Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Phân biệt ý nghĩa của Đình Đền Chùa Miếu

Vào ngày đầu năm, mọi người thường hay đi lễ chùa cầu an. Những địa điểm như đình, đền, chùa, miếu mạo... Cũng là những địa điểm thờ cúng trong đời sống tâm linh của người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của các công trình này thờ ai. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ cho các bạn một số thông tin để phân biệt sự khác nhau giữa đình, đền, chùa, miếu và các công trình tín ngưỡng khác.

10 ngôi chùa cầu may linh thiêng nhất cho năm mới

Bài khấn khi đi chùa

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am,... Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó. Cho nên có rất nhiều người đi chùa mà không hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa, ở gần nhà có cái đình mà cũng không hiểu vì sao cái đình lại "mọc" lên ở đó,...

Cách phân biệt Đình, Đền, Chùa, Miếu, Phủ...

1. Chùa là gì?

Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.

Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

Phân biệt ý nghĩa của Đình Đền Chùa Miếu

2. Đình là gì?

Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.

Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.

3. Đền là gì?

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.

Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần... thờ các anh hùng dân tộc.

Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh...thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

Phân biệt ý nghĩa của Đình Đền Chùa Miếu

4. Miếu là gì?

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.

Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.

Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam)

5. Nghè là gì?

Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm Giàng – Hải Dương).

Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh.

Phân biệt ý nghĩa của Đình Đền Chùa Miếu

6. Điện thờ là gì?

Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.

Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,...

7. Phủ là gì?

Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật). Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

Phân biệt ý nghĩa của Đình Đền Chùa Miếu

8. Quán là gì?

Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh. Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa. Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng).

Đền Bồng Lai Ninh Bình thờ Cô Đôi Thượng Ngàn

Cô Đôi Thượng Ngàn là thánh cô nổi tiếng trong Tứ Phủ Thánh Cô. Đền thờ Cô ở mọi miền đất nước, nhưng nổi lên trên cả là hai ngôi đền cùng có tên Bồng Lai gắn với truyền thuyết sinh hóa của Cô.

 

Tượng Cô Đôi Thượng Ngàn tại đền Bồng Lai Ninh Bình

 

       Đền Bồng Lai thứ nhất tọa lạc thôn Bồng Lai, xã Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình  gắn với sự tích giáng sinh của Cô. Ngôi đền này có tên cổ là: Đền Thượng Bồng Lai Cổ Linh Từ. Đền Bồng Lai ở Cao Phong, Hòa Bình (Còn gọi là Đền Bồng Lai Thượng Cao Phong) là nơi gắn với sự tích Cô hóa và hiển thánh. 

 

Cảnh đền Cô Đôi Thượng Ngàn Nho Quan, Ninh Bình

Thăng trầm của Đền Cô Đôi Thượng Ngàn Ninh Bình

 

        Đền Bồng Lai Ninh Bình được xây dựng từ thời Trần và được trùng tu nhiều lần với nhiều thăng trầm.  Trước đây, nơi thờ Cô là một ngôi đền nhỏ, nhưng rất khang trang. Sau khi, đất nước được giải phóng khỏi ách thực dân Pháp, trong phòng trào chống mê tín dị đoan, đền đã bị phá dỡ, nay chỉ còn giữ lại được một lư hương và một sắc phong. Các đồ tế tự và các sắc phong khác đều bị đốt, thất lạc. Sau sự kiện đó, nhân dân đã bí mật dựng lên một ngôi miếu nhỏ để tiếp tục thờ phụng Cô bằng lô hương còn giữ được. Nhưng, ngôi miếu một lần nữa lại tiếp tục bị chính quyền cho đốt, cho ủi để phá bỏ nhưng không được. Cho đến tận 2006, khi nhà nước cởi mở về tôn giáo, Hội người cao tuổi của làng đã họp và quyết định mời thầy về để chủ trì tôn tạo. Dưới sự góp sức của bà con trong làng và thập phương cùng thầy chủ trì đến tận 2010, ngôi đền như ngày nay mới được hình thành. Năm 2015 cổng Tam quan mới được chính thức xây dựng.

      Đây là một ngôi đền thiêng, nên đã được nhiều triều đại phong kiến có sắc phong. Tuy nhiên, hiện nay sau nhiều biến cố ngôi đền chỉ còn giữ lại được một sắc phong. Đó là sắc phong của Vua Khải Định.

 

Tam Quan đền Bồng Lai Ninh Bình

Những câu chuyện ly kỳ về sự linh thiêng của Đền Cô Bồng Lai Ninh Bình

 

       Đây là một ngôi đền thiêng với nhiều câu chuyện kỳ bí. Nhiều câu chuyện cổ về sự linh thiêng của thời xưa cũng nhiều mà thời nay cũng lắm. Chuyện ngày xưa thì nhiều nhưng chỉ là chuyện truyền nhau nên tạm gác lại. Chúng ta chỉ điểm lại vài chuyện gần đây:

       Trong phong trào chống tín dị đoan vào những năm 60 của thế kỷ hai mươi, sau khi ngôi đền bị phá, có một gia đình có 11 người con, trong đó chỉ có 1 cậu con trai là út, đã vô tình chặt một cây duối to lâu đời ở phía sau ngôi đền để định làm củi đun. Khi chặt xong chưa kịp kéo về nhà thì cậu con trai khi đó mới bốn tuổi đã tự nhiên trúng gió. Gia đình vội vàng đưa đi bệnh viện nhưng không qua khỏi trước khi đến bệnh viện. Không biết đó có phải sự báo ứng của Cô hay không, hay chỉ là sự trùng hợp, nhưng từ đó đến nay hai cụ của cậu con trai đó đã gần 90 tuổi và các con vẫn thường xuyên đến lễ Cô như một sự hối hận.  Hiện nay hai cụ vẫn khỏe mạnh, các con đều trưởng thành ăn gia làm nên. Người ta bảo, có lỗi thì Cô trách, có tâm cô lại chứng.

      Sau khi ngôi đền cổ bị phá dỡ, các vật dụng, đòn tay, ngói... bị nhiều người lấy về nhà. Nhiều gia đình đó sau này lục đục, có người điên dại, có người chó dại cắn, có người lâm bệnh. Chuyện này có thể chỉ là ngẫu nhiên, không đáng nói. Nhưng có chuyện khó lý giải: Khi ngôi đền bị phá, bà con có dựng lại một ngôi miếu nhỏ. Ngôi miếu được lợp bằng cỏ gianh, chính quyền lại cho người đến đốt bỏ. Nhưng kỳ lạ thay lớp cỏ gianh là loại cỏ rất dễ cháy thế mà chỉ cháy một ít ở lớp dưới rồi tắt lịm.  Thời gian sau, hợp tác xã lại cho máy ủi đến để ủi phá ngôi miếu để mở rộng đất canh tác, nhưng gần chục lần máy ủi bị chết máy nên cũng đành phải bỏ cuộc. Người thì bảo đó là do máy ủi cũ mới thế, có người bảo chắc là Cô ngăn cản. Nhưng sự thực là vì thế mà ngôi miếu nhỏ không bị phá.

     Khi nhà nước cởi mở hoạt động tín ngưỡng, hội người cao tuổi đã họp để bàn về việc cải tạo lại  ngôi miếu. Hầu hết mọi người đều có nguyện vọng mời một thầy tâm đức làm thủ nhang để thuận lợi chủ trì công việc tôn tạo. Tuy nhiên, người thầy được đề xuất không phải là dân gốc địa phương. Vì thế, cuộc tranh luận đã trở nên gay gắt. Ngay chiều tối hôm đó, cụ có ý kiến gay gắt nhất là không muốn người không phải gốc của làng làm thủ nhang mà ủng hộ để hội  người cao tuổi tự tổ chức đã đột ngột từ giã cõi trần. Chiều hôm đó sau khi họp xong cụ đã ra vườn của nhà vô tình đưa chân vào dây điện sử dụng làm bẫy chống chuột bảo vệ thóc mới gieo để làm mạ và đã bị điện giật. Cũng có thể đây là chuyện ngẫu nhiên, nhưng mọi người bảo hay là cụ đã chống lại lệnh Cô để điều người Cô đã chọn về làm thủ nhang. Sau này, cũng chính nhờ người thầy tâm đức này, chúng ta mới được chiêm ngưỡng một ngôi đền đẹp như ngày nay.

 

Ban thờ Hội Đồng Tứ Phủ

Kiến trúc đền Bồng Lai Ninh Bình hiện nay

 

      Đền Cô hiện nay có kiến trúc theo kiểu chữ Nhất gồm 3 gian mái phẳng lợp ngói vảy. Phía trước tiền bái có ban thờ Quan Giám Sát, tiền bái thờ Hội đồng Tứ Phủ, hai bên thờ Đức Thánh Trần Triều, Chúa Sơn Trang. Gian thượng bái thờ Cô Bản Đền và Chúa Thượng Ngàn

     Trong cung cấm thờ tượng Cô Đôi Thượng Ngàn và thờ Nàng Ân, Nàng Ái là hai hầu cận của Cô. Phía sau cô là Tam Tòa Thánh Mẫu và Chầu Quỳnh, Chầu Quế hầu cận của các Thánh Mẫu.

     Ngôi đền tuy nhỏ, nằm cạnh một cánh đồng bát ngát, phía sau là một dãy núi trùng điệp của rừng quốc gia Cúc Phương. Nơi đây, thời xưa cụ Tả Oai - Một nhà phong thủy lỗi lạc đã đánh giá là một nơi địa linh. Cùng với 3 đền, chùa, miếu quanh vùng tạo thành một tứ trấn cho vùng đất linh thiêng này.

     Đền Bồng Lai Ninh Bình tuy không thực sự nguy nga đồ sộ nhưng đến đây chúng ta có một cảm giác có gì rất ấm cúng của không gian trong lành đầy năng lượng tâm linh. Ngôi đền tuy mới được xây dựng lại nhưng kiến trúc và bài trí vẫn theo lối kiến trúc cổ, tạo nên một sự gần gũi với sức mạnh cuốn hút kỳ lạ.  Đây là một chốn bồng lai tiên cảnh linh thiêng còn ít người biết đến. Có phải chăng chỉ những người tâm thành và có duyên với Cô, Cô mới cho đến nơi đây, dù rằng đường đến đền cô hiện nay cũng rất dễ đi, ô tô chạy thẳng vào tận sân đền.

 

        

Thần tích sự sinh hóa của Cô Đôi Thượng Ngàn

 

        Cô Đôi Thượng Ngàn vốn là Sơn Tinh Công Chúa con Vua Đế Thích trên Thiên Cung. Sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái một quan lang họ Hà, chúa đất người Mường ở vùng rừng núi Nho Quan. 

Ban thờ Quan Giám Sát

 

        Chuyện kể rằng: Vị quan lang họ Hà người Mường, ông nổi tiếng khắp vùng về nhân đức, phát tâm thiện nguyện, cứu giúp dân nghèo. Hai ông bà đã vào trạc ngũ tuần, nhưng vẫn chưa có một mụn con nào. Hai ông bà bèn lập đàn tế trời, cầu khẩn. Ngọc Hoàng trên thiên giới cảm kích tấm tình ông bà mới sai cô xuống hạ giới, đầu thai làm con ông bà để thưởng cho cái đức độ, tiết tháo của ông. 

        Năm cô lên bốn tuổi, gia định vị quan lang chuyển tới làm quan ở Huyện Cao Phong, châu Mai Đà, tỉnh Hưng Hóa.  Năm Cô mười hai tuổi đã xinh đẹp tuyệt trần da trắng, tóc mượt, mặt tròn, lưng ong thon thả. Khi Mẫu Thượng Ngàn thử lòng người trần gian, bèn hóa thành một bà lão đói khát, bệnh tật nằm lả ở gốc cây đa dưới chân núi Rồng. Bà nằm đó kêu rên từng tiếng khó nhọc, cầu mong sự giúp đỡ của mọi người qua lại, thế nhưng chẳng ai chịu ra tay cứu giúp bà. Đúng vừa lúc cô ra suối gánh nước thấy bà lão đáng thương, cô động lòng thương cảm bèn quỳ xuống vực bà ngồi dậy, cho bà uống nước. Bất chợt tự nhiên trời đất tối sầm, mây đen kéo tới, gió bụi cuốn lên mù mịt bà lão hiện thành Tiên Chúa Thượng Ngàn và nói với cô: "Ta là đức Diệu Tín Thiền Sư Lê Mại Đại Vương (tức Mẫu Thượng), thấy con là người ngoan ngoãn, hiền lành, đức độ. Kiếp trước con là tiên nữ trên tiên giới, nghe lệnh Ngọc Hoàng mà hạ phàm báo ân cha mẹ. Nay ta độ cho con thành tiên trở về bên hầu cận bên cạnh ta, để cứu giúp nhân gian". Đoạn Thánh Mẫu rút cây gậy khắc đầu rồng bên mình ra trao cho cô. Cô nhận cây gậy rồi trở về nhà, bốn ngày sau thì hóa.

 

Cung thờ Cô Bản Đền

 

      Sau này cô được Mẫu Thượng Ngàn cho học đạo phép để giúp dân. Rồi khi về thiên, cô được Mẫu Thượng Ngàn truyền cho vạn phép để cứu độ muôn dân. Tương truyền rằng Cô còn độ cho nhiều triều đại chống giặc ngoại xâm. 

      Lúc thanh nhàn cô về ngự cảnh sơn lâm núi rừng ở đất Ninh Bình quê nhà, trong ba gian đền mát, cô cùng các bạn tiên nữ ca hát vui thú trên dốc Sườn Bò (nay thuộc xã Văn Phương, Nho Quan). Có khi cô biến hiện ra người thiếu nữ xinh đẹp, luận đàm văn thơ cùng các bậc danh sĩ, tương truyền cô cũng rất giỏi văn thơ, làm biết bao kẻ phải mến phục. Cô Đôi cũng là tiên cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang, người trần gian ai nhất tâm thì thường được Cô Đôi ban thưởng.

 

Vị trí hai Đền Bồng Lai trong tục thờ Cô đôi Thượng Ngàn

 

    Cô Đôi Thượng Ngàn được thờ ở nhiều nơi, và được phối thờ ở nhiều đền phủ, nhưng chỉ có hai nơi thờ chính cung cô là Đền Bồng Lai, Nho Quan, Ninh Bình và Đền Bồng Lai, Cao Phong Hòa Bình. Đền Bồng Lai Ninh Bình là nơi Cô được sinh thành. Đền Bồng Lai, Cao Phong, Hòa Bình là nơi cô hóa và hiển thánh.  

 

Đôi nét về Đền Bồng Lai Cao Phong

 

        Đền Bồng Lai Cao Phong cổ đã có từ lâu đời, trải qua thăng trầm của thời gian chỉ còn phế tích tại khu đất nơi xưa.Tháng 12 năm 2013 thanh đồng Thủ Nhang Trần Văn Hải cùng các con nhang đệ tử cùng tín chủ gần xa đã phát tâm công đức xây lại. Hiện đền còn giữ được một chiếc chuông cổ từ đời Vua Thành Thái. Đền còn giữ được hai đạo sắc phong của các đời vua. Đây là ngôi đền được tỉnh Hòa Bình quan tâm đặc biệt.

     Đền Bồng Lai Hòa Bình quả thực là một trong các ngôi đền thiêng, đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Đây còn là một nơi du lịch tâm linh tuyệt vời giữa núi rừng Cao Phong đầy linh khí.


Đền Mẫu Thoải tại Lạng Sơn

Đền Mẫu Thoải Lạng Sơn hay còn biết đến là đền Cửa Đông – một trong bốn ngôi đền thiêng trấn giữ quanh Thành cổ Lạng Sơn. Đền nằm ngay cạnh sông Kỳ Cùng tọa lạc trên đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Đền được xây dựng vào thế kỷ 18, thờ Mẫu Thoải, cùng với đó là Quan Lớn Đệ Tam người có công trấn giữ và bảo vệ nhân dân tại phía đông thành cổ Lạng Sơn xưa.

đền mẫu thoải cửa đông
Đền Mẫu Thoải Cửa Đông, Lạng Sơn

Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Đến nay, đây là nơi lưu giữ nhiều kiến trúc nghệ thuật quý giá mang đậm tính lịch sử như 32 pho tượng thánh, 4 bức hoành phi, 6 câu đối, 2 chuông đại, 2 đôi lọ lộc bình,… 

Kiến trúc đền được xây theo kiểu hình chữ Nhị gồm gian Đại Bái và hậu cung. Khách hành hương tới đền thường đặt lễ và khấn xin thỉnh cầu các thánh tại gian đại bái này. Nơi đây cũng là nơi diễn ra các lễ hầu đồng, hầu giá vô cùng đặc sắc riêng có tại tín ngưỡng thờ Mẫu. 

Năm 2013 đền đã được Bộ Văn Hóa Thể thao và Du Lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia nhằm tôn vinh những giá trị cả về tín ngưỡng tinh thần và vật chất nơi đền thiêng xứ Lạng.

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

HÌNH BÓNG MẸ TỔ ÂU CƠ Ở BẢO TÀNG VIỆN LỊCH SỬ, HÀ NỘI.

    Theo truyền thuyết, Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra một bọc trứng nở ra Trăm Lang Hùng. Nhưng có lẽ chưa một người Việt Nam nào nhận diện ra được hình bóng Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng này trong khảo cổ vật. Tôi đã tìm thấy Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra một bọc trứng hiện đang được trưng bầy tại Bảo Tàng Viện Lịch Sử, Hà Nội.

    Trước hết, muốn tìm ra hình bóng Mẹ Tổ Âu Cơ ta phải biết rõ Thần Tổ của loài người nói chung được diễn tả như thế nào? Hình bóng Mẹ Tổ Âu Cơ nói riêng được diễn tả ra sao? Có biết rõ được hình bóng của Mẹ Tổ thì chúng ta mới nhận diện ra được Mẹ Tổ Âu Cơ trong cổ vật.

    Xin nhắc lại ở đây, tôi đã viết nhiều lần, cốt lõi của văn hóa Việt là Vũ Trụ giáo, mặt trời giáo và Việt Dịch nòng nọc còn ghi rõ trong Sử Sách (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt), trong Sử Miệng (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt) và trong Sử Đồng (Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á, sẽ phát hành vào cuối tháng năm tới đây). Mẹ Tổ Âu Cơ bắt buộc phải mang trọn vẹn ý nghĩa cốt lõi của văn hóa Việt, phải là biểu trưng của văn hóa Việt Nam. Xin nhắc sơ qua một chút về Vũ Trụ giáo dựa trên nòng nọc âm dương. Vũ trụ khởi đầu từ Hư Vô (Vô Cực) rồi có âm có dương nhưng hãy còn quyện vào nhau tức Trứng Vũ Trụ hay Thái Cực (theo âm dương nhất thể, đây là một khuôn mặt của Bọc Trứng của Mẹ Tổ Âu Cơ). Trứng Vũ Trụ phân cực thành Lưỡng Nghi tức phân ra âm, cực âm (vũ) và dương, cực dương (trụ) (theo duy dương của Trăm Lang Hùng, ứng với hai ngành Cha Nước, Mẹ Lửa). Âm dương giao hòa sinh ra Tứ Tượng. Tứ Tượng âm và Tứ Tượng dương gom lại thành bát tượng ứng với Bát Quái của Dịch. Tứ Tượng âm và dương liên tác với nhau sinh ra vũ trụ, muôn loài gọi là Tam Thế, được biểu tượng bằng một cây, gọi là Cây Tam thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống.

THẦN TỔ LOÀI NGƯỜI

    Cây Đời Sống sinh ra sự sống, muôn sinh, trong đó có con người là chủ thể. Như đã biết qua các bài viết trước, Cây Đời sinh ra đời sống thấy rất rõ qua ngôn ngữ học. Việt ngữ Sống liên hệ với Cây. Trong tiếng Việt, từ sống có ít nhất ba nghĩa: sống là sự sống (life), sống là đực (male) như gà sống và sống là cột, cây như cột sống là xương cột trụ, xương sống là cột xương, sống lưng là cột lưng ăn khớp trăm phần trăm với Anh ngữ vertebral column. 
    Như thế sống trong Việt ngữ vừa có nghĩa là Sự Sống và vừa có nghĩa là Cây, cột ăn khớp trăm phần trăm với nghĩa của Cây Đời Sống sinh ra sự Sống. Như đã biết trong giáp cốt văn từ Sinh khắc hình cây có nghĩa là mọc (grow), ruột thịt với mộc là cây. Giải tự Hán ngữ Sinh, ta có chữ tam (ba) có ba nét ngang ứng với Tam Thế và một nét thẳng đứng xuyên qua chữ tam là Trục Thế Giới. Chữ tam và nét thẳng đứng biểu tượng Cây Đời Sống. Cây này sinh ra sự sống trong đó có con người vì thế nét ngang trên cùng của chữ tam có thêm một nét phẩy ở bên trái. Nét ngang có thêm dấu phẩy này chính là chữ nhân có nghĩa là người. Rõ ràng chữ sinh diễn tả Cây Đời Sống sinh ra chữ nhân, con người. Con người là biểu tượng cho sự sống cho muôn sinh vật. Từ sống có một nghĩa là cây, cột là vậy. 
    Con người là tiểu vũ trụ con của đại vũ trụ. Đại vũ trụ được biểu tượng bởi Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống, vì thế thần tổ loài người phải do Cây Đời Sống sinh ra. Điều này thấy rõ qua truyền thuyết cổ Việt-Mường là Dạ Dần, Mẹ Người (Mường ngữ Dạ là người đàn bà đã có con, là mẹ, Dần biến âm với dân, nhân là người) là Mẹ tổ của Mường Việt nói riêng và nói chung là của cả loài người do cây si sinh ra. Cây si thuộc họ cây đa, biểu tượng cho Cây Vũ Trụ, Cây Đời (người Thái ở Nghệ An có cây đa là Cây Vũ Trụ) (xem Cây Đa Rụng Lá Sân Đình trong Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt). Tín đồ Thiên Chúa tôn thờ chiêm ngưỡng cây giáng sinh vào ngày sinh của Chúa, một vị Thần Tổ của loài người. Cây giáng sinh hiện nay được giải thích theo nhiều cách nhưng nhìn dưới diện Vũ Trụ Tạo Sinh, hiển nhiên cây giáng sinh mang hình ảnh của Cây Đời, Cây Vũ Trụ sinh ra Thần Tổ loài người nên mới được chiêm ngưỡng tôn thờ trong ngày sinh của Chúa.

    Con người do Cây Đời Sống, Cây Vũ Trụ sinh ra, vì thế con người đầu tiên, con người nguyên khởi (primordial being) hay thần tổ loài người (Supreme Being) nói riêng (và cả con người nói chung), được biểu tượng bằng hình người giống hình cây. Tôi gọi là “người-cây vũ trụ” hay người vũ trụ. Dấu vết Người hình Cây còn thấy trong văn hóa của người Inuit (trước đây người Inuit được các tộc khác gọi là Eskimo, có nghĩa là Tộc Người Ăn Cá Sống) ở vùng Bắc Cực (Canadian Artic, Alaska, Greenland). Inuit có nghĩa là Người. Inuit liên hệ với Man, Mán, Mường (Mol) chúng ta vì Man, Mán, Mường cũng có nghĩa là Người. Họ có cách vẽ quang tuyến X (Xray painting) trông thấy các phần, các bộ phận bên trong của người, thú, vật giống như thổ dân Úc châu nghĩa là cùng một cách vẽ Xray của người Đông Sơn thấy trên trống đồng âm dương. Người Inuit có những kiến trúc thiêng liêng thường làm bằng những hòn đá chồng lên nhau gọi là Inuksuk (số nhiều là Inuksuit) có nghĩa là Giống Hình Người (human-like stone structures). Inuk có nghĩa là “human being”.

Kỷ vật Inuksuk của người Inuit tác giả mua ở vùng Canadian Rocky Mountain.





    Ngày nay con cháu người Inuit giải thích Inuksuk là “Things that can act in the place of human being” hay “to act in the capacity of a human”. Các hình tượng Dạng Người này thường dùng như những chỉ thị, những mốc địa danh, bảng hiệu ví dụ như dùng để đánh dấu đường về, chỉ chỗ có thể tìm được thức ăn, nơi dự trữ đồ ăn, thực phẩm. Inuksuit cũng có thể sử dụng để chỉ những chỗ thiêng liêng, cõi chết, nơi có sự tái sinh, nơi thần linh ở. Như thế, thật sự ra hình tượng Dạng Người này của tộc Người (Inuit) ta phải hiểu tới tận nguồn cội mới chỉnh. Hình Inuksuk này cũng trông giống hình cây. Đây chính là hình ảnh của Người Vũ Trụ sinh ra từ Cây Đời Sống, hình ảnh của Thượng Đế, của Thần Tổ của con Người, Thần Tổ của Inuit, Thần Tổ của Man, Mán Mường chúng ta. Đây chính là hình ảnh Thần Tổ Dạ Dần của Mường Việt sinh ra từ Cây Si một thứ Cây Đời, Cây Vũ Trụ.

    So sánh người và cây ta thấy: đầu tương ứng với vòm cây biểu tượng Thượng Thế, hư không hay bầu vũ trụ, bầu thế gian; hai tay ứng với cành cây, biểu tượng cho Trung Thế, chân là gốc cây biểu tượng Hạ Thế và thân người là thân cây hình trụ biểu tượng Trục Thế Gian (với phần cổ là Núi Trụ Thế Gian). Điểm này giải thích tại sao các tộc Săn Đầu Người (Head Hunters) ở Nam Trung Hoa, ở Nam Dương (có liên hệ với người cổ Việt) chặt đầu kẻ thù làm tế vật dâng cúng Tạo Hóa, Trời Đất, Thượng Đế, Thần Tổ… Ví dụ như Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống của người Dayak có chiếc sọ người trên chóp đỉnh biểu tượng cho Thượng Thế, Tạo Hóa. Thờ sọ người là một thứ sùng bái thờ đấng Tạo Hóa, thờ Thượng Đế, thờ Thần Tổ loài người, Thờ Tổ Tiên, Cúng Ông Bà… thờ Cây Đời Sống, Cây Vũ Trụ.

.Thần Tổ Loài Người Lưỡng Tính Phái (Bán Nam Bán Nữ).

    Theo đúng Vũ Trụ thuyết dựa trên âm dương, con người nguyên khởi hay thần tổ loài người sinh ra ở giai đoạn nguyên thủy từ Trứng Vũ Trụ (hạt Cây Vũ Trụ) hay Thái Cực có âm dương đề huề phải là một con người có lưỡng tính phái, có cả âm lẫn dương hay nói một cách khác phải là người bán nam bán nữ. Điều này giải thích tại sao trong nhiều nền văn minh cổ, Thần Tổ loài người là một người bán nam bán nữ hay bán nữ bán nam. Hãy lấy một vài ví dụ điển hình. Ấn giáo có vị thần tổ tối cao tối thượng là Thần Sinh Tạo, Tạo Hóa Bhrama. Để tạo ra thế giới Bhrama sinh ra bốn người con trai (sinh theo vô tính phái, tự mình tách ra làm hai, rồi hai thành bốn). Nhưng vì toàn là đực rựa nên bốn người con trai này không biết làm sao mà sinh đẻ ra các vị thần khác và loài người được. Bhrama bèn biến mình thành lưỡng tính phái, bán nam bán nữ. Lúc này Bhrama ứng với Trứng Vũ Trụ, Thái Cực do đó có dương có âm mới sinh tạo được (sinh sản theo hữu tính phái). Bhrama tạo ra thế giới gọi là Bhramanda. Bhramanda có anda có nghĩa là trứng. Bhramanda có nghĩa giản dị là Trứng Vũ Trụ Bhrama. Ta thấy rất rõ lúc Bhrama ở dạng nhất thể ứng với Trứng Vũ Trụ nên mới tạo ra được thế giới gọi là Trứng Bhrama. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt Bhrama nhất thể tương ứng với Viêm Đế hiệu Thần Nông còn ở dạng nhất thể (lưu ý từ hiệu cho biết Thần Nông chỉ là một thứ tên khác tức một khuôn mặt khác của Viêm Đế). Bhrama có bhra– là sáng ruột thịt với Việt ngữ Bật (làm cho sáng như bật sáng, bật đèn, bật lửa) liên hệ với lửa, lửa vũ trụ, mặt trời, cùng nghĩa với Viêm có nghĩa là Nóng liên hệ với Lửa. Viêm biến âm với Diêm (que bật ra lửa). Hiển nhiên Viêm Đế hiệu Thần Nông (nhất thể) cũng ở dạng lưỡng tính phái (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Thần Mặt Trời Tạo Hóa Atum của Ai Cập, vào thời có Pyramid Texts, được nhận diện là Ra. Atum Nhất Thể (Totality) là một vị thần lưỡng tính nên có lưỡng phái. Atum tự nhập với bóng mình (shadow) hay thủ dâm để sinh ra các vị thần khác. Atum khạc nhổ ra con trai là Thần Không Khí Shu và ói ra con gái Teftnut. Như thế Thần Mặt Trời Ra là thần Mặt Trời Tạo Hóa, Mặt Trời Sinh Tạo (Sun as Creator), Thần Mặt Trời âm dương, Thần Mặt Trời ái nam ái nữ. Các Bodhisattvas (Bồ Tát) của Phật giáo thật sự nguyên thủy có tính vô tính (asexual) hay lưỡng tính phái, lưỡng thể. Phật Bà Quán Thế Âm (Goddess of Mercy) nguyên là một vị Bồ Tát Bhodisattva Avalokieshvara có bản thể lưỡng tính phái được giáng thế để cứu nhân độ thế. Khởi thủy ở Ấn Độ và khi mới nhập vào Trung Hoa ngài là một người nam (Đức Dalai Lama của Tây Tạng được cho là hiện thân của vị này) sau đó trở thành một người nữ. James Churchward có in lại hình một tượng người hai đầu nam nữ đào được dưới thành Karakhota, cố đô Uighur, ở sa mạc Gobi, mang hình ảnh của một Bồ Tát lưỡng phái.

Người lưỡng phái mang hình bóng Bồ tát có hai đầu nam nữ đào được dưới thành Karakhota, cố đô Uighur, ở sa mạc Gobi (James Churchward).


Ông Adam của Thiên Chúa giáo cũng lưỡng tính phái. Thượng Đế lấy xương sườn của ông để tạo ra bà Eva (xương sườn hình cong mang âm tính).

Vì thế ta thường thấy một người ái nam ái nữ (lại cái) giữ một vai trò quan trọng trong thuật đồng bóng. Nhân vật này là hiện thân hay đội lốt Tạo Hóa, các đấng Sinh Tạo ái nam ái nữ. Với cốt này, các nhân vật đồng bóng ái nam ái nữ mới liên hệ và thay quyền hành sử của các đấng thiêng liêng ở dạng nhất thể một cách hữu hiệu hay ngay khi các thần tổ lưỡng tính phái đã phân thành hai phái riêng biệt thì với cốt ái nam ái nữ, họ cũng vẫn liên hệ với cả hai phái một cách hữu hiệu.

Thần Tổ Loài Người Đơn Tính Phái


Về sau Trứng Vũ Trụ hay Thái Cực phân cực thành cực âm và dương, con người lúc này có Mẹ Nguyên Khởi và Cha Nguyên Khởi.

Mẹ Nguyên Khởi (Mẹ Tổ, Mẹ Đời, Tổ Mẫu, Thần Mẫu).

    Theo duy âm, người đầu tiên sinh ra nhân loại là một người nữ, là Mẹ Nguyên Khởi. Xã hội loài người khởi đầu theo mẫu quyền nên Cha Đời là hình bóng muộn thấy trong các xã hội phụ quyền. Chúng ta có Mẹ Đời (Dạ Dần, Âu Cơ) thuộc một nền văn hóa tối cổ. Mẹ nguyên khởi, qua dòng thời gian có các tên gọi tương đương như Mẹ Tổ, Mẹ Đời, Tổ Mẫu, Thần Mẫu, Thần Nữ, Vương Mẫu, Nữ Vương… là người nữ đầu tiên sinh ra nhân loại, là người nữ nguyên khởi, là thần tổ nữ của loài người là đấng tạo hóa, đấng sinh tạo, đấng chí tôn nữ, là mẹ tổ… Thần Tổ Nữ của loài người sinh ra từ Cây Đời Sống thường được diễn tả bằng một hình người ngồi ở tư thế sinh con hai chân dang rộng ra và hai tay đưa lên cao khỏi đầu. Xin lưu ý trong chữ viết, hình dấu nòng nọc, ngồi mang âm tính và đứng mang dương tính ví dụ trống có một nghĩa là đực, dương (gà trống) nên những người đánh trống trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I thường ngồi để có sự hòa hợp, hôn phối dương âm và cối mang âm tính (cối biến âm với cái) nên những người giã cối thường đứng để có sự hòa hợp, hôn phối âm dương (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Theo chính thống Mẹ Đời thường ở vị thế ngồi trong khi Cha Đời thường ở vị thế đứng (tuy nhiên trong những trường hợp không chính thống hay “rỏm”, Mẹ Đời có thể đứng và Cha Đời có thể ngồi, cần phải dựa vào các chi tiết khác như bộ phận sinh dục, vú hay các đồ trang sức như hoa tai để nhận diện).

    Hình ảnh Mẹ Đời, Mẹ Nguyên Khởi ở tư thế ngồi sinh con này còn thấy nhiều trong nghệ thuật nguyên sơ (primitive arts), nghệ thuật dân gian và trong nhiều nền văn hóa theo Vũ Trụ giáo, Mặt Trời giáo ở khắp nơi trên thế giới. Hãy lấy một vài ví dụ.

Các Đảo Thái Bình Dương

Indonesia

Đảo Tanimbar

Mẹ Tổ tối cao, tối thượng ở một bàn thờ tổ tiên tại một ngôi nhà ở đảo Tanimbar.



Bàn thờ tổ tiên ở một ngôi nhà ở Tanimbar.

Vị thế ngồi sinh con và đôi hoa tai khẳng định vị tổ này là một người nữ, là Mẹ Tổ.

.Đảo Celebes.

Trên một chiếc quan tài đá (waroega) có hình Mẹ Đời mang ý nghĩa sinh tạo, tái sinh hay siêu thoát về miền hằng cửu.














Hình quan tài đá (waroega), Minahasa, Celebes (Bertling 1931, Fig.32).

Từ waroega chỉ quan tài đá có nghĩa là “nơi thân xác được cởi mở hoàn toàn” (the place where the body is unbound completely) hàm nghĩa siêu thoát.

-New Guinea

Hình Mẹ Đời hay Thần Mẫu thấy trên một thanh gỗ ngang của một chiếc ca-nô ở đảo Trobriand, New Guinea.















Hình Mẹ Tổ trên thanh gỗ ngang của một ca-nô, đảo Trobiand, New Guinea) (theo Seligman 1910, Pl.LXV).

.Úc châu

Trong những hình khắc trên đá (petroglyphs) có một hình biểu tượng người đàn bà ngồi ở tư thế sinh con, ngày nay hiểu là “vong linh tổ tiên” (spirit ancestor).




Hình khắc trên đá của thổ dân Úc châu hiện nay được giải thích là “spirit ancestor”.

Hiển nhiên đây là hình ảnh của Thần Tổ loài người, Mẹ Tổ, Thần Mẫu, Tổ Tiên… sinh ra từ Cây Đời Sống.

.Mỹ châu

-Nooka

Hình Mẹ Đời hay Thần Mẫu ở một ngôi nhà của tộc Nooka ở đảo Vancouver.







Hình vẽ ở một nhà của tộc Nooka, đảo Vancouver (vẽ lại từ hình của Provincial Archives, Victoria, B.C.)

Hai hình linh thú nước (mythical water creatures) ở hai bên có đuôi là chữ nòng nọc móc câu có nghĩa là nước mang âm tính (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á) cho thấy rõ thêm đây là Mẹ Đời.

-Aztec

Hình Thần Mẫu của Aztec ngồi ở vị thế sinh con. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy chắc chắn một người nữ ngồi ở vị thế sinh con hai tay dơ lên trời là Thần Mẫu.



Thần Mẫu của Aztec, Codex Borbonicus p.13 (theo Thompsom 1939, fig.1a)



-Ecuador

Hình Mẹ Đời hay Thần Mẫu trên một phiến đá của Ecuador.





Thần Mẫu trên một phiến đá của Ecuador, Manibí, Ecuador.

Museum of the American Indian (Saville 1910, Pl. IV,6).



.Châu Phi





Hình Mẹ Tổ trên một tấm phướn tác giả chụp tại khu văn hóa châu Phi ở Triển Lãm Quốc Tế International Expo, Hanover, Đức quốc vào tháng 8, 2000.



.Châu Âu



Ở Châu Âu hình ảnh Mẹ Đời đã bị chùi xóa gần như mất hết, ngày nay chỉ còn sót lại một vài hình bóng. Ví dụ trên đầu một cột trụ với kiến trúc thời Romanesque ở nhà thờ Piacenza ở Ý có hình Mẹ Đời tay để lên đầu hai người có mình chim ở hai bên.







Hình bóng Mẹ Tổ trên đầu cột trụ kiến trúc kiểu Romanesque ở nhà thờ Piacenza (Bernheimer 1931, Fig.150).

Đây là hình bóng một bà hai ông (người chim có “chim” nên là phái nam), ba vị thần tổ đầu tiên của con người thấy trong nhiều truyền thuyết sáng thế (myths of creation) giống như Nàng Kịt với Đá Cần, Đá Cài của Mường-Việt cổ.

Nhiều khi hình bóng Mẹ Đời đã thay đổi (như hai tay đã buông thõng xuống nhưng vẫn có hình bộ phận sinh dục nữ). Hình sheela na Gig thường cho là có gốc từ sự thờ phượng tiền-Thiên Chúa giáo (pagan) của Ireland còn thấy trong Thiên Chúa giáo ở Anh và nhiều nơi khác ở châu Âu. Hiện nay có nhiều giả thuyết giải thích về hình sheela na Gig này.



Sheela na Gig (Irish Sile na gCioch) (St Mary and St David Church, Kilpeck Herefordshire, England).

Nhưng tôi thấy giải thích cho đây là Celtic Goddess of creation and destruction (Nữ Thần Tạo Hóa, Sinh Tạo và Hủy Diệt của người Celtic) hay Goddess of Fertility (Nữ Thần Mắn Sinh) là gần cận nhất với hình bóng Mẹ Đời, Nữ Thần Tổ trong Vũ Trụ Tạo Sinh. Cũng xin nói thêm ở đây là từ sheela biến âm với Việt ngữ “thì la”, “thì lẩy” (s=t như sụt = tụt) chỉ bộ phận sinh dục nữ như thấy qua bài đồng dao “Thì la, thì lẩy, Con gái bẩy nghề… (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt).



.Châu Á

-Trung Hoa

Hình bóng người ngồi ở tư thế sinh con cũng thấy trong văn hóa cổ Trung Hoa. Đây có thể là dấu vết bị ảnh hưởng của các nền văn hóa mẫu hệ cổ hay họ bị “đồng hóa ngược” bởi các nền văn hóa mẫu hệ mà họ xâm chiếm vì người Trung Hoa vốn gốc là dân võ biền theo phụ hệ. Dĩ nhiên họ giải thích hình người ngồi ở tư thế sinh con này theo quan điểm phụ hệ. Ví dụ điển hình là hình Thần Tổ ngồi ở tư thế sinh con thấy trên một trống làm bằng đồng (không phải là trống đồng âm dương Đông Sơn để hở đáy) đời nhà Thương.



Hình Thần Tổ trên một trống đồng kiểu nhà Thương (kỷ vật tác giả mua ở Trung Hoa).

Các học giả Trung Hoa dĩ nhiên giải thích hình này theo văn hóa võ biền của họ, không cho đây là hình bóng Mẹ Đời. Tuy nhiên ta thấy rất rõ hình người này khắc trên trống mà người Trung Hoa gọi là gu (cổ) có một nghĩa là “cây” (Tục Giết Trống Đồng), liên hệ với Cây Đời Sống thì như đã thấy đây phải là hình bóng của Mẹ Đời, Mẹ Đời Sống. Xin lưu ý là thân người này hình tam giác ngược có đỉnh chỉ địa, một dạng biến thể của chữ viết nòng nọc V có một nghĩa là âm, nữ, bộ phận sinh dục nữ như đã thấy trong The Da Vinci Code mà Dan Brown gọi là chalice (The Da Vinci Code và Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á).

-Việt Nam

xem ở dưới.

. . . . . .

Hình Bóng Mẹ Đời Trên Đồ Đồng Cổ ở Đông Nam Á:

.Hình mẹ đời thấy trên:

-ngôi nhà nòng không gian, vũ trụ âm có mái hình vòm ô dù trên mặt trống Sangeang Malakamau, Nam Dương.



Hình Mẹ Đời trên trống Sangeang Malakamau.



-trên một trống moko.



Hình Mẹ Đời trên một trống moko, Nam Dương.

-trên một mảnh đồng tìm thấy ở Vân nam (hiện để tại British Museum).






Hình Mẹ đời trên mảnh đồng Đông Sơn, Côn Minh, Vân Nam (British Museum, 1948, 10 -13). Hình xoắn cuộn ở hai bên và hình sóng ở dưới xác định người ngồi thuộc dòng âm nước tức Mẹ Đời (xem thêm chương Hình, Dấu và Biểu Tượng trên Trống Đồng Đông Nam Á).

Hình Bóng Mẹ Đời Trong Chữ Viết Nòng Nọc

Trong bộ sưu tập những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn của nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn mà ông cho rằng đây có thể là những chữ viết cổ, theo tôi đây chính là những chữ, những hình ngữ nòng nọc (xem chương Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng). Trong những chữ này, chữ thứ ba từ trái qua phải mang hình ảnh một người đàn bà đang ngồi ở tư thế sinh con giống hình Cây Đời Sống, Cây Tam Thế.



Bộ sưu tập những hình khắc như chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn của Hà Văn Tấn. Hình Mẹ Đời có hình người đàn bà ngồi ở tư thế sản phụ khoa (obstetric position) đang sinh con với hai chân bẹt ra, hai tay giơ lên đầu (chữ số 3 từ trái qua).


*Xin ghi tâm điểm này:



    Sự hiện diện của Mẹ Tổ, Mẹ Đời (và Cha Đời) trên trống nói chung và nhất là trên trống đồng âm dương cho thấy trống đồng âm dương mang ý nghĩa biểu tượng cho sự Sống, Con Người, Thần Tổ Loài Người, cho Cây Đời Sống, Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế hay nói chung, trống đồng âm dương mang biểu tượng của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo.

CHA ĐỜI

Theo duy dương hay trong xã hội phụ quyền, thần tổ của loài người là một người nam, là cha đời, tổ phụ. Người này thường đứng giơ hai tay cao lên trời (xem chương Khái Lược Về Vũ Trụ Giáo trong Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á).


Nói tóm lại hình người đưa hai tay lên đầu mang hình bóng của một hình cây, của Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống diễn tả con người đầu tiên của nhân loại, con người nguyên khởi, là thần tổ của loài người (ngồi ở vị thế sinh con là tổ mẫu hay đứng giơ tay cao lên trời là tổ phụ), là đấng tạo hóa, đấng sinh tạo, đấng chí tôn, là thần tổ, là tổ tiên…



Hình Bóng Mẹ Tổ Âu Cơ ở Bảo Tàng Viện Lịch Sử, Hà Nội.

Riêng ở Việt Nam hình bóng Mẹ Đời, Mẹ Tổ Âu Cơ cũng thấy khắc ghi lại trên các mảnh đất nung hay “Gạch trang trí người theo phong cách dân gian” hiện đang trưng bầy tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử ở Hà Nội.



“Gạch trang trí người theo phong cách dân gian”

(triều Lê Trung Hưng thế kỷ 15-17?,Viện Bảo Tàng Lịch Sử ở Hà Nội).

Khối đất nung để đứng cho thấy hình một người ngồi ở tư thế sinh con. Hình người mặc quần không thấy rõ bộ phận sinh dục, nên không biết rõ giống phái nhân vật này một cách trần truồng (!). Tuy nhiên theo chính thống, với vị thế ngồi sinh con thì ta phải nghiêng về phía Mẹ Đời. Mấu chốt chính ở đây là tai có đeo hoa tai.

Hình tai phóng lớn cho thấy hoa tai.


    Hoa tai có hình chữ nòng vòng tròn và nọc que mang tính lưỡng hợp, sinh tạo, tạo hóa. Quần ở đây có dây rút thắt rất chặt không phải là thứ khố dây của phái nam, trông rất sexy kiểu Victoria secret, kín hở cho thấy phần ở hai bên đũng quần trông căng phồng khiến ta có ấn tượng đây là hai mép lớn (labia majora) của bộ phận sinh dục nữ. Vú cũng căng phồng. Mặt trái soan đầy nữ tính (mặt hình trứng cũng diễn tả người vũ trụ, sinh tạo). Mũi dọc dừa. Môi mỏng thanh tao. Đầu ngả qua một bên, mặt thanh thản, hiền thục như đang mơ, không có nhiều hùng tính, nam tính. Đầu ngả về phía bên trái (của người nhìn) tức phía âm. Rõ nhất hai bên người có hình đĩa Thái Cực, Trứng Vũ Trụ cho biết nhân vật này mang nghĩa sinh tạo, tạo hóa liên hệ với âm dương, Vũ Trụ giáo. Những chi tiết trên khiến ta nghiêng về phía nữ, Mẹ Đời. Dù gì đi nữa, thì ta cũng biết chắc chắn đây là hình ảnh của một Thần Tổ loài người có mặt trong văn hóa Việt Nam.

Cũng xin lưu tâm một điểm rất quan trọng là trong tất cả các hình Mẹ Đời ngồi ở vị thế sinh con ở khắp các nơi trên thế giới chỉ có hình ở Việt Nam này là có hình đĩa thái cực hay Trứng Vũ Trụ ở hai bên. Điều này trước hết khẳng định là hình tượng này là biểu tượng cho sinh tạo, tạo hóa, là Mẹ Đời dựa trên nguyên lý lưỡng hợp, nòng nọc, âm dương, dựa trên Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo và là ý nghĩa chính gốc, là lời giải thích căn bản cho các hình tượng này của toàn thể thế giới. Những giải thích khác của các nền văn hóa khác đều có thể là đã đi xa ý nghĩa gốc cội này của dân gian Việt Nam.

Thứ đến cũng khẳng định là nguyên lý lý lưỡng hợp, nòng nọc, âm dương, dựa trên Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo là cốt lõi của văn hóa Việt Nam còn lưu truyền trong dân gian Việt Nam.

Khối đất nung để nằm cho thấy một người nữ ở tư thế sinh con đang mang bầu hình tròn hay đẻ ra một cái bọc tròn. Nhìn tổng thể bọc tròn biểu tượng cho Bầu Hư Không, Bầu Vũ Trụ, Trứng Vũ Trụ, Bầu Trời Thế Gian, Trứng Thế Gian, Bầu Sinh Tạo, Bầu Tạo Hóa (bầu có một nghĩa là mang thai). Nhìn dưới diện Tổ Hùng, đây chính là hình ảnh Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng chim sinh ra Trăm Lang Hùng.

Một lần nữa, ta thấy rõ như dưới ánh sáng mặt trời Việt hừng rạng, qua hình ảnh Mẹ Đời, Mẹ Tổ hình Cây Vũ Trụ với “phụ đề” hai hình đĩa Thái Cực, Trứng Vũ Trụ ở hai bên và hình Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra bọc trứng còn thấy trên cổ vật theo “phong cách dân gian” cho thấy cái cốt lõi của văn hóa Việt là Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Mặt Trời giáo và Việt Dịch Nòng Nọc.

Tài Liệu Tham Khảo

. A. J. Bernet Kempers, The Kettledrums of SouthEast Asia


.Hà Thúc Cần, The Bronze Đông Sơn Drums

.Hans Scharer, Ngaju Religion, baœn dịch Anh ngữ cuœa Rodney Needham, The Hague-Martinus Nijhoff, 1963.

.James Churchward: The Lost Continent of Mu, 1969 Paperback Library Edition, Coronet Communications Inc.



.Nguyễn Xuân Quang:

-Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt (Y Học Thường Thức, 1999).

-Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt (Y Học Thường Thức, 2002).

-Tiếng Việt Huyền Diệu (Hừng Việt, 2004).

-Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc (Y Học Thường Thức, 2006).

-Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á (sẽ phát hành vào cuối tháng năm tới đây).

-The Da Vinci Code và Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á (khoahoc.net 18 tháng 11 năm 2007).

.Phạm Huy Thông chủ biên, Đong Son Dums In Viet Nam, The Viet Nam Social Science Publishing House, 1990).

.Wang Hongyuan, The Origins of Chinese Characters, Sinolingua Beijing, 2004.

Nguyễn Xuân Quang

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Đế Minh

Đế Minh (? - ? <TCN>,chữ Hán: 帝明) là một nhân vật mang tính truyền thuyết của vùng Đông Á. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, chép tại Kỷ Hồng Bàng Thị thì ông là cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông. Ông là cha của Đế Nghi, sau này nhân đi tuần phương nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục(Kinh Dương Vương). Đế Minh thấy Lộc Tục thông minh lanh lợi định truyền ngôi cho nhưng Lộc Tục không chịu nên ông đã chia đất nước làm 2 phần lấy sông Dương Tử làm giới tuyến, phía bắc giao cho Đế Nghi còn phía nam giao cho Lộc Tục gọi là nước Xích Quỷ.

Thông tin chung
Thê thiếpcon gái bà Vụ Tiên
Hậu duệĐế Nghi 
Lộc Tục
Tước hiệuThái Khương Công
Hoàng tộcThần Nông thị
Thân phụĐế Thừa
Thân mẫu?
Tiền nhiệmĐế Thừa
Kế nhiệmĐế Nghi 
hoặc có thể là Đế Trực
Lộc Tục


Đế Lâm Khôi

 Đế Lâm Khôi (? - ?<TCN>, chữ Hán 帝临魁), còn gọi Đế Đồi là tên vị vua thứ hai của triều đại Thần Nông trong lịch sử người Việt, theo Sử Ký Tư Mã Thiên phần bổ Tam Hoàng bản kỷ và Tư trị thông giám phần ngoại kỷ thì ông chính là con trai trưởng của Thần Nông. Ông cai trị vùng đất rộng lớn mà ngày nay phần lớn thuộc Trung Quốc. Ông là một nhân vật truyền thuyết Việt Nam được ghi chép trong sử sách Trung Hoa.

Thời gian ông còn nhỏ đã từng theo cha đi hái thuốc trong rừng sâu núi thẳm nên tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý báu, sau này lớn khôn khi cha đã làm vua mỗi lần đi hái thuốc thì đều giao lại quyền hành cai quản đất nước cho ông. Đế Đồi thực hiện đúng chính sách của cha là "thắt nút dây cai trị thiên hạ" khiến dân tình yên ổn an cư lạc nghiệp, sử sách không có nhiều tư liệu ghi chép về hành trạng lúc ông tại vị. Chỉ biết rằng sau khi Viêm Đế Thần Nông bị đứt ruột qua đời thì Đế Đồi kế tục sự nghiệp của cha, ông điều hành đất nước rất quy củ có phép tắc làm cho xã hội trở nên thịnh vượng kinh tế phát triển phồn vinh.

Không rõ Đế Lâm Khôi làm vua được bao nhiêu năm và thọ mệnh thế nào, chỉ biết rằng sau khi ông mất con trai là Đế Thừa nối ngôi.

NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...