Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016
Những ngôi đền THANH HÓA
Đền Sóng Sơn (đền mẫu)
Đền Cô Chín giếng (đền Sòng Sơn)
Đền Cô Chín
Đền Rồng
Đền Cô Bơ
Đền Cô Tám Đồi Chè
Đền Phúc Lâm Linh Từ
Đền thờ Hoàng Minh Tự (Đền Đệ Tam)
Đền chầu đệ tứ (đền Cây thị)
Đền Đức Thánh Cả
Đền Thiên Tiên Thần Nữ
Đền Trần - Phủ Vặng
Đền thờ Nguyễn Phục
Đền thờ Tống Duy Tân
Đền thờ Thượng đẳng Phúc thần Đại vương Thiều Thốn
Đền Trần Nhật Duật
Đền Bà Triệu
Đền thờ Vua LÊ HOÀN
Đền thờ Lê phụng Hiểu
Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc
Đền thờ Lê Lợi
Khu Di Tích Văn Hóa Lam Kinh
Thái miếu nhà Hậu Lê
Đền Cô Tiên
Đền Độc Cước
Đền thờ Trần Hưng Đạo (xã Hà Dương).
* HUYỆN THIỆU HÓA
- Đình Ngô Xá Hạ (xã Thiệu Minh), nơi tập trung Cứu quốc quân kéo về tỉnh lỵ Thanh Hóa ra mắt đồng bào ngày 23 - 8 - 1945, của Uỷ ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa.
- Đền thờ Lê Văn Hưu (xã Thiệu Trưng)
- Đền thờ Đinh Lễ (xã Thiệu Hưng)
- Đền thờ Nguyễn Quán Nho (xã Thiệu Hưng)
- Đền thờ Dương Đình Nghệ (xã Thiệu Dương)
- Đền Trà Đông (xã Thiệu Trung)
* HUYỆN HẬU LỘC
- Đền và lăng Bà Triệu (xã Triệu Lộc).
- Đền Hoa quận công Đỗ Danh Khanh (xã Thuần Lộc).
- Nhà thờ Á trạng Phạm Thanh (xã Hoà Lộc).
- Nhà thờ Phạm Bình (xã Hoà Lộc).
- Đình Lục Trúc (xã Phú Lộc), Đình có kiến trúc cổ và tương đối cơ ngơi. Từ ngôi đình này, Hoàng Bật Đạt đã khởi quân và tế cờ Cần Vương.
* HUYỆN HOẰNG HÓA
- Bảng môn đình (xã Hoằng Lộc).
- Đình Liên Châu và đình Hoàng Chung (xã Hoằng Châu)
- Đình làng Thượng Thôn và đình làng Trụ Thôn (xã Hoằng Lý)
- Đình Đông Khê (xã Hoằng Quỳ)
- Đình Phú Khê (xã Hoằng Phú).
- Đình Phượng Mao (xã Hoằng Phượng)
- Đền Thánh Tến thờ Lê Phụng Hiểu (xã Hoằng Quỳ).
- Đền Lê Phụng Hiểu (xã Hoằng Sơn)
- Đền Triệu Quang Phục (xã Hoằng Trung).
- Đền Tô Hiến Thành (xã Hoằng Phượng)
- Nhà thờ Nguyễn Quỳnh (xã Hoằng Lộc).
- Đền Bà Quốc mẫu (xã Hoằng Xuân)
- Nhà thờ Lương Đắc Bằng (xã Hoằng Phong).
- Đền Hà Lộ (xã Hoằng Tiến).
- Nhà thờ Nguyễn Phan (xã Hoằng Đạt)
- Đền Đồng Cổ (xã Hoằng Minh)
- Nhà thờ Nguyễn Đình Giản (xã Hoằng Quang)
- Đền thờ Cao Lỗ (xã Hoằng Giang)
- Từ đường dòng họ Lê Duy (xã Hoằng Phú)
- Nhà thờ Bùi Khắc Nhất (xã Hoằng Lộc)
- Đình làng Trung Hòa (xã Hoằng Trung)
- Đình làng Xa Vệ (xã Hoằng Trung)
* HUYỆN LANG CHÁNH
- Đền Chèng Khẹt (xã Đồng Lương)
* HUYỆN MƯỜNG LÁT
- Đền Tư Mã ( xã Tén Tần).
* HUYỆN NÔNG CỐNG
- Đền Bà thờ Bà Triệu (xã Tế Thắng)
- Đền Ôi, thờ Trần Khát Chân (xã Tế Thắng)
- Đền Vua Bà, thờ Tam giang Thần mẫu (xã Tế Tân)
- Đền Mối, thờ Trần Khát Chân (xã Trung Thành).
- Nhà thờ Đinh Liệt (xã Trung Chính)
- Nhà thờ Vũ Uy (xã Tân Phúc).
- Nhà thờ Đỗ Bí (xã Minh Nghĩa).
- Đền Tham Xung Tá Quốc (xã Trung Thành)
- Đền Lê Hiểm (xã Tân Phúc)
- Nhà thờ họ Lê Sĩ (xã Hoàng Giang)
- Nhà thờ họ Lê Đình Túc (xã Trung Ý)
- Đền thờ Ngô Xuân Quỳnh (xã Trường Giang)
* HUYỆN NGA SƠN
- Đền vua Hùng thứ 11 (xã Nga Thắng).
- Đền Mai An Tiêm (xã Nga An).
- Đền Lê Thị Hoa (xã Nga Thiện).
- Đền Trịnh Minh (xã Nga Thiện).
- Đền Từ Thức (xã Nga Thiện).
- Đền thờ Áp lãng chân nhân (xã Nga Giáp).
- Đền Triệu Quang Phục (xã Nga Thanh).
- Đền Trần Hưng Đạo (xã Nga Thủy).
- Đền Mai Thị Ngọc Tiến (xã Nga Thủy).
- Đền Nguyệt Nga Hoàng phi (xã Nga Bạch).
- Đền Bạch Tượng (Bạch Tượng tự - xã Nga Giáp)
* HUYỆN NHƯ THANH
- Phủ Sung (xã Hải Vân)
- Phủ Na (xã Xuân Du)
* HUYỆN NGỌC LẶC
- Đền Lê Thái Tổ (làng Như Áng). Đền còn giữ được 15 đạo sắc.
- Đền Tép, thờ Lê Lai (xã Kiên Thọ).
* HUYỆN QUẢNG XƯƠNG
- Phủ Voi (xã Quảng Thịnh)
- Đền An Dương Vương, có tượng Mỵ Châu cụt đầu (xã Quảng Châu).
- Đền Bùi Sĩ Lâm (xã Quảng Tân).
- Đền Lê Bá Trí (xã Quảng Tân).
- Đền Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (xã Quảng Hợp).
- Nhà thờ Hoàng Bùi Hoàn (xã Quảng Trạch).
* HUYỆN TĨNH GIA
- Đền thờ Đào Duy Từ (xã Nguyên Bình)
- Đền Quang Trung (xã Hải Thanh).
- Nhà thờ Thiên chúa giáo Ba làng.
- Chùa Đót Tiên (xã Hải Thanh)
- Đền Thanh Xuyên (xã Hải Thanh)
- Đền Lạch Bạng (ở cửa Lạch) thờ Tứ vị thánh nương (xã Hải Thanh)./.
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
Chùa Mật Đa
Chùa Thanh Hà
Chùa Đót Tiên
Cô Cả Núi Dùm
Thánh Cô đền Giùm Tuyên Quang là Thánh Cô bản Đền Giùm ( cùng với cô bé Núi Giùm ), trong khóa cúng về sơn lâm thì cô được thỉnh về với danh hiệu là cô Đệ Nhất Sơn Tinh, hay Cô Cả Sơn Trang, Cô Nhất Núi Dùm ngự áo Trắng, về ngự đồng múa mồi hoặc múa đôi quạt trắng hầu Mẫu Thoải Đền Giùm, cô thường ít khi ngự đồng, chỉ có ai khi về đến đất Tuyên, về đến đền Giùm thì hay thỉnh tiên cô giá ngự.Văn thỉnh cô hay hát rằng: "
Sông Lô nước lượn lưng đèo
Có cô Đệ Nhất tiền triều hiển linh
Thoi bán nguyệt hiện hình bẻ lái
Cảnh núi Giùm sớm tối vào ra
Tuyên Quang chính quán quê nhà
Phố phường xum họp gần xa tiếng đồn...."Còn cô Cả Vân Đình - Ứng Hòa - Hà Tây cũ thì không phải tiên cô nằm trong hệ thống thánh cô Tứ Phủ thánh Cô, Cô là tiên cô bản đia tại đất Ứng Hòa, Cô hiển linh theo hầu thánh mẫu được sắc phong ngôi đệ Nhất trong hàng tiên cô, nhưng không thuộc ngôi Tứ Phủ. Thường dâng văn thờ cô hay hát rằng:
" ....Có Cô Đệ Nhất Vân Đình
Neo thuyền bến bạc hiển linh Ứng Hòa
Bùi ngùi duyên trái tang thương
Mượn dòng nước bạc thân phàm xá chi..."Còn thánh cô Đệ Nhất trong tứ phủ tiên cô thì hiện nay mình mới chỉ nghe là đền cô trong đất Nghệ An, từ đền đức thánh Hoàng Mười vào đền tiên cô còn gần 50km nữa. Nhưng mình chưa có cơ duyên được về chiêm bái cửa cô. , Mong sớm được về ( nghe đồn ở đấy có đặc sản bánh Ngào ( như kiểu bánh trôi chay của miền Bắc, ăn với nước mật mía nấu, hay lại có loại có nhân thịt quay, loại nhân đỗ xanh, ) Nghe bạn gái mình nói thì món này ăn ngon lắm. Hixxx. Khi thỉnh cô thì văn hay hát rằng:
"Chơi thôi cô lại tái hồi
Nghệ An ,Hà Tĩnh là nơi đi về
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà
Bình Định, Gia Định bao xa
Khi chơi Ba Dội lúc ra Chiêm Thành
Dạo chơi các tỉnh nức danh
Trở về tới đất tỉnh Thanh ngự đồng
Nhận đồng má phấn lưng ong
Cô Nhất chấm đồng tiến Mẫu Sòng Sơn
Phép cô lục trí ai hơn
Quyền cô cai quản giang sơn thủy tề..."
Đền Mẫu Thượng Soài Sơn - Sài Sơn Linh Từ - LẠNG SƠN
Đền Mẫu Thượng Soài Sơn - Sài Sơn Linh Từ柴 山 灵 祠
Ngõ 1 đường Ngô Thì Sỹ, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn
Đền thờ Mẫu, được xây dựng trên triền đá đầu dãy núi Nhị Tam Thanh đã từ lâu, rất linh thiêng. Trên quả núi này có nhiều cây lớn như đa, gạo um tùm, cổ kính, soi bóng xuống đền bóng râm mát, tôn nghiêm.
Chuyện kể rằng đã lâu lắm rồi, có tảng đá lớn trên sườn núi lở xuống, trên đá có chữ Nho, đại ý rằng nơi đây Mẫu đã từng đặt chân đến trong những cuộc du ngoạn của mình. Vì vậy, nhân dân trong khu phố Pò Soài - Nà Pắp đã lập đền thờ Mẫu ngay cạnh tảng đá lớn, mới đầu chỉ là ba gian miếu nhỏ, lâu dần trùng tu, tôn tạo thành đền như ngày nay, chữ gọi là Sài Sơn Linh Từ, tục gọi là đền Mẫu Thượng Soài Sơn.
Ở đây, đặt ra hai vấn đề (mà ngay cả ban trị sự hiện nay cũng đang mơ hồ) cần làm rõ:
Hoặc Mẫu Thượng Soài Sơn là Mẫu Thượng Ngàn được thờ trên núi Soài;
Hoặc Mẫu Thượng Soài Sơn nghĩa là Mẫu đã từng lên núi Soài;
Đền Mẫu Thượng Soài Sơn
Nếu Mẫu Thượng Soài Sơn có nghĩa là Mẫu đã từng lên núi Soài thì phù hợp với truyền thuyết về Liễu Hạnh Công Chúa[1], có chi tiết Mẫu Liễu Hạnh lên vùng biên giới Xứ Lạng. Chuyện kể rằng, sau khi được vua cha (Ngọc Hoàng) phong làm Liễu Hạnh Công Chúa, nàng lại xuống trần lần thứ hai. Vì còn nặng tình duyên, nàng trở lại thăm nom bố mẹ, khuyên bảo chồng là Đào Lang tu chí học hành. Đến khi cha mẹ chồng qua đời, con cái lớn khôn, không còn vướng víu gì, nàng mới đi chu du thiên hạ, gia ân, gia oán, dừng chân ở những nơi núi non danh thắng. Đến Lạng Sơn, thấy bên núi có ngôi chùa phong cảnh hữu tình với những rặng thông xanh cao vút, những khóm nhược lan tươi đẹp nhưng lại bị cỏ lấp dấu chân, bia phủ rêu xanh, tượng Phật bụi mờ ít người qua lại vãn cảnh, Liễu Hạnh không vui. Nàng ngồi tựa gốc cây thông gẩy đàn, cất tiếng hát, ca ngợi thú sơn lâm và đón đợi Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ bên Trung Quốc về. Mượn chuyện văn thơ, đối đáp chữ nghĩa, nàng đã nhắc khéo ông Trạng Nguyên cho tu bổ lại ngôi chùa đẹp nhưng bị bỏ hoang nơi vùng biên ải này. Ngay sau cuộc hội ngộ, Phùng Khắc Khoan liền gọi các phụ lão ở nơi sơn trang đó, giao cho một khoản tiền để tu sửa lại ngôi chùa và đề một câu thơ ở hành lang bên tả rồi ra đi. Câu thơ ấy là: “Tùng lâm tịch mịch phất nhân gia”, nghĩa là rừng rậm yên tĩnh có nhà Phật. Tuy nhiên, cho đến nay, người ta không biết địa danh chính xác của ngôi chùa đó là ở đâu.
Nhưng tôi cho rằng, rất có thể đó chính là Đền Mẫu Thượng Soài Sơn. Vì mấy lý do:
Thứ nhất, Đền Mẫu Đồng Đăng lúc đó là trung tâm tôn giáo - tâm linh của nhân dân vùng Đồng Đăng - Nam Quan, lúc đó nằm giữa một khu vực sầm uất, nên hương khói thường xuyên, không ngớt, không có chuyện cỏ xanh lấp lối, lá vàng rụng rơi được.
Thứ hai, Khu vực Bắc Lệ lúc đó là thuộc đất Bắc Giang, Xứ Lạng chỉ bắt đầu từ Đồng Bành, Chi Lăng trở lên trên, nên Đền Bắc Lệ lúc ấy chưa được kể vào đất Lạng Sơn.
Thứ ba, Đền Mẫu Thượng Soài Sơn có phong cảnh, hình thế rất giống miêu tả trong truyền thuyết kể trên. Đồng thời, tên Đền có thể hiểu là Mẫu đã từng lên núi Soài chơi.
Nếu như vậy, từ sau đó, ngôi chùa được đổi tên thành Đền Mẫu Thượng Soài Sơn và thờ chính là Mẫu Liễu Hạnh.
Đền Mẫu Thượng Soài Sơn cũng có thể hiểu là thờ chính Mẫu Thượng Ngàn - hóa thân Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi, địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Ở đây lại có hai truyền thuyết khác biệt về Mẫu Thượng Ngàn, mà có lẽ Mẫu Thượng Soài Sơn là trường hợp thứ hai.
Trường hợp thứ nhất cho rằng Mẫu Thượng Ngàn xuất thân là con gái của Hùng Định Vương (đời Hùng Vương thứ 9) và An Nương Hoàng Hậu, tên là Mỵ Nương[2] Quế Hoa, được thờ chính ở Đền Suối Mỡ - Bắc Giang.
Trường hợp thứ hai có liên quan đến Đền Bắc Lệ - Hữu Lũng, cho rằng Mẫu Thượng Ngàn là Công chúa La Bình, con của Tản Viên Sơn Thánh và Mỵ Nương, tức là cháu ngoại của Hùng Duệ Vương (đời Hùng Vương thứ 18). Do có công giúp đỡ nhân dân cuộc sống yên ổn ấm no nên được Ngọc Hoàng phong là Thượng Ngàn Công Chúa, cho cai quản 81 cửa rừng cõi Nam Giao. Như vậy, việc Mẫu Thượng Ngàn xuất thân là Công chúa La Bình, được thờ ở Đền Bắc Lệ - Hữu Lũng, sau đó là ở Đền Mẫu Thượng Soài Sơn - thành phố Lạng Sơn là có nhiều khả năng hơn so với Mỵ Nương Quế Hoa.
Ban công đồng Đền Mẫu Thượng Soài Sơn
Trong tên gọi của đền, chữ Soài có nguồn gốc tiếng Tày, trong địa danh Pò Soài, nghĩa là ngọn đồi thoai thoải. Nhưng trong tiếng Hán, không có chữ Pò, chữ Soài, nên khi dịch tên Đền ra tiếng Hán phải gọi chệch đi thành Sài Sơn, tức là núi Sài.
Đền được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, ngày nay bao gồm cung chính 3 gian, gian giữa là ban công đồng, trên cùng là Phật bà Quan Âm, rồi đến Đức Vua Cha, Mẫu Thượng Ngàn, Tứ phủ Chầu Bà, Tứ phủ Ông Hoàng; gian bên phải là Đức ông Trần Triều; gian bên trái là cung Sơn Trang. Lên trên núi phía sau cung chính là ban thờ và tượng Phật bà Quan Âm.
Trước cửa đền có đôi câu đối:
一 品 柴 山 龍 虎 伏
三 清 特 地 顯 靈 祠
Nhất phẩm Sài sơn long hổ phục
Tam Thanh đặc địa hiển linh từ
Những cây cổ thụ sân đền (nhìn từ trên núi, nơi có tượng Quan Âm Bồ Tát)
Nếu các bạn tham quan khu danh thắng Nhị - Tam Thanh, ngoài việc vào Động Nhị Thanh - Chùa Tam Giáo, ngắm di họa của Ngô Thì Sỹ, vãn cảnh Chùa Tam Thanh, xem phù điêu Phật A Di Đà, hãy bảo người ta dẫn lên Đền Mẫu Thượng Soài Sơn lễ Mẫu, ngắm cảnh nước non Lạng Sơn tươi đẹp nhé.
NỔI BẬT
Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang
1- Thành phố Rạch Giá Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...
-
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN LOẠI Vào hồi 17h15’ giờ địa phương (12h15’giờ Việt Nam) ngày 01 tháng 12 năm 2016, tại Phi...
-
Hệ thống Tam Phủ Tứ Phủ trong Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có lịch sử hình thành, phát triển hơn nghìn năm theo dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt ...
-
Đền Mẫu Thoải Lạng Sơn hay còn biết đến là đền Cửa Đông – một trong bốn ngôi đền thiêng trấn giữ quanh Thành cổ Lạng Sơn. Đền nằm ngay...