) gồm gian Đại Bái (chính điện) ở bên ngoài, gian Hậu Cung ở phía trong. Theo tư liệu “Xã chí Lạng Sơn”. trước đây Đền có nhiều hiện vật quý gồm: 1 tấm bia đá ghi công đức thời Khải Định (1924), 06 tượng thánh bằng gỗ sơn son thếp vàng, 2 nhang án, lỗ bộ, 1 bát nhang cổ bằng sứ, 1 bát nhang đỏ. Hiện nay, tại Đền vẫn còn lưu giữ tấm bia ghi công đức (năm 1924) và có thêm các tượng, đồ thờ tự, ngai (thờ bóng), điện thờ…

Qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, đền Cửa Bắc xưa đã xuống cấp và được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, nay khang trang, đẹp đẽ hơn hơn nhưng vẫn giữ được nét đơn sơ, mộc mạc, cổ kính và linh thiêng.


Cùng với các đền: Cửa Đông, Cửa Tây, Cửa Nam, đền Cửa Bắc có nhiệm vụ trấn giữ, bảo vệ linh khí cho Thành cổ Lạng Sơn xưa. Nay, đền Cửa Bắc là một địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh để người dân địa phương và du khách gần xa chiêm bái, vãng cảnh.

Đền Tả Phủ - Lạng Sơn


Đền Tả Phủ nằm ở trung tâm phố chợ Kỳ Lừa thuộc phường Hoàng Văn Thụ được xây từ năm Chính Hòa thứ 4 (1683) thờ Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài và được xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1993.




Hán quận công Thân Công Tài là người xã Như Thiết, huyện Yên Dũng phủ Lạng Giang, nay là thôn Như Thiết, xã Hồng Thái huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Xuất thân trong một dòng họ quý tộc có học, nhiều đời làm quan. Ông được trọng dụng, bổ nhiệm lên Lạng Sơn làm Phó tướng nhận chức Đô đốc Đồng tri giúp việc trấn giữ biên thùy. Trong những năm làm quan ở Lạng Sơn, ngoài việc chăm lo phòng thủ đoàn thành, giữ gìn biên ải, Thân Công Tài đã nhận thấy tầm quan trọng cũng như vị trí thuận lợi trong việc mở mang thương trường giao lưu buôn bán của Lạng Sơn và chính ông là người khởi xướng trong công cuộc này.

Nhân dân ở đây vẫn truyền tụng rằng, ông là người có công san đồi, bạt đất mở mang thành 7 con đường và lập nên 7 phường cho phố chợ Kỳ Lừa, tạo cho trấn lỵ Lạng Sơn một khu buôn bán phồn vinh, tấp nập, giúp cho dân chúng trao đổi hàng hóa thông thương xuôi ngược và qua lại biên giới. Nhờ đó mà 1 vùng đồi gò hoang vu rậm rạp, dân cư thưa thớt ở mạn Bắc Đoàn thành đã nhanh chóng trở thành 1 điểm quần cư của nhiều dân tộc, 1 cửa ngõ buôn bán sầm uất thu hút cả thương nhân ngoại quốc vào kinh doanh. Và cũng nhờ đó mà người đời sau được biết đến phố chợ Kỳ Lừa, một địa danh mà sau này trở nên nổi tiếng ở vùng ải bắc.

Lịch sử lưu danh truyền hậu thế

Thương trường khai thị Hán Quận Công

Có nghĩa là: Lịch sử lưu danh truyền muôn thủa

Mở chợ gây dựng thương trường là Hán quận công.

Hán Quận Công Thân Công Tài đã vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của cha ông từ bao đời nay, đó là: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Việc ông mở ra phố chợ Kỳ Lừa của trấn lị Lạng Sơn đã chứng tỏ một tầm nhìn chiến lược về kinh tế, từng bước biến thị trấn biên ải xa xôi trở thành nơi đô thị buôn bán giao lưu hàng hóa nhộn nhịp giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Ngày nay tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên sự thịnh vượng để yên dân nơi phên dậu của Tổ quốc.

Đền Tả Phủ có cửa chính quay về hướng Tây, nằm trên thế đất cao tạo nên vẻ uy nghi, linh thiêng với kiến trúc gồm 2 tòa, kết cấu theo lối chữ Công. Nối liền giữa hai tòa là một khoảng sân nhỏ có tấm bia đá tạo dựng năm Quý Hợi, niên hiệu Chính Hòa thứ 4 (năm 1683); bia có tiêu đề “Tôn sư phụ bi” (bia ghi việc tôn thờ người làm thầy, làm cha), ghi tạc công lao của Thân Công Tài với Lạng Sơn và việc mở mang thương trường buôn bán tại đây.

Ngoài ý nghĩa lịch sử về lưu niệm danh nhân lịch sử Thân Công Tài, nơi đây còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân. Du khách thập phương nhớ đến xứ Lạng không thể không nhớ đến một lễ hội xuân lớn ngay giữa chợ Kỳ Lừa, đó là lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Lừa được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 27 tháng giêng hàng năm. Một lễ hội có quy mô lớn được nhân dân các dân tộc thành phố Lạng Sơn và du khách gần xa thành kính dâng hương tưởng nhớ Hán Quận Công Thân Công Tài và cầu cho “Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, kinh doanh buôn bán phát lộc, phát tài”.


Lễ hội tại Đền Tả Phủ

Trải qua thời gian, đến nay di tích đền Tả Phủ đã xuống cấp. Được sự nhất trí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2019 Ban quản lý Đền triển khai phương án tôn tạo ngôi đền bằng hình thức xã hội hóa. Đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa đối với cán bộ và nhân dân trên địa bàn phường cũng như du khách thập phương, với mong muốn giá trị của ngôi đền luôn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.

Để hoàn thành việc trùng tu di tích, Ban quản lý đền mong muốn nhận được sự phát tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức, cá nhân bằng tình cảm cao đẹp của mình chung tay, góp sức, ủng hộ vật chất, kinh phí, tư liệu lịch sử để góp phần hoàn thành việc tôn tạo đền.

Đền cửa Tây

(PLVN) - Tọa lạc ở phía tây Thành cổ Lạng Sơn, nay là đường Trần Hưng Đạo (quốc lộ 1A cũ Lạng Sơn - Hà Nội) của thành phố Lạng Sơn, đền Cửa Tây là một trong 4 ngôi đền trấn giữ Đoàn Thành và là nơi thờ vọng Đức Thánh Trần ở xứ Lạng. Di tích lịch sử này đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2013.

Di tích đền Cửa Tây.Di tích đền Cửa Tây.

Đền Cửa Tây có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh từ, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII. Ngôi đền thiêng nằm bên cửa sông Kỳ Cùng thơ mộng, cũng như 3 ngôi đền được mệnh "tứ trấn" xứ Lạng, đền Cửa Tây với tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu (mẫu Thoải - nữ thần sông nước phù hộ độ trì cho mưa thuận gió hòa). Ngoài ra đây còn là nơi thờ vọng Đức Thánh Trần -vị tướng tài đời Trần được nhân dân phong Thánh, người ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông và các tướng nhà Trần. 

Theo truyền thuyết dân gian, mẫu thoải phủ là con gái út của Bát Hải Long Vương, rẽ nước biển lên trần dạo chơi. Nhưng ngày kia vua cha cho đóng cửa biển nàng công chúa thủy phủ này không còn đường về thủy cung nên đã ở trên trần lịch kiếp tu nhân tích đức từ cô bé thoải dần trưởng thành xinh đẹp được phong là công chúa thủy phủ rồi đức hạnh ngày càng cao nên được mệnh danh là Mẫu Thủy Phủ - mẹ của người dân miền sông nước. 

Vì đức độ vì thương yêu con dân nên bà được tôn phong là Đệ Tam Thánh Mẫu trong đức thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Mẫu Thoải giúp đỡ mọi người mỗi khi đi qua các vùng sông nước, giúp nghĩa quân đánh thắng giặc trên đường thủy. Mỗi khi có hạn, Mẫu phái tướng sĩ đi lo việc làm mưa. Còn khi bão lụt, Mẫu lại hóa phép để làm gió yên, mưa tạnh. Các loài thủy quái, thủy tặc, do có các thần tướng của Mẫu canh chừng, nên cũng không thể tùy tiện tác oai, tác quái.

Lạng Sơn tứ trấn – Trấn Tây thờ vọng đức Thánh Trần ảnh 1
Đền Cửa Tây.  

Tại đền Cửa Tây, tòa thứ nhất là điện thờ các vị Thánh Mẫu với bàn thờ trang trọng, linh thiêng. Tòa thứ hai thờ Trần Hưng Đạo kiến trúc theo kiểu chữ Đinh thờ Đức Thánh Trần và các vị tướng tài như Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu cùng các Hoàng tử và Công chúa.

Hiện nay trong đền vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như: Hoành phi, câu đối, hệ thống tượng thờ, chuông… Ngoài ra, Đền còn có 2 tấm bia công đức được tạc năm 1916 và 1923, là những tấm bia tạo hình có giá trị về mặt nội dung cũng như nguồn sử liệu để tra cứu. 

Đền Cửa Tây ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật, còn là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân địa phương cũng như khách thập phương. Lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày này, các gia đình, các Tổ liên gia trên địa bàn bày biện, sắm sửa các mâm lễ dâng lên đền để cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Đền Cửa Tây cùng với “Tứ trấn” và Thành cổ Lạng Sơn xứng đáng là một điểm di tích lịch sử văn hóa hứa hẹn du khách phương xa khi đặt chân đến thăm xứ Lạng không thể không đến nơi này.

Người dân thường đến cầu Đức Thánh Trần về đường công danh sự nghiệp. Nếu có dịp đến thăm đền bạn sẽ thấy bên ngoài có 2 tấm bia công đức được tạc năm 1916 và 1923, là những tấm bia tạo hình có giá trị về mặt nội dung cũng như nguồn sử liệu để tra cứu.

Đền Kỳ Cùng - Lạng Sơn

 Đền Kỳ Cùng Lạng Sơn

Đền Kỳ Cùng thờ ai : ông Cộc - ông Dài, hai vị thần sông gắn với truyền thuyết quan lớn Tuần Tranh. Đền có tiếng linh thiêng, nhiều lần được các triều vua Lê - Nguyễn ban sắc phong.


Lịch sử đền Kỳ Cùng Lạng Sơn

Theo tư liệu địa phương, ngôi đền này đã có từ rất lâu nhưng sử sách không ghi rõ năm xây dựng, chỉ biết ban đầu là một ngôi đền nhỏ dựng bằng đất lợp ngói, thờ thần Giao Long (vị thần sông nước) cai quản toàn vùng, phù hộ cho mưa thuận gió hòa.

- Sách Đại Nam nhất thống chí có đoạn chép về đền Kỳ Cùng như sau : ở bên tả sông Kỳ Cùng thuộc xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng, có con giao long thành thần đào hang ở đây, đền rất thiêng, nhiều lần được phong tặng. Khi sứ bộ qua đây, trước sửa lễ cáo yết, sau mới sang đò.

Về sau, việc thờ thần Giao Long được thay bằng thờ quan Tuần Tranh, bởi trong tâm thức người dân xứ Lạng, sự tích đền Kỳ Cùng gắn với truyền thuyết rằng: quan Tuần Tranh là con vua Bát Hải Động đình, giáng trần dưới thời Hùng Định Vương. Ông được nhà Trần cử lên trấn thủ Lạng Sơn, chỉ huy đánh giặc nhưng bị thua, quân lính thiệt mạng nhiều, ông lại bị vu cáo về tội dâm ô nên đã nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự vẫn để chứng minh trong sạch.

- Cảm thấu nỗi oan và tấm lòng của quan Tuần Tranh, thần linh đã hóa phép linh hồn ông thành hai vị thần là ông Cộc - ông Dài ngự tại Đền để cai quản sông nước. Nỗi oan của quan Tuần Tranh về sau cũng đã được tả đô đốc Thân Công Tài (vị tướng nhà Lê) hóa giải trong sạch.

- Tướng Thân Công Tài là một nhân vật lịch sử có công lao lớn với nhân dân Lạng Sơn nói riêng, và là một danh nhân lịch sử văn hóa tiêu biểu của dân tộc ở thời nửa sau thế kỷ 17. Sau khi ông mất, nhân dân địa phương đã lập Đền Tả Phủ để thờ tự, tưởng nhớ công ơn.

Đến năm 1993, di tích đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.


Kiến trúc đền Kỳ Cùng Lạng Sơn

Trải qua các giai đoạn lịch sử, kiến trúc đền ngày nay là sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, gồm 3 cửa vòm cuốn với 2 trụ gạch vuông, bên trên được đắp nổi các hoa văn, trên cùng là bộ tam khí gồm đỉnh và lọ hoa thờ hai bên.

- Mặt ngoài đền có kiến trúc gạch tháp chồng diêm mang tính chất gác chuông. Bên trong đền vẫn còn lưu giữ được các hoành phi, đại tự có niên đại từ thời Lê - Nguyễn cùng nhiều đồ thờ tự như: chuông, ngai, tán, lọng, đỉnh đồng và các pho tượng cổ có giá trị niên đại và mỹ thuật cao.

- Hiện nay, phía bên trái ban thờ quan lớn Tuần Tranh có thêm gian thờ Mẫu Phật Quan âm; phía trước là ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Ngoài ra, sân đền còn có bến đá, là 1 trong 8 cảnh đẹp của Lạng Sơn ghi trong “Trấn doanh bát cảnh”, được danh nhân Ngô Thì Sĩ gọi là Kỳ Cùng thạch độ.


Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

Đây là lễ hội lớn nhất Lạng Sơn, được tổ chức long trọng hằng năm để tri ân công đức với các bậc tiền nhân, vào tạo không khí tươi vui phấn khởi đầu xuân. Lễ hội diễn ra vào giờ Ngọ ngày 22 tháng Giêng, bắt đầu với lễ rước kiệu ông Tuần Tranh lên tạ nghĩa với ông Thân Công Tài ở Đền Tả Phủ. Đến giờ Ngọ ngày 27 tháng Giêng, nhân dân địa phương lại làm lễ tiễn biệt, rước kiệu ông Tuần Tranh trở lại đền Kỳ Cùng.

- Lễ rước kiệu diễn ra sôi động với cả đoàn người trang phục lộng lẫy cùng đủ loại cờ quạt, võng lọng... Phần hội còn có nhiều trò vui dân gian như: đốt đầu pháo, cờ người, kéo co, múa rồng, múa sư tử, hát sli, hát lượn... thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự.


* Địa chỉ đền Kỳ Cùng ở đâu : nằm bên tả ngạn sông Kỳ Cùng và ở ngay đầu cầu Kỳ Lừa, thuộc phường Vĩnh Trại, gần ngay trung tâm thành phố Lạng Sơn.
Đền Kỳ Cùng - khuôn viên rợp bóng cây
Đền Kỳ Cùng - khuôn viên rợp bóng cây
Đền Kỳ Cùng - bến đá bên sông
Đền Kỳ Cùng - bến đá bên sông
Đền Kỳ Cùng - lễ hội thu hút đông người
Đền Kỳ Cùng - lễ hội thu hút đông người

Đền Ngọc Lâm Bắc Giang

Đền Ngọc Lâm thờ Thánh Thiên Công Chúa nằm ở thôn Ngọc Lâm – xã Tân Mỹ – thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang.

Cổng đền Ngọc Lâm

Vào thế kỉ đầu sau công nguyên. Năm 0040. Thánh Thiên công chúa là con ông nguyễn Khuyến cư chú tại chùa Dân sinh, Chí Linh lúc bấy giờ thuộc chấn Kinh Bắc. Lúc bấy giờ thánh Thiên công chúa đã cùng cậu ruột dấy binh. Xưng là Nam thành vương phất cờ khởi xướng tại vùng quê An Dũng (nay là huyên Yên Dũng), sau đó ứng nghĩa với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng quê ở Châu Phong. Vào một đêm Thánh thiên ngự tại chùa Ngọc Nham tại xóm phố Ngọc Lâm bây giờ (Đất chùa nay vẫn còn ở đó không ai ở).

Đại bản doanh chiêu mô quân sĩ. Có một đội quân hùng tráng (Năm 0040 sau công nguyên) là nơi thắng địa bèn lập đại bản doanh, chiêu mộ quân sĩ. Có đội quân hùng tráng đã được Trưng nữ vương phong tướng. Phát huy lòng yêu nước dẹp tan quân Tô Định bạo tàn, dẹp yên biên thành.

Ba năm sau (0043) nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang đánh nước ta. Hai bà Trưng tuẫn tiết trên sông Hát Giang.Thánh Thiên công chúa từ hợp phố nạm Cao Bằng về đại bản doanh đánh tan quân Mã Viện, xương chất thành đống. (Nay còn gọi là bãi Hán), máu chảy thành sông. Ngày nay vẫn còn nguyên trận chiến là 7 khúc sông.Khi đánh tan quân giặc.Thánh Thiên công chúa thấy thế của mình, lường được lực giặc. Thánh Thiên công chúa trên mình ngựa cân đai trên mình tuấn mã phi nước đại hướng dòng sông tuẫn tiết nơi Bến Ngọc.

Bến Ngọc đó có một tảng đá to lạ thường tại đây.Mù nước cạn vẫn còn nguyên hình chiến trường xưa thời Mã viện chôn xá quân thù.

Hai ngàn năm qua. Cách mạng tháng tám thành công ngày 23 thánh 11 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị số 69 chỉ thị cho toàn Đảng toàn dân tộc. Bảo tồn di tích trên toàn cõi Việt Nam.

Vâng lời Bác Hồ dạy năm 1991 Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học tại Ngọc Lâm đã thành công tốt đẹp.


Điện thờ đền Ngọc Lâm

Sở văn hóa tỉnh Hà Bắc giao nhiệm vụ cho cơ quan Bảo Tàng tỉnh phối hợp với tư liệu của viện sử học, viện hán nôm. Đã thiết lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử đền thơ Ngọc Lâm thờ Thánh Thiên công chúa như quyết định đã nêu trên.


Lễ hội đền Ngọc Lâm

Chùa Vẽ- Di tích nghệ thuật độc đáo ở Bắc Giang

 (BGĐT)- Chùa Vẽ tự là Huyền Khuê, xưa thuộc xã Nam Xương, tổng Thọ Xương, huyện Lạng Giang, nay thuộc phường Thọ Xương, TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang). Chùa Vẽ đã có hàng trăm năm, toạ lạc ở trung tâm làng Vẽ. 

Để tưởng nhớ công ơn của người dân hai làng nơi cánh đồng năm xưa đã giúp nghĩa quân vẽ thành giả chiến thắng giặc Minh, sau khi lên ngôi, vua Lê Lợi đã đặt tên nơi vẽ thành cót là “làng Thành” và nơi cung cấp nhân công vẽ thành là “làng Vẽ” rồi cho dựng một ngôi chùa tại đây.

Để tưởng nhớ công ơn của người dân hai làng nơi cánh đồng năm xưa đã giúp nghĩa quân vẽ thành giả chiến thắng giặc Minh, sau khi lên ngôi, vua Lê Lợi đã đặt tên nơi vẽ thành cót là “làng Thành” và nơi cung cấp nhân công vẽ thành là “làng Vẽ” rồi cho dựng một ngôi chùa tại đây.


Chùa Vẽ có kiến trúc kiểu “Nội công, ngoại quốc”, hệ thống thờ tự thuộc dòng Lâm tế Bắc tông, tượng phật điện ở đây bài trí hết sức tỉ mỉ, điêu khắc tinh xảo, trải qua gần 300 năm vẫn giữ nguyên được mầu sơn son thiếp vàng lộng lẫy.

Chùa Vẽ có kiến trúc kiểu “Nội công, ngoại quốc”, hệ thống thờ tự thuộc dòng Lâm tế Bắc tông, tượng phật điện ở đây bài trí hết sức tỉ mỉ, điêu khắc tinh xảo, trải qua gần 300 năm vẫn giữ nguyên được mầu sơn son thiếp vàng lộng lẫy.



            Những pho tượng với dáng vẻ khác nhau.
Những pho tượng với dáng vẻ khác nhau.

Hai bên hành lang của ngôi chùa có 18 pho tượng là các vị La Hán được làm rất tinh xảo trông như người thật.

Hai bên hành lang của ngôi chùa có 18 pho tượng là các vị La Hán được làm rất tinh xảo trông như người thật.



            Phía sau chùa là vườn tháp nơi yên nghỉ của các nhà sư quá cố.
Phía sau chùa là vườn tháp nơi yên nghỉ của các nhà sư quá cố.

Xét về mặt giá trị nghệ thuật của ngôi chùa, năm 1994, chùa Vẽ đã được Nhà nước công nhận là di tích nghệ thuật cấp quốc gia.

Xét về mặt giá trị nghệ thuật của ngôi chùa, năm 1994, chùa Vẽ đã được Nhà nước công nhận là di tích nghệ thuật cấp quốc gia.

Thành Nam

http://baobacgiang.com.vn/bg/tp-bac-giang/165548/chua-ve-di-tich-nghe-thuat-doc-dao-o-bac-giang.html

NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...