Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM QUA TỪNG THỜI KỲ LỊCH SỬ

 


CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM QUA TỪNG THỜI KỲ LỊCH SỬ

Dân tộc Việt Nam anh hùng đã trải qua hơn bốn ngàn nǎm lịch sử dựng nước và giữ nước. Với ý chí quật cường ông cha ta đã viết nên những trang sử vàng chói lọi làm vẻ vang cho dân tộc ta, đất nước ta.

Quá khứ và hiện tại, lịch sử và cảnh quan, thiên nhiên và con người hoà quyện nhau như đưa ta về cội nguồn ngàn nǎm bất khuất của dân tộc để tìm hiểu, để khám phá, để tin tưởng ở khí phách, tài trí, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, truyền thống vǎn hiến và ý chí thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn chuyên đề Các triều đại Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Các bạn sẽ có dịp tìm hiểu sâu hơn nữa quá trình phát triển kế tiếp nhau của các triều đại, các ông vua bà chúa từ thời kỳ đầu dựng nước của các vua Hùng đến vị vua cuối cùng Bảo Đại. Tư liệu trong Chuyên đề được sử dụng từ cuốn: "Các triều đại Việt Nam" của tác giả Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng, Nxb Thanh niên - HN 1999 và cuốn: "Vua trẻ trong lịch sử Việt Nam" của tác giả Vũ Ngọc Khánh, Nxb Thanh niên - HN 1999.

Thời kỳ

Tên triều đại

 Các vị vua

Năm trị vì

Tuổi thọ

Việt Nam thời kỳ dựng nước

Truyền thuyết Kinh  Dương Vương và Hồng Bàng Thị

 

2879-258 TCN

 

Nước Văn Lang và các vua Hùng

 

 

 

Nhà Thục và nước Âu Lạc

An Dương Vương
 (Thục Phán)

257 - 207 TCN

 

Nhà Triệu và nước Nam Việt

Triệu Vũ Vương

207 - 137 TCN

 

Triệu Văn Vương

137 - 125 TCN

 

Triệu Ai Vương

113 - 112 TCN

 

Triệu Dương Vương

112 - 111 TCN

 

Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất và thứ hai

Giao Chỉ và nhà Tây Hán

 

111 TCN - 39

 

Nhà Đông Hán

 

25 - 220

 

Hai Bà Trưng

Trưng Trắc - Trưng Nhị

40 - 43

 

Nhà Đông Ngô

 

222 - 280

 

Bà Triệu

Triệu Thị Trinh

248

23

Nước Vạn Xuân độc lập

Nhà Tiền Lý

Lý Nam Đế
(Lý Bí)

544 - 548

48

Triệu Việt Vương
(Triệu Quang Phục)

549 - 571

 

Hậu Lý Nam Đế
(Lý Phật Tử )

571 - 602

 

Nhà Tùy - Đường và các cuộc khởi nghĩa (Bắc thuộc lần thứ ba)

Nhà Tùy Đường
(603 - 939)

Mai Hắc Đế
(Mai Thúc Loan)

722

 

Bố Cái Đại Vương
(Phùng Hưng)

766 - 791

 

Dương Thanh

819 - 820

 

Khúc Thừa Dụ

906 - 907

 

Khúc Hạo

907 - 917

 

Khúc Thừa Mỹ

917 - 923

 

Dương Đình Nghệ - Kiều Công Tiễn

931 - 938

 

Triều Ngô 
(939 - 965)

Ngô Quyền

939 - 944

47

 

Dương Tam Kha

 

 

Hậu Ngô Vương

- Ngô Xương Ngập
- Ngô Xương Văn
- Ngô Xương Xí

950 - 965

 

Sự nghiệp thống nhất nước nhà (cuối thế kỷ X)

Nhà Đinh

Đinh Tiên Hoàng
(Đinh Bộ Lĩnh)

968 - 979

56

Phế Đế
(Đinh Toàn)

979 - 980

27

Nhà Tiền Lê
(980 - 1009 )

Lê Đại Hành
(Lê Hoàn)

980 - 1005

65

Lê Trung Tông
(Long Việt)

1005

23

 

1005 - 1009

24

 

 

 

 

 

Từ thế kỷ XI đến thời kỳ thuộc Pháp 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Triều Lý
(1010 - 1225)

Lý Thái Tổ
(Lý Công Uẩn)

1010 - 1028

55

Lý Thái Tông
(Lý Phật Mã)

1028 - 1054

55

Lý Thánh Tông
(Lý Nhật Tông)

1054 - 1072

50

Lý Nhân Tông
(Lý Càn Đức)

1072 - 1127

63

Lý Thần Tông
(Dương Hoán)

1128 - 1138

23

Lý Anh Tông
(Lý Thiên Tộ)

1138 - 1175

40

Lý Cao Tông
(Lý Long Cán)

1176 - 1210

38

Lý Huệ Tông
(Lý Sảm)

1211 - 1224

33

Lý Chiêu Hoàng
(Lý Phật Kim)

1224 - 1225

60

Triều Trần
(1225 - 1400)

Trần Thái Tông
(Trần Cảnh)

1225 - 1258

60

Trần Thánh Tông
(Trần Hoảng)

1258 - 1278

51

Trần Nhân Tông
(Trần Khâm)

1279 - 1293

50

Trần Anh Tông
(Trần Thuyên)

1293 - 1314

54

Trần Minh Tông
(Trần Mạnh)

1314 - 1329

58

Trần Hiến Tông
(Trần Vượng)

1329 - 1341

23

Trần Dụ Tông
(Trần Hạo)

1341 - 1369

33

Trần Nghệ Tông
(Cung Tĩnh Vương)

1370 - 1372

74

Trần Duệ Tông
(Trần Kính)

1372 - 1377

40

Trần Phế Đế
(Trần Hiền)

1377 - 1388

27

Trần Thuận Tông
(Chiêu Định Vương)

1388 - 1398

22

Trần Thiếu Đế

1398 - 1400

 

Triều Hồ
(1400 - 1407)

Hồ Quý Ly

1400

 

Hồ Hán Thương

1401 - 1407

 

Triều Hậu Trần
(1407 - 1413)

Giản Định Đế
(Trần Quỹ)

1407 - 1409

 

Trần Quang Đế
(Trần Quý Khoáng)

1409 - 1413

 

Kỷ Thuộc Minh

 

1414 - 1417

 

Triều Lê Sơ
(1428 - 1527)

Lê Thái Tổ
(Lê Lợi)

1428 - 1433

49

Lê Thái Tông
(Lê Nguyên Long)

434 - 1442

20

Lê Nhân Tông
(Lê Bang Cơ)

1443 - 1459

19

Trần Nghi Dân

1459-1460

 

Lê Thánh Tông
(Lê Tư Thành)
1460 - 149756

Lê Hiến Tông
(Lê Tranh)

1497 - 1504

44

Lê Túc Tông
(Lê Thuần)

1504

17

Lê Uy Mục
(Lê Tuấn)

1505 - 1509

22

Lê Tương Dực
(Lê Dinh)

1510 - 1516

24

Lê Chiêu Tông
(Lê Y)

1516 - 1522

26

Lê Cung Hoàng
(Lê Xuân)

1522 - 1527

21

Triều Mạc 
(1527 - 1592)

Mạc Đăng Dung

1527 - 1529

 

Mạc Đăng Doanh

1530 - 1540

 

Mạc Phúc Hải

1541 - 1546

 

Mạc Phúc Nguyên

1546 - 1561

 

Mạc Mậu Hợp

1562 - 1592

31

Triều Hậu Lê
(Lê Trung Hưng)
Nam - Bắc Triều

 

Lê Trang Tông
(Lê Duy Ninh)

1533 - 1543

34

Lê Trung Tông
(Lê Huyên)

1548 - 1556

22

Lê Anh Tông
(Lê Duy Bang)

1556 - 1573

42

Lê Thế Tông
(Lê Duy Đàm)

1573 - 1599

33

Lê Kính Tông
(Lê Duy Tân)

1600 - 1619

 

Lê Thần Tông
(Lê Duy Kỳ)

1619 - 1643

56

Lê Chân Tông
(Lê Duy Hiệu)

1643 - 1649

19

Lê Thần Tông
(Lê Duy Kỳ)

1649 - 1662

56

Lê Huyền Tông
(Lê Duy Vũ)

1663 - 1671

18

Lê Gia Tông
(Lê Duy Khoái)

1672 - 1675

15

Lê Hy Tông
(Lê Duy Hợp)

1676 - 1704

54

Lê Dụ Tông
(Lê Duy Đường)

1705 - 1728

52

Hôn Đức Công

1729 - 1732

 

Lê Thuần Tông
(Lê Duy Phương)

1732 - 1735

37

Lê Ý Tông
(Lê Duy Thận)

1735 - 1740

40

Lê Hiển Tông
(Lê Duy Diên)

1740 - 1786

70

Lê Chiêu Thống
(Lê Mẫn Đế)

1787 - 1789

28

Triều Tây Sơn

Thái Đức Hoàng đế
(Nguyễn Nhạc)

1778 - 1793

 

Quang Trung Hoàng đế
(Nguyễn Huệ)

1789 - 1792

40

Cảnh Thịnh Hoàng đế
(Nguyễn Quang Toản)

1792 - 1802

20

Chúa Trịnh
(1545 - 1786)

Trịnh Kiểm

1545 - 1570

68

Trịnh Tùng

1570 - 1623

74

Trịnh Tráng

1623 - 1652

81

Trịnh Tạc

1653 - 1682

77

Trịnh Căn

1682 - 1709

77

Trịnh Cương

1709 - 1729

44

Trịnh Giang

1729 - 1740

51

Trịnh Doanh

1740 - 1767

48

Trịnh Sâm

1767 - 1782

44

Trịnh Tông

1782 - 1786

24

Trịnh Bồng

1786 - 1787

 

Chúa Nguyễn
(1600 - 1802)

Nguyễn Hoàng

1600 - 1613

89

Nguyễn Phúc Nguyên

1613 - 1635

73

Nguyễn Phúc Lan

1635 - 1648

48

Nguyễn Phúc Tần

1648 - 1687

68

Nguyễn Phúc Trăn

1687 - 1691

43

Nguyễn Phúc Chu

1691 - 1725

51

Nguyễn Phúc Chú

1725 - 1738

43

Nguyễn Phúc Khoát

1738 - 1765

52

Nguyễn Phúc Thuần

1765 - 1777

24

Nguyễn Phúc Ánh

1781 - 1802

59

Triều Nguyễn thời kỳ độc lập
(1802 - 1883)

Gia Long Hoàng Đế
(Nguyễn Ánh)

1802 - 1819

59

Minh Mệnh Hoàng đế
(Nguyễn Phước Đảm)

1820 - 1840

50

Thiệu Trị Hoàng đế
(Miên Tông)

1841 - 1847

41

Tự Đức Hoàng đế
(Hồng Nhậm)

1848 - 1883

55

Thời kỳ bắt đầu thuộc Pháp

Dục Đức
(Ưng Chân)

1883 (làm vua 3 ngày)

30

Hiệp Hòa
(Hồng Dật)

6/1883 - 11/1883

36

Kiến Phúc
(Ưng Đăng)

12/1883 - 8/1884

15

Hàm Nghi
(Ưng Lịch)

8/1884 - 8/1885

64

Đồng Khánh
(Ưng Đường)

1885 - 1888

25

Thành Thái
(Bửu Lân)

1889 - 1907

74

Duy Tân
(Vĩnh San)

1907 - 1916

46

Khải Định
(Bửu Đảo)

1916 - 1925

41

Bảo Đại
(Vĩnh Thụy)

1926 - 1945

85

ĐỀN CỬA ĐÔNG

Đền Cửa Đông nằm ở phía đông Thành cổ Lạng Sơn, nay là số 67A đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, bên bờ phía Tây của dòng sông Kỳ Cùng.

Đền có tên chữ là Đông Môn Từ và tên cũ là Đền Bạch Đế hay Đền Quan Lớn Tam Phủ. Trong sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” ghi chép: “Đền Bạch Đế nằm ở phía Đông tỉnh thành. Địa phận xã Mai Pha thuộc Châu Ôn, thờ Thủy Thần”. Theo các nhà nghiên cứu nhận định và căn cứ vào một số tài liệu ghi chép về đền, cho rằng Đền được xây dựng muộn nhất là vào khoảng giữa thế kỷ XVIII. Đối tượng thờ chính của Đền là thần Bạch Đế (tức là thờ thủy thần, thần sông, thần rắn), đó là đặc trưng của cư dân nông nghiệp gieo trồng lúa nước thờ tự theo mô típ “Ông Cộc – Ông Dài” thần sông nước như trong các truyền thuyết của Việt Nam.

Đền là một di tích tôn giáo – tín ngưỡng được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Đinh, cửa chính đền quay hướng chính Đông nhìn ra sông Kỳ Cùng, cổng vào Đền quay mặt hướng chính Tây, trên bức tường sau Đền ở phía tây có trang trí và đắp hai chữ đại tự lớn “Đông Môn”, cổng Đền liền kề ngay đó về phía tay phải. Cấu trúc Đền gồm 3 phần liền nhau: Nghi môn – Chính điện – Tả hữu vu.

Đền Cửa Đông hiện nay ngoài thờ thần sông “Bạch Đế” còn là nơi thờ Mẫu và Đức Thánh Trần./.

ĐỀN KỲ CÙNG LẠNG SƠN VÀ SỰ TÍCH QUAN ĐỆ NGŨ TUẦN TRANH

Đền Kỳ Cùng (còn gọi đền Quan Lớn Tuần Tranh) nằm ngay đầu cầu bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, thuộc phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Tấm bia lưu giữ tại đền cho biết: Đền xưa làm bằng đất, lợp ngói, được trùng tu vào những năm 1928, 1931, 1967. Sau đó, do thiên tai và chiến tranh tàn phá, ngôi đền không còn, nhân dân quanh vùng xây lại đền thờ trên nền cũ có sự pha trộn giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại; nhiều đồ thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng được làm mới.

Truyền thuyết xưa kể lại:

Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh, hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh. Là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu.

Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng.

Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn.

Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng. Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình.

Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội.

Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to.

Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.

Hai cặp rồng, một cặp sư tử đá chầu trước cửa tăng vẻ thâm nghiêm cho đền. Phía ngoài có hai tháp chuông và trống xây chồng diêm, tám mái với những đầu đao cong vút. Trong đền còn lưu giữ được một số hoành phi, đại tự có niên đại từ thời Lê, Nguyễn cùng ngai, tán, lọng, đỉnh, đôi hạc đồng và các pho tượng cổ có giá trị mĩ thuật cao.

Ông Cao Văn Hân, 66 tuổi, hơn 10 năm trông coi đền cho biết: Lễ hội Đền Kỳ Cùng tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm có rước kiệu thể hiện ý nghĩa thành kính, sự tri ân công đức với các bậc tiền nhân góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Trong đám rước, những thanh thiếu niên khỏe mạnh, trang phục lộng lẫy khiêng đỉnh hương trầm; đội múa rồng, múa sư tử vây quanh. Đoàn rước đi vòng qua các dãy phố, cứ đến ngã ba, ngã tư lại múa quay vòng. Các gia đình dọc bên đường chuẩn bị mâm lễ cầu tài, cầu lộc, cầu an khang thịnh vượng. Có nhà còn dựng rạp đón đoàn khiến không khí lễ hội thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Phần hội có các trò chơi dân gian như cờ người, chọi chim, đẩy gậy; thi gói bánh chưng truyền thống và bày mâm ngũ quả… Tham gia lễ hội, du khách cảm nhận được đời sống tâm linh phong phú đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, ẩn chứa những giá trị chân – thiện – mĩ của người dân Xứ Lạng.

Đền Quan Tuần Tranh- ngôi đền linh thiêng tại Ninh Giang

Đền Tranh hay còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh nằm ở gần bến đò Tranh, Tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại thời Lê và Nguyễn, nay thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, thờ vị thần sông nước coi khúc sông. Đền Tranh hay còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh nằm ở gần bến đò Tranh, Tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại thời Lê và Nguyễn, nay thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, thờ vị thần sông nước coi khúc sông. Đây là một ngôi đền lớn thờ nhân vật mang tính huyền thoại theo tín ngưỡng dân gian.

Ngôi đền này ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nằm sát bến sông, vì vậy thường bị tác động của thủy triều và dòng nước xoáy. Do bờ sông thường bị xói lở nên đến năm 1935, người dân lập một đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên (nay thuộc thị trấn Ninh Giang). Ngôi đền mới này vẫn được dân chúng giữ tên gọi là Đền Tranh. Ngày lễ hội chính của đền Tranh được mở từ ngày 25/2 âm lịch ( hiện nay là 14/2 Âm Lịch).

Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh. Hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh. Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông cũng giáng dưới thời Hùng Định Vương (Hùng Triều Thập Bát), trong một gia đình ở phủ Ninh Giang (nay là Hải Dương), ông cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu. Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng. Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình. Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội.

Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống giặc Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.

Trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông, cùng với Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Ngũ cũng là một vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân xa gần tôn kính phụng thờ. Tuy trong hàng Năm Toà Ông Lớn, ông được thỉnh cuối cùng nhưng lại hay ngự về đồng nhất (bất cứ ai hầu Tứ Phủ, bất cứ dịp tiệc, đàn lễ nào đều phải thỉnh Quan Tuần Tranh về ngự). Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.

Quan Lớn Tuần Tranh cũng được thờ ở rất nhiều nơi nhưng phải kể đến hai nơi nổi tiếng bậc nhất: đầu tiên là Đền Ninh Giang hay Đền Quan Lớn Tuần Tranh lập bên bến sông (bến đò) Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương (là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích) và Đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng, qua cầu Kì Lừa (là nơi ông bị lưu đày). Ngày tiệc chính của quan là ngày 25/5 âm lịch (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này), ngoài ra vào ngày 14/2, các đền thờ ông cũng mở tiệc đón ngày đản sinh của quan.

Đến giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX, đền Tranh được tôn tạo với quy mô khá lớn, kiến trúc theo kiểu Trùng thiềm điệp ốc với những cung và gian thờ khác nhau. Năm 1946, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, nhiều hạng mục ngôi đền bị tháo gỡ.

Đến những năm 60 của thế kỷ XX, đền được chuyển về phía bắc của thị trấn Ninh Giang cách đền cũ khoảng 300m, nay thuộc địa phận thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang. Đền Tranh qua ba lần chuyển dời cùng nhiều lần trùng tu tôn tạo, đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử và tích hợp được nét đẹp của văn hóa Việt. Căn cứ vào hệ thống bia ký tại đền cho biết, vào năm Tự Đức thứ 5 (1852) đền đã có nhiều người công đức để tu tạo.

Người ta truyền rằng ” đền Tranh thiêng lắm, cầu gì được lấy”nên hàng năm khách thập phương từ các nơi về đây khá đông.

NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...