1. Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang (thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị) Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang là một ngôi tổ đình duy nhất của tỉnh Quảng Trị, sắc tứ có nghĩa là những ngôi chùa được vua chúa Nhà Nguyễn phong tặng. Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang là 1 trong 13 ngôi chùa được vua chúa Nhà Nguyễn phong tặng trên toàn quốc (theo Wikipedia). Sách Du lịch Bắc miền Trung (NXB. Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, 2001) cho biết chùa có tên đầu tiên là Am Tịnh Độ. Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), Chúa Nguyễn Phúc Khoát trong một dịp ngự giá ra Quảng Trị, cảm khái với cảnh trí chốn Phật đường và tiếng tăm của chùa trong dân chúng, Chúa thân thân hành ngự bút viết năm chữ “Sắc tứ Tịnh Quang Tự”, cho làm bảng sơn son thếp vàng để tặng cho chùa.
Tọa lạc ở Bàu Voi, thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông, Tổ đình sắc tứ Tịnh Quang Chùa được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, là 1 điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách thập phương.
Chánh điện Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (Nguồn: internet)
Trước khi bước vào phần chính điện của chùa, du khách sẽ đi qua hàng cây rợp mát đường trồng hai bên hồ nước, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu, khoan khoái cho khách thập phương. Điện Phật tại tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang được bài trí tôn nghiêm. Điện chính giữa thờ Tam Thế Phật. Chùa có pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng nặng 2700 kg, đúc năm 1997 và chiếc trống lớn bằng da trâu, đường kính mặt trống là 165 cm. Tới chùa, đi bộ trong khuôn viên rộng rãi, thoáng mát với nhiều cây xanh rợp bóng mát, du khách sẽ có cảm giác thư thái, tĩnh lặng khi tới nơi này.
2. Chùa Long An (Làng Xuân An, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) Chùa Long An là một ngôi chùa cổ tại làng Xuân An, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong với niên đại hàng trăm năm. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố của lịch sử, ngôi chùa nhìn ra mặt sông Thạch Hãn với lối kiến trúc là phiên bản của chùa Thiên Mụ - Thừa Thiên Huế là 1 điểm đến dành cho những ai muốn tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.
Tọa lạc tại địa phận của làng Xuân An, xã Triệu Thượng huyện Triệu Phong, hướng ra dòng sông Thạch Hãn yên bình và trong xanh, chùa Long An có cổng chùa được thiết kế theo lối tam quan vọng gác, hai bên sân chùa là tượng bà Quan âm bồ tát và chuông đồng, mang lại sự uy nghiêm và tĩnh lặng cho nơi này.
Diện tích chùa Long An khá rộng và cao, gồm có chính điện, nhà thờ và nhà tăng cùng các công trình phụ trợ khác. Chính điện được làm hoàn toàn bằng gỗ, thờ bổn sư, quan âm, địa tạng, tam thế với ý nghĩa giúp chúng sinh buông bỏ những muộn phiền, tham sân si mà về với bản ngã tự nhiên nhất của con người: Vị tha, bao dung và yêu thương nhau.
Tới chùa Long An, được thăm thú ngôi chùa có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, tìm hiểu mối liên hệ mật thiết giữa ngôi chùa nằm bên bờ sông Thạch Hãn và chùa Thiên Mụ - Thừa Thiên Huế, ngắm nhìn sông Thạch Hãn buồi hoàng hôn, mỗi du khách sẽ thấy lòng mình thư thái đến lạ kỳ.
3. Chùa Bình Trung (Làng Hà Châu, xã Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) Nằm ở làng Hà Trung, xã Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, chùa Bình Trung hay còn được gọi là chùa Bảo Đông là một ngôi chùa có giá trị khá đặc biệt về văn hóa lịch sử của Việt Nam, và đây cũng chính là ngôi chùa thứ 3 tại Quảng Trị mà IPA muốn chia sẻ để must – go list của các bạn khi tới tham quan Quảng Trị thêm phần đầy đủ. \
Chùa Bình Trung – xã Gio Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị (Ảnh: internet)
Chùa Bình Trung được xây dựng tại vị trí từng là khuôn viên của một đền tháp Chăm cổ, chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam từ năm 2009.
Sử sách ghi lại răng vào thế kỷ 15, cư dân Đại Việt di cư vào làng Hà Trung đã dùng đền tháp bằng đá này làm nơi thờ Phật. Đến năm 1703, vị Tham chánh Trần Đình Ân sau khi từ chức về làng đã sử dụng khu đền tháp trung tâm để ở và tu đạo.
Ông đã cho xây một nhà bia trước sân chùa, mà ngày nay vẫn còn. Công trình xây bằng gạch và vữa vôi, hình dáng như một ngôi miếu cổ. Trần nhà bia hình vòm cuốn, mặt sau xây bít kín, ba mặt còn lại mở ba cửa vòm cuốn.
Trong nhà bia là một bia đá ghi bài thơ và bài tự do chính chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng Trần Đình Ân trên một mảnh lụa khi ông cáo quan về làng.
Ngày nay, những gì còn lại của khu đền Chăm Pa thuở xưa là các phế tích nằm rải rác trong khuôn viên chùa, đáng kể là một nền móng bằng đá. Khu vực nền tháp này có diện tích khoảng 120m2. Quan sát kỹ, du khách sẽ nhận thấy tại bậc cấp dẫn lên nền được chặm khắc hoa văn tinh tế, mang đậm nét văn hóa Chăm, trên nền còn hai trụ đá có tiết diện vuông, phía đầu trụ và bên thân có những lỗ sâu hình chữ nhật và hình vuông, dấu hiệu của những điểm khớp mộng trong quá trình xây dựng chùa ngày xưa của người Chăm pa cổ.
Bậc cấp dẫn lên nền được chặm khắc hoa văn tinh tế, mang đậm nét văn hóa Chăm. (Ảnh: internet)
Tới chùa Bình Trung, du khách sẽ được thăm quan 1 ngôi chùa là di sản văn hóa của người Chăm được người Việt kế thừa và phát triển, đồng thời là một di sản gắn với danh nhân của địa phương. Đây chính là điểm đặc biệt khiến Bình Trung trở thành 1 trong những địa điểm cần phải tới đối với những du khách khi ghé thăm các ngôi chùa tại Quảng Trị.
4. Chùa Cam Lộ (Thị trấn Cam Lộ huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) Cách thành phố Đông Hà 10km, giáp đường Hồ Chí Minh, đọan đi qua Cam Lộ, bên dòng sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa Cam Lộ uy nghiêm hùng vĩ với kiến trúc hài hòa, trầm mặc trên vùng đất đã từng gánh chịu nhiều khốc liệt của chiến tranh. Đây cũng là ngôi chùa đang giữ kỷ lục “Ngôi bảo tháp Giác Nhiên thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam”.
Chùa Cam Lộ (Ảnh: internet)
Bảo tháp tọa lạc tại chùa Cam Lộ có 10 tầng, cao 38m, do công đức của Phật tử đóng góp, được xây dựng vào đầu năm 2012 và khánh thành vào năm 2014, là 1 điểm nhấn trong toàn bộ kiến trúc cảnh quan của chùa, thu hút đông đảo người dân trong tỉnh tới thăm quan, thưởng lãm.
5. Chùa Diên Thọ (Chùa Diên An – Làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) Chùa Diên Thọ tọa lạc ở làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, cách ngã ba Diên Sanh 4km và cách tỉnh lộ 8 chừng gần 500m về phía Đông bắc. Chùa thuộc hệ phái phật giáo Bắc Tông.
Một góc chùa Diên Thọ (Ảnh:internet)
Vết tích còn lại của ngôi chùa cổ ngày nay là tượng phật và bệ thờ của người Chăm mà người dân đã đào được. Còn việc nâng cấp, mở rộng ngôi chùa như hiện trạng chỉ được bắt đầu từ thế kỷ XVIII khi mà gạch ngói từ miền trong đã được đưa về Thuận Hóa để xây dựng dinh phủ và bước đầu được sản xuất tại nơi này.
Hiện nay chùa Diên Thọ còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ bằng gỗ phủ sơn như bộ tượng Tây Phương Tam Thánh, tượng Hộ Pháp... mang đậm hơi thở lịch sử và sẽ là điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn tìm hiểu về những ngôi chùa làng quê Việt Nam.
Du lịch Quảng Bình đang ngày càng phát triển và thu hút không ít mối quan tâm của khách du lịch thập phương. Đến đây bạn không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, mà còn có cơ hội trải nghiệm nền văn hóa đa dạng, đặc trưng khi viếng thăm và cầu an tại các ngôi chùa. Chùa ở Quảng Bình có niên đại từ lâu đời, là nơi ghi lại những dấu ấn và giá trị văn hóa tâm linh của người dân xứ Quảng.
Có thể nói chùa Đại Giác là một trong các ngôi chùa ở Quảng Bình có diện tích khá rộng, đây cũng là ngôi chùa thiêng ở Quảng Bình được nhiều người lui tới. Quy mô đầu tư vào ngôi chùa này rất lớn, khối kiến trúc đồ sộ. Điều đặc biệt đáng nói là trong chùa Quảng Bình này có tượng Phật A Di Đà bằng đá cao 9 mét, nặng 40 tấn. Bức tượng Phật này là một trong những bức tượng Phật bằng đá cẩm thạch lớn nhất ở cả nước.
Ngoài ra, bảo tháp A Di Đà 9 tầng cũng là một thắng cảnh thu hút nhiều du khách khi đến thăm chùa Đại Giác. Sau hơn hai năm xây dựng, ngôi chùa này đã chính thức hoàn thành vào cuối năm 2018. Cấu trúc bảo tháp chín tầng của ngôi chùa nổi tiếng ở Quảng Bình này bao gồm: trên tầng cao nhất, thờ Đức Tỳ Lô Giá Na Phật, một tuyệt tác từ ngọc bích thỉnh từ Miến Điện. Tầng dưới cùng thờ Đức Chuẩn Đề Bồ Tát với nhiều cánh tay cầm các pháp khí. Còn các tầng khác thờ tượng Phật ngồi kiết già sơn son thếp vàng.
Chùa Đại Giác là nơi con cháu Quảng Bình về lễ Phật. Ngoài ra, chùa còn là nơi lui tới mỗi dịp Tết đến, xuân về. Theo phong tục vào đầu năm mới, mọi người sẽ đến chùa Đại Giác để dâng hương và cầu phúc. Nếu có cơ hội, bạn có thể đến ngôi chùa nổi tiếng ở Quảng Bình này để cầu nguyện và cảm nhận sự tráng lệ của nó nhé
2. Chùa Hoằng Phúc – Ngôi chùa cổ Quảng Bình
Chùa Hoằng Phúc với lịch sử hơn 700 năm được cho là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Trải qua nhiều năm lịch sử, ngôi chùa này đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử và trải qua sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Ngày nay, chùa Hoằng Phúc gần như đã được trùng tu nguyên trạng, mang phong cách và nét đặc trưng của một ngôi chùa cổ thời nhà Trần. Được hoàn thành vào năm 2016, ngôi chùa đã được đưa vào danh sách danh lam thắng cảnh Quảng Bình.
Tại chùa Hoằng Phúc, du khách như được sống lại lịch sử hào hùng của tổ tiên. Chùa là nơi nuôi dưỡng lực lượng cách mạng, cất giấu vũ khí, họp bàn kế hoạch tiến công, tuyển chọn, huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ, góp phần vào thắng lợi trong công cuộc lập lại hòa bình. Ngoài giá trị lịch sử, chùa Hoằng Phúc hiện nay còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị văn hóa phải kể đến như: Địa tạng Vương Bồ Tát, tượng Phật Quan Thế âm Bồ Tát, quả chuông đồng lớn đúc vào thời vua Minh Mạng và một số pháp khí được người xưa điêu khắc tinh xảo.
Ngày nay, chùa Hoằng Phúc là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, đặc biệt là đời sống tín ngưỡng của người dân Quảng Bình và du khách thập phương. Chúng ta hãy một lần đến với ngôi chùa cổ này để cảm nhận vẻ đẹp cổ kính, thiền định và cầu mong những điều tốt đẹp.
3. Chùa Non (Kim Phong) – Chùa cầu công danh Quảng Bình
Chùa Non (hay chùa Kim Phong) được xây dựng từ thời đại của vua Lê Hy Tông. Cho đến nay, ngôi chùa này đã có lịch sử hơn 300 năm. Sau chiến tranh, chỉ còn lại ngôi đền nhỏ và nền cũ của chùa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đến đây để dâng hương lễ Phật và kể cho nhau nghe sự tích về núi ở núi Thần Đinh. Đặc biệt trong ngày mùng 1 Tết cổ truyền, người dân đến chùa ngoại cảnh vãn cảnh, dâng hương cầu an lành cho năm mới.
Chùa Non (Kim Phong) tọa lạc trên đỉnh núi Thần Đinh. Để đến được ngôi chùa cổ kính này, du khách phải leo gần 1.300 bậc đá. Tuy nhiên, vẫn có nhiều du khách không ngại lên đường dâng hương.
Di tích tâm linh chùa Non trên núi Thần Đinh cũng là một trong các ngôi chùa nổi tiếng ở Quảng Bình. Nhiều người truyền tai nhau rằng những ai thành tâm đến đây uống nước từ giếng tiên tại chùa Non sẽ được bình an, tốt lành và khỏi bệnh tật. Chính vì thế, bất cứ ai đến chùa Non cũng muốn được nếm thử những ngụm nước thần kỳ này.
4. Chùa Quan Âm Tự – Điểm du lịch tâm linh Quảng Bình
Chùa Quan Âm Tự thuộc xã Đức Trạch, tương truyền cuộc sống và công việc làm ăn của cả làng phát đạt là do từ khi thành lập chùa. Chính vì vậy, nhiều du khách phương xa đến đây để cầu làm ăn “thuận buồm xuôi gió”. Đặc biệt ngày mùng 1 Tết, chùa là một trong những điểm đến tâm linh của người dân Quảng Bình để cầu bình an. Chùa Quan Âm Tự cũng là một ngôi chùa nổi tiếng ở Quảng Bình.
Theo truyền thuyết của ngôi chùa, truyền thuyết kể rằng một ngư dân đã vô tình kéo được một bức tượng Phật bằng đá khi đang đánh cá. Một lúc sau, anh ta đến được một bệ đá, 2 cối và 2 chày đá. Người dân trong làng nhận thấy đây là điềm lành nên đã lập đền thờ Quan Âm và cầu may. Ngoài việc tôn trí tượng Phật, chùa Quan Âm còn là nơi hướng dẫn mọi người hiểu chân, thiện, mỹ. Trải qua hơn 140 năm, chùa Quan Âm Tự còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Và đây cũng là ngôi chùa cầu con ở Quảng Bình nổi tiếng được nhiều người lui tới.
5. Chùa Yên Quốc – Ngôi chùa nổi tiếng ở Quảng Bình
Chùa Yên Quốc được hình thành vào năm 1533 tại một ngôi làng nhỏ ở phía nam gần bờ Gianh. Sau trận lụt năm Ất Mão, chùa bị hư hại, đến năm 1917, chùa được dời đến làng Tây Hóa, thị trấn Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, nơi tọa lạc ngày nay.
Hơn 30 năm chiến tranh tàn phá chùa hư hỏng, mất mát vật dụng, tượng Phật còn lại nhiều lần phải di dời. Trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2006, chùa đã được sửa chữa nhiều lần, nhưng chỉ sửa chữa được một số vật dụng nhỏ. Vào ngày 19 tháng 10 năm 2007 hoặc ngày 9 tháng 9 năm Định Hải, chùa đã được sửa sang lại cơ bản, người dân an tâm hơn là đến các nơi để hương khói cầu phúc.
6. Chùa An Xá – Chùa ở Quảng Bình linh thiêng
Chùa An Xá tọa lạc tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cách trung tâm Đồng Hới khoảng 40 cây số về phía nam. Thuộc Phật giáo Đại thừa hay Bắc Tông, chùa An Xá được xây dựng từ những năm 1900 và là một trong các chùa ở Quảng Bình có công trình kiến trúc đặc biệt, hiếm hoi còn giữ được dáng vẻ ban đầu của ngôi chùa cổ. Hiện trong chùa không có sư trụ trì hay sư sãi, nhưng người dân tin tưởng ông Trần Xứ để thắp hương và trông coi chùa.
Điểm nhấn nổi bật nhất chính là tiền sảnh, nơi bố trí 3 cánh cửa có chiều cao và chiều rộng bằng nhau khá đẹp mắt. Bức tường của sảnh vào được chia làm ba phần, phần trung tâm chạm khắc chi tiết “An Xá Tự”. Với bố cục cân đối này, An Xá Tự không chỉ mang vẻ đẹp thuần khiết của ngôi chùa mà còn toát lên sự vững chãi, thanh tịnh của di tích lịch sử trong lòng người dân.
7. Chùa Lý Hòa (Chùa Vĩnh Phước) – Ngôi chùa độc đáo ở Quảng Bình
Nếu đến Quảng Bình, hãy thử đặt chân đến Làng Lý Hòa. Ngôi làng này giống như một bán đảo nhỏ nằm bên dòng sông huyền thoại. Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với một ngôi chùa kiến trúc độc đáo và hiếm có. Đó là chùa Vĩnh Phước hay người dân địa phương gọi là chùa Lý Hòa. Điểm độc đáo của ngôi chùa này là tất cả các công trình từ nhỏ đến lớn đều được sơn màu trắng.
Chùa Lý Hòa được xây dựng dưới thời trị vì của vua Lê Ý Tông và bị tàn phá nặng nề do chiến tranh. Năm 2000, chùa được vợ chồng Lý Hòa tái đầu tư và thiết kế lại ban đầu. Ý tưởng chính của thiết kế bảo tháp là sự giao hòa của trời, đất, con người và tư tưởng của tam giáo (Nho, Lão, Phật).
Tháng 11 năm 2011, chùa Vĩnh Phước được hoàn thành và đón khách du lịch. Nếu có cơ hội đến với làng Lý Hòa, bạn đừng quên ghé thăm chùa Vĩnh Phước và chiêm ngưỡng ngôi chùa độc đáo này nhé!
8. Chùa Thanh Quang – Ngôi chùa ở Quảng Bình có niên đại lâu đời
Chùa Thanh Quang được xây dựng trong giai đoạn Phật Giáo Quảng Bình vẫn đang thuở sơ khai và có niên đại ít nhất cũng trên 300 năm tuổi. Có lẽ chính bởi vậy mà ngôi chùa này được người dân nơi đây vô cùng xem trọng và gìn giữ cẩn thận. Chùa tọa lạc tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ngôi chùa ở Quảng Bình này không chỉ là địa điểm tham quan nổi tiếng, là nơi chiêm bái của các Phật tử trên cả nước mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tâm linh đặc trưng của con dân Quảng Bình.
Với chiều dài lịch sử lâu đời, chùa Thanh Quang đã đi cùng đất nước ta qua bao nhiêu thời đại. Từ thời Trịnh – Nguyễn còn phân tranh, chùa bị phá sập hoàn toàn và chỉ được khôi phục lại khi Nhà Nguyễn bình định đất nước, Phật Giáo Quảng Bình được phục hưng. Tiếp nối sự kiện lịch sử ấy, vào thời chiến tranh Pháp – Mỹ, chùa Quảng Bình này một lần nữa sụp đổ bởi mưa bom bão đạn, đến mức chỉ còn vòm cổng tam qua và bệ thờ trơ trọi. Chùa không thể khôi phục lại trong thời đất nước còn gian nan ấy, mãi cho đến những năm 1900 trở lại đây, khi chiến tranh kết thúc và cuộc sống cũng dần ổn định. Người dân Quảng Bình mới có cơ hội tìm hiểu và xây dựng lại ngôi chùa.
Tổng thể kiến trúc chùa Thanh Quang ngày nay được tu bổ vô cùng kiên cố với Cổng Tam quan đồ sộ, tượng đài Quan Thế Âm được chạm khắc công phu hay Ngôi Chánh điện chùa khang trang với kiến trúc độc lạ… Nơi đây không chỉ là nơi lui tới của các Phật từ trên cả nước, đón con dân mọi miền đến thăm viếng và cầu an mà còn là nơi diễn ra các buổi học Phật pháp, tu đạo hướng thiện cho nhân dân vô cùng ý nghĩa.
9. Chùa Ngọa Cương – Ngọa Linh Tự
Khi đề cập đến các ngôi chùa ở Quảng Bình thì không thể không nhắc đến chùa Ngọa Cương – ngôi chùa nổi tiếng ở Quảng Bình gắn liền với các cuộc kháng chiến, phong trào cách mạng thời kỳ đất nước còn loạn lạc. Chùa Ngọa Cương hay Ngọa Linh Tự tọa lạc trên một ngọn núi cao ở thôn Ngọa Cương, xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ngôi chùa Quảng Bình này được xây dựng từ thế kỷ 16, từ các công cụ đơn sơ, mộc mạc như tre nứa. Mãi cho đến những năm 1860, chùa mới được người dân nơi đây góp công, góp sức lại và xây dựng khang trang kiên cố hơn.
Ngôi chùa nổi tiếng ở Quảng Bình này gắn liền với lịch sử dân tộc, là nơi những ý chí quyết tâm, những cuộc khởi nghĩa kháng chiến bắt đầu được nhen nhóm. CHính bởi vậy chùa Ngọa Cương cũng là một trong số các điểm bị tàn phá vô cùng nặng nề. Ngày nay, chùa không chỉ là chốn linh thiêng, là nơi những người con khắp mọi miền tổ quốc lui đến để cầu an, cầu phúc. Mà còn là nơi gửi gắm bao tâm tình, ý nguyện, những khát vọng tâm linh và đặc trưng văn hóa vùng miền của người nơi đây.
10. Chùa Phổ Minh – Ngôi chùa nổi tiếng ở Đồng Hới
Chùa Phổ Minh hay Sắc Tứ Phổ Minh Tự là ngôi chùa nổi tiếng ở Đồng Hới, một thời từng là Trung tâm Văn hóa Phật giáo nổi tiếng ở tỉnh Quảng Bình. Chùa được sáng lập từ năm 1920 bởi Hòa thượng Phổ Minh (pháp danh Hồng Tuyên). Và tọa lạc tại thôn Đức Trường, phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Chùa Phổ Minh là nơi xuất thân của nhiều vị cao tăng đạo hạnh, những người có công lớn trong việc hưng thịnh lại nền Phật Giáo Quảng Bình từ thập niên 50 – 60 của thế kỷ 20. Điển hình là hòa thượng Phổ Minh – người đã gây dựng nên ngôi chùa ở Quảng Bình này làm nơi tu đạo cho nhiều Phật tử địa phương và có công trong việc chấn hưng lại Phật giáo Quảng Bình. Hay hòa thượng Thích Trí Quang – trụ trì chùa Phổ Minh năm 1943, một vị cao tăng thạc đức, bậc chân tu đạo hạnh, ngài là nhà Phật học Quảng Bình lỗi lạc, và là tác giả, dịch giả của nhiều tác phẩm văn học Phật giáo nổi tiếng ở Việt Nam.
Văn hóa tín ngưỡng là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, việc bảo vệ di sản đền chùa luôn được đặt lên hàng đầu. Trên đây là những ngôi chùa thiêng ở Quảng Bình. Hy vọng bạn sẽ tìm được một chốn bình yên để lễ Phật. Và nếu bạn muốn có một chuyến tham quan thật thoải mái, hãy để QBTravel tư vấn thuê xe du lịch ở Quảng Bình nhé!