Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Sự tích Quan Hoàng Cả

Quan Hoàng Cả hay còn gọi là ông Hoàng Cả hoặc Quan Hoàng Quận là vị thánh hoàng đứng đầu trong Tứ phủ Quan Hoàng, ngài giáng sinh đầu tiên. Để giúp các bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về Quan Hoàng Cả, ban biên tập xin tổng hợp gửi tới bạn đọc bài viết về Quan Hoàng Cả để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn.

Quan Hoàng Cả là ai ?

Quan Hoàng Cả là vị thánh hoàng đứng đầu trong Tứ phủ Quan Hoàng, ngài là con trai vua Bát Hải Động Đình, ngài có tên húy là Đức Đoàn Thượng là vị tướng ở thời Lý., sắc phong tước hiệu Đông Hải Đại vương.

Quan Hoàng Cả

Sự tích Quan Hoàng Cả

Theo dân gian truyền tụng, Quan Hoàng Cả hay còn gọi là Quan Hoàng Quận, ngài giáng sinh đầu tiên vào đời nhà Lý. Ngài theo mấy đời vua cũ của nhà Lý, mở mang bờ cõi đất đai, làm nhiều việc công đức, sau khi nhà Trần lên nắm quyền, Ngài không phục nên về lập ấp ở Phủ Lý, Hà Nam, tại đây ngài có công trị thủy giúp dân. Khi mất, nhân dân lập tôn kính lập đền thờ Ngài.

Về miền Thượng thiên, Mẫu giáo phong cho làm ngài cai quản sổ sách Thiên đình, hầu Mẫu Thượng Thiên. Thanh nhàn ngài dạo khắp các nơi Bồng Lai, Tiên Cảnh, khi trên thượng giới ông cuỡi con Xích Long, khi lại dạo chơi trên mặt nước quan Hoàng cưỡi lốt tam đầu cửu vĩ. Có khi ông cũng ngự lên cõi trần gian phù hộ cho người làm ăn buôn bán hay kẻ học hành khoa cử.

Ngoài ra, một số thần tích khách còn kể rằng ngài còn giáng sinh vào đầu thời Lê, theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, rồi ra làm quan dưới thời vua Lê Thái Tổ (tuy nhiên sử không ghi rõ đó là vị tướng nào).

Đền thờ Quan Hoàng Cả

Đền thờ chính: Ở phủ Lý Nhân Nam Hà nhưng nay đã bị phá.  Truyện vẫn còn kể ở nơi đây rằng lúc vua Trần Nhân Tông từ Yên Tử về giảng đạo tại quê hương Nam Trường, Đức Hoàng Cả đã báo mộng cho dân thôn biết là sắp tới có vị Bồ Tát đến giảng pháp và ngài đã quy Phật. Hiện nay, ngài được thờ phối hương với đền thờ Chầu Đệ Tam Vũ Nương (Hà Nam) và ở đền Trung suối Mỡ (Bắc Giang)

đền thờ Quan Hoàng Cả

Bản Văn Quan Hoàng Cả

Bóng trăng thanh ánh vàng phơi phới

Động Đình hồ Bát Hải Long Vương

Có ông Hoàng Quận phi phương

Khi thăng thượng giới đẹp duyên cưỡi rồng

Chầu vua Đế Thích chính cung

Bốn châu tám cõi tăng long có thừa

kiềng vàng thẻ bạc thoi đưa

Đào tiên sớm đã báo hoa cửu trùng

Ngày lành giữa tháng quý đông

Tiêu phòng cửa đã treo cung non đoài

Ông hoàng đẹp đẽ tốt tươi

Ngôi ở trên trời quyền trấn bốn phương

Mặt hồng mày liễu phi phương

Tuyết thu da trắng may nhường tóc xanh

Khăn điều áo ngự vàng anh

trần phàm ai dễ hoạ tranh nào tầy

Vòng vàng nhẫn ngọc lồng tay

Cổ đeo kim khánh chân giầy thêu hoa

Vào chầu phủ mẹ đền cha

Ra chầu tứ vị vua bà Cờn Môn

Mười phương đã nức tiếng đồn

Ai ai cũng sợ hoàng tôn uy hùng

Thánh bà ngự chỉ sắc phong

Quyền cai giám sát thanh đồng bốn phương

Dung nghi tướng mạo đường đường

lầu vàng gác tía xạ hương trang hoàng

tiểu tôi tấu vọng đức hoàng

Ngự về Phủ mẫu việc quan vui mừng

Đăng trà quả thực kính dâng

Đạo quan thái nữ chen chân đứng chầu

Sửa sang khăn ngự áo hầu

Lồng hương ánh bạc túi trầu cau non

cỗ thờ kính đức hoàng tôn

Đỏ tươi thạch lựu xanh non bích đào

Hoàng tôn ngự áo cẩm bào

dường hoa mới nở như sao giữa trời

Anh hùng dậy tiếng nơi nơi

Tay tròn bút trúc miệng cười nở hoa

dập dìu tiếng nhạc hoạ ca

Thỉnh đức Hoàng Quận ngự toà trang nghiêm trang

Khoan thai cười nói nhẹ nhàng

Tàn hương nước thải ông ban cho đồng

Hoàng về giáng ngự thung dung

Khuông phù đệ tử thiên xuân thọ trường.

Hầu giá Quan Hoàng Cả

Quan Hoàng Cả Thượng Thiên là vị Thánh Hoàng thuộc Thiên phủ (miền Trời) vì vậy, trong thần điện và trong nghi lễ hầu đồng của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, ngài ngự áo màu đỏ tượng trưng cho Thiên phủ. Ngài là một trong những vị Thánh Hoàng rất ít khi giáng đồng. Khi ngự đồng Ngài mặc áo đỏ có thêu rồng kết uống thành hình chữ Thọ, đầu đội khăn sếp có thắt lét đỏ. Ngài thuộc dòng đệ nhất đi tu nên sau khi khai quang, ngài ngự và phán truyền rồi xe giá chứ không ngự tửu thuốc.

 

Quan Hoàng Cả khi ngự về đồng


Khánh tiệc Quan Hoàng Cả

Do Quan Hoàng cả không giáng trần nên hiện không rõ ngày tiệc của ngài là vào ngày nào.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Đền Hà Nam

 

Đền Cô Bơ Thoải



Thờ Quan Lớn Đệ Tam hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ. Đền thờ chính của Quan Lớn Đệ Tam là Đền Lảnh Giang, Đền Xích Đằng.


Theo ghi chép từ cuốn sách Đại Nam nhất thống chí: vị tướng “Nhất phẩm đại vương” được thờ phụng tại Đền Đức Thánh Cả này thuộc dòng dõi Kinh Dương Vương, con cháu của vua Hùng. Ngài là một vị tướng tài giỏi bên cạnh Lý Bôn, đã từng được phong làm “Tổng thống quân vụ thủy đạo thượng tướng quân” cùng với các binh sĩ anh dũng đánh nam dẹp bắc, khí khái hào hùng vang dậy cả đất trời.  Ngài cùng với đại tướng Phạm Tu thống lĩnh quân sĩ, phía bắc dẹp tướng giặc Tiêu Tư nhà Lương, phía Nam dẹp giặc Chăm Pa xâm lược giúp đất nước thanh bình.

Di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Trình Minh tại làng Ngọc Chuế, xã Hà Châu, là nơi thờ danh tướng Trình Minh, một nhân vật lịch sử tài năng và mưu lược. Người có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân ở thế kỷ thứ X.

Theo sử sách ghi lại Nữ tướng Lê Chân sinh ngày mùng 8 tháng 2 năm 20 đầu Công nguyên. Bà sinh ở miền biển Quảng Ninh; lập trang ấp, rèn quân binh tại thành phố biển Hải Phòng nhưng lại tuẫn tiết ở miền núi vùng Lạt Sơn (nay là thôn Hồng Sơn, Kim Bảng, Hà Nam).

Mang mối thù nhà, nợ nước, nghe lời truyền hịch cứu nước của Trưng Nữ Vương, Lê Chân đã đem nghĩa quân theo Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đánh giặc, cứu nước oai hùng của những nữ tướng đầu Công nguyên trong lịch sử nước ta. Những nữ tướng tuổi đôi mươi, dưới ách thống trị của giặc phương Bắc đã sớm có chí hướng mưu đồ nghiệp lớn. Dưới cờ tụ nghĩa, các nữ tướng đã cùng nhân dân cả nước khởi nghĩa đuổi giặc Hán.

Đền Thờ Quan Lớn Đệ Tam (Nam Giang Từ)


 Ngày 24/6 (Âm lịch) hàng năm, hàng chục ngàn du khách thập phương trong cả nước nô nức đổ về đền Lảnh Giang, một ngôi đền lớn nằm bên bờ sông Hồng thuộc địa phận xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam dâng lễ Quan Lớn Đệ Tam cầu cho Quốc thái, Dân an; mưa thuận gió hòa; sức khỏe và lộc tài.

 

Tư liệu- Hệ thống thần linh Tứ Phủ (Tứ Phủ Vạn Linh)

 

Hệ thống thần linh Tứ Phủ (Tứ Phủ Vạn Linh)


Hệ thống thần linh Tứ Phủ (Tranh Hàng Trống)
Hệ thống thần linh Tứ Phủ (Tranh Hàng Trống)

Tứ phủ là khái niệm thường được đi liền với khái niệm tam phủ – hệ thống ba vị mẫu đệ nhất, đệ nhị và đệ tam (Thiên – Địa – Thoải), còn gọi là Tam phủ Công Đồng.

Từ thời vua Lê Lợi mới ghép thêm phái Thanh Sơn vào hệ thống thờ thần linh tam phủ, hình thành hệ thống tứ phủ (Thiên – Địa – Thoải – Nhạc). Tuy nhiên, do các tín ngưỡng Việt Nam hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu mà không có tài liệu rõ ràng và ít được nghiên cứu. Do đó có sự đa dạng tùy theo từng vùng, và được giải thích theo nhiều hướng khác nhau.

Vậy cụ thể hệ thống các vị thần linh bao gồm những ai? Bạn đọc cùng theo dõi trong nội dung sau đây.

Hệ thống tóm tắt

  1. Bồ Tát
  2. Đức Vua Cha
  3. Thánh Mẫu
  4. Hội đồng Quan Lớn
    1. Ngũ Vị Tôn Quan
    2. Lục Phủ Tôn Ông
  5. Quan Nam Tào – Bắc Đẩu
  6. Nhị Vị Quỳnh Quế Công Chúa
  7. Thập Nhị Vị Chầu Bà
  8. Thập Vị Ông Hoàng
  9. Bát Bộ Sơn Trang
  10. Tứ Phủ Thánh Cô
    1. Cô Bản Đền Bản Cảnh
  11. Thập Nhị Cô Sơn Trang
  12. Tứ Phủ Thánh Cậu
  13. Hạ Ban
  14. Hệ thống các vị Thánh phối thờ cùng Tứ Phủ
    1. Hệ thống Mẫu Thần
    2. Công đồng Trần Triều
    3. Hệ thống Nữ Thần
    4. Hệ thống Nam Thần

Diễn giải chi tiết

Bồ Chư Phật và Bồ Tát

Nhiều người thường cho rằng Tứ Phủ Vạn Linh hoàn toàn không liên quan đến Đạo Phật. Trái ngược lại, Đạo Phật lại có vị trí quan trọng trong hệ thống Tứ Phủ. Thường thấy tại các ngôi đền thuộc Tứ Phủ thường đặt tượng thờ Bồ Tát thờ tự, cung kính. Ngoài ra trong các bài văn khấn Tứ Phủ cũng thỉnh đến Bồ Tát.

Đức Vua Cha

Đức Vua Cha là những vị thần đứng đầu bốn miền: Trời – Đất – Núi – Nước trong vũ trụ. Các ngài có quyền năng tối linh, ra lệnh cho các vị thần khác. Các ngài có đền thờ riêng. Tại các ngôi đền khác, ngài có ban thờ riêng nhưng không phải tại vị trí cao nhất. Bởi vị trí cao nhất, theo quan niệm thờ tự tại đền điện Việt Nam, thì vị trí này là hậu cung luôn là nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu.

Các vị Đức Vua Cha đại thánh bao gồm:

  1. Vua Cha Thiên Phủ (vùng trời) – Danh hiệu: Ngọc Hoàng Thượng Đế – Màu sắc đại điện: màu vàng
  2. Vua Cha Thủy Phủ (vùng sông nước) – Danh hiệu: Vua Cha Thủy Quốc Động Đình – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  3. Vua Cha Nhạc Phủ (vùng rừng núi) – Danh hiệu: Đức Thánh Tản Viên, Tản Viên Sơn Thánh – Màu sắc đại diện: màu xanh.
  4. Vua Cha Địa Phủ (vùng đất): hiện chưa có tài liệu nào ghi chép về vị thánh nắm giữ ngôi vị này trong tín ngưỡng Tứ Phủ.

Thánh Mẫu

Thánh Mẫu bao gồm 4 vị thánh mẫu có quyền phép tối cao theo Tứ Phủ Vạn Linh và 3 vị thánh mẫu hay Tam Tòa Thánh Mẫu theo Công đồng Tam Phủ. Giống như Đức Vua Cha, mỗi vị thánh mẫu mang quyền phép phụ trách mỗi vùng riêng biệt gồm vùng trời, núi rừng, vùng nước và vùng đất. Tại các ngôi đền trên đất Bắc, Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ tự phổ biến và được đặt tại vị trí cao nhất và cung kính nhất tại cấm cung hay hậu cung. Các mẫu thường có có các thánh cô theo hầu và giúp việc (Tứ Phủ Thánh Cô sẽ được nêu ở mục sau). Nếu dâng lễ hay hầu thánh mẫu thường có nhiều quy tắc phức tạp hơn những vị thánh khác. Bạn đọc tham khảo cụ thể tại mỗi bài đọc viết chi tiết về mỗi vị thánh mẫu.

Tứ Phủ Thánh Mẫu bao gồm các vị:

  1. Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên (Thiên Phủ) – Danh hiệu: Thanh Vân Công Chúa – Màu sắc: màu xanh hoặc màu hồng.
  2. Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên (Địa phủ) – Danh hiệu: Liễu Hạnh Công Chúa – Màu sắc: màu đỏ
  3. Mẫu Đệ Tam Thủy Cung (Thoải phủ) – Danh hiệu: Xích Lân Công Chúa – Màu sắc: màu trắng
  4. Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Sơn Lâm Công Chúa – Màu sắc: màu xanh

Tam Tòa Thánh Mẫu là 3 trong 4 vị thánh mẫu trên gồm:

  1. Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên (Thiên Phủ) – Danh hiệu: Liễu Hạnh Công Chúa – Màu sắc: màu đỏ
  2. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: La Bình Công Chúa – Màu sắc: màu xanh
  3. Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ (Thoải Phủ) – Danh hiệu: Xích Lân Công Chúa – Màu sắc: màu trắng

Hội đồng Quan Lớn

“Năm dinh quan lớn, mười dinh các quan” là câu văn khấn để thỉnh hội đồng quan lớn bao gồm 10 vị tôn quan có công giúp Vua Cha Bát Hải Động Đình đánh giặc ngoại xâm thời vua Hùng Vương thứ 18. Các ngài thay mặt Mẫu cai quản 4 cõi Thiên Địa Thủy Nhạc.

Tuy nhiên, trong hệ thống thần linh Tam Tứ Phủ lại chia ra các vị thuộc Ngũ Vị Tôn Quan và các vị thuộc Lục Phủ Tôn Ông. Có thể bởi tại một số bản thần tích nói rằng Ngũ Vị Tôn Ông là con của Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng hạ cùng một lúc vào nước Nam làm 5 trong 10 vị tướng của Vua Cha Bát Hải Động Đình để giúp Vua Cha đánh thắng giặc ngoại xâm trên 8 cửa biển thời Hùng Vương thứ 18.

Còn 5 vị tướng còn lại của Vua Cha Bát Hải Động Đình được xếp vào hàng Lục Phủ Tôn Ông, từ quan đệ Lục đến Quan Đệ Thập và ít được thờ tại các đền thờ thuộc Tứ Phủ. Trong đó, Quan Điều Thất và Quan Triệu Tường thường hay được thỉnh về đồng sau hàng Ngũ Vị Tôn Quan.

Ngũ Vị Tôn Quan

  1. Đệ Nhất Tôn Quan quyền cai Thiên Phủ – Danh hiệu: Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhất Tôn Ông, Đức Thánh Cả – Màu sắc đại diện: Màu đỏ
  2. Đệ Nhị Tôn Quan quyền cai rừng núi Lâm Cung – Danh hiệu: Quan Thanh Tra Giám Sát, Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn – Màu sắc đại điện: màu xanh lá.
  3. Đệ Tam Tôn Quan quản cai miền sông nước – Danh hiệu: Quan Lớn Đệ Tam – Màu sắc đại điện: màu trắng.
  4. Đệ Tứ Tôn Quan quyền cai đất bằng – Danh hiệu: Quan Đệ Tứ Khâm Sai quyền cai Tứ Phủ – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  5. Đệ Ngũ Tôn Quan quản cai Sông Tranh – Danh hiệu Quan Lớn Tuần Tranh – Màu sắc đại diện: màu lam, xanh nhạt hoặc tím than.

Lục Phủ Tôn Ông

  1. Quan Lớn Đệ Lục – Màu sắc đại diện: màu đỏ.
  2. Quan Lớn Đệ Thất – Danh hiệu: Quan Điều Thất – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  3. Quan Lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  4. Quan Lớn Đệ Thập Triệu Tường – Danh hiệu: Quan Hoàng Triệu – Màu sắc đại diện: màu vàng.

Quan Nam Tào – Bắc Đẩu

Quan Nam Tào – Bắc Đẩu là các vị thần trông coi các ngôi sao trong hai chòm sao Nam Tào và Bắc Đẩu. Các ngài không xuất hiện trong nghi thức hầu đồng và cũng không có đền thờ riêng. Tuy nhiên, các ngài được phối thờ tại nhiều đền điện thuộc hệ thống thần linh Tứ Phủ và hiện chưa có màu sắc đại diện.

  1. Quan Nam Tào
  2. Quan Bắc Đẩu

Nhị Vị Quỳnh Quế Công Chúa

Quỳnh Hoa Công Chúa và Quế Hoa Công Chúa là hai vị hầu cận Mẫu Thượng Thiên hay Tam Tòa thánh mẫu được gọi chung là Nhị vị Quỳnh Quế Công Chúa.

“Ban cho chúa ở chầu bà Liễu tiên

Vâng lệnh truyền sớm trưa chầu trực”

Tuy nhiên, trong nghi thức hầu đồng hiện nay không có các giá Chầu Quỳnh Chầu Quế.

Thập Nhị Vị Chầu Bà

Thập nhị vị Chầu Bà còn được nhân gian gọi là thập nhị Tiên nương. Đây là hàng vị gồm mười hai vị chầu bà cai quản khắp vùng bốn phương tám hướng trải từ vùng rừng đến vùng nước. Các vị đều được coi là hóa thân, người phục vụ trực tiếp của Tứ Vị Thánh Mẫu. Nhân dân thường coi Tứ Vị Chầu Bà là đại diện cho thần linh Tứ Phủ. Dù vậy, số lượng các vị thánh mẫu tăng lên con số 12.

Một số vị Chầu Bà thường về giáng đồng nên được con nhang đệ tử biết rõ về thần tích, rõ ràng về nơi thờ tự riêng. Một số Chầu Bà thì bị hạn chế về mặt thông tin tìm hiểu.

Hệ thống Thập Nhị Vị Chầu Bà gồm:

  1. Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên (Thiên phủ) – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  2. Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Ngôi Kiều Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu xanh
  3. Chầu Đệ Tam Thoải Phủ (Thoải Phủ) – Danh hiệu: Thủy Điện Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  4. Chầu Đệ Tứ Khâm Sai (Địa phủ) – Danh hiệu: Chiêu Dung Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  5. Chầu Năm Suối Lân (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Suối Lân Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu xanh lam hoặc xanh thiên thanh.
  6. Chầu Lục Cung Nương (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Lục Cung Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu lam.
  7. Chầu Bảy Kim Giao (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Tân La Công Chúa. Màu sắc đại diện: màu tím hoặc xanh.
  8. Chầu Tám Bát Nàn (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Nữ Tướng Bát Nàn – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  9. Chầu Chín Cửu Tỉnh – Màu sắc đại diện: màu đỏ (một số nơi là màu hồng)
  10. Chầu Mười Đồng Mỏ (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Nữ Tướng Đồng Mỏ Chi Lăng – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  11. Chầu Bé Bắc Lệ (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Bắc Lệ Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu đen hoặc xanh chàm.
  12. Chầu Bản Đền – Danh hiệu: Thủ Điện Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu hồng, màu xanh hoặc màu trắng.

Thập Vị Ông Hoàng

Dưới hàng Chầu Bà là Thập Vị Ông Hoàng. Thập vị Ông Hoàng đều có gốc tích là con trai Vua Cha Bát Hải Động Đình, tuy nhiên các thần tích Thập Vị Ông Hoàng thường được địa phương hóa mà gắn với một nhân vật lịch sử thường là các danh tướng có công dẹp loạn cứu nước, đóng góp vào công cuộc khai sáng, mở mang đất nước, giúp đỡ nhân dân ổn định cuộc sống. Trong số 10 ông thì có ba ông thường về giáng đồng gồm Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bẩy, Ông Hoàng Mười. Bởi vậy, đây cũng là ba ông hoàng được nhân dân biết đến nhiều hơn cả so với các Ông Hoàng còn lại.

  1. Ông Hoàng Cả (Thiên Phủ) – Danh hiệu Ông Hoàng Quận/ Lê Lợi – Màu sắc đại diện: màu đỏ.
  2. Ông Hoàng Đôi (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh lá.
  3. Ông Hoàng Bơ (Thoải Phủ) – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  4. Ông Hoàng Tư (Địa Phủ) – Danh hiệu: Ông Hoàng Khâm Sai – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  5. Ông Hoàng Năm – Màu sắc đại diện: màu xanh ngọc
  6. Ông Hoàng Lục – Màu sắc đại diện: màu đỏ, hoặc đen hoặc xanh.
  7. Ông Hoàng Bảy (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Ông Bảo Hà, Ông Hoàng Bảy Bảo Hà – Màu sắc đại diện: màu lam hoặc tím chàm.
  8. Ông Hoàng Bát (Thoải Phủ) – Bao gồm 2 vị là Ông Hoàng Bắc Quốc mặc áo vest kiểu Tàu và Ông Hoàng Bát Nùng mặc áo vàng khi ngự đồng.
  9. Ông Hoàng Chín (Thiên Phủ) – Danh hiệu: Ông Chín Cờn Môn hoặc Ông Chín Thượng Ngàn – Màu sắc đại diện: Ông Chín Cờn Môn – màu đen,
  10. Ông Chín Thượng Ngàn – màu xanh đỏ xen kẽ.
  11. Ông Hoàng Mười (Địa Phủ) – Danh hiệu: Ông Nghệ An – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  12. Ông Hoàng Báo Đông Cuông – Màu sắc đại diện: màu vàng.

Bát Bộ Sơn Trang

Bát Bộ Sơn Trang là 8 vị tướng Sơn Trang hầu cận mẫu Thượng Ngàn. Con số 8 đại diện cho 8 phương trời đất. Chúa Sơn Trang ngự ở giữa tám vị đại diện cho vị thánh mẫu ở trung tâm trời đất.

Tương truyền, các vị này là 8 vị tướng phù giúp An Dương Vương giữ nước. Đồng thời các vị cũng hiển linh giúp Hai Bà Trưng và các đời vua sau này.

Tứ Phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Thánh Cô là những vị thánh cô hầu cận các vị Thánh mẫu hoặc các Chầu. Người ta thường có lời tấu để cô kêu thay lạy đỡ trước cửa Thánh Mẫu để Mẫu chứng cho lòng thành của con nhang đệ tử.

  1. Cô Đệ Nhất Thượng Thiên (Thiên Phủ) – Màu sắc đại diện: màu đỏ.
  2. Cô Đôi Thượng Ngàn (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh lá.
  3. Cô Bơ (Thoải Phủ) – Danh hiệu: Cô Bơ Thoải Phủ, Cô Bơ Bông, Cô Bơ Hàn Sơn, Cô Ba Tây Hồ – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  4. Cô Tư Tây Hồ (Địa Phủ) – Màu sắc đại diện: màu vàng
  5. Cô Năm Suối Lân (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh thiên thanh hoặc xanh lá.
  6. Cô Sáu Sơn Trang (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh lam hoặc tím chàm.
  7. Cô Bảy Kim Giao (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu tím hoặc chàm xanh.
  8. Cô Tám Đồi Chè (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh, có nơi là tím hoa cà.
  9. Cô Chín Sòng Sơn (Thiên Phủ) – Màu sắc đại diện: màu hồng.
  10. Cô Mười Mỏ Ba (Nhạc Phủ) hoặc Cô Mười Đồng Mỏ – Màu sắc đại diện: màu vàng
  11. Cô Bé Thượng Ngàn (Nhạc Phủ) với màu áo ngự về đồng họa tiết thổ cẩm
  12. Cô Bé Đông Cuông (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh
  13. Cô Bé Thoải Phủ (Thoải Phủ) – Màu sắc đại diện: màu trắng

Cô Bản Đền Bản Cảnh

Cô Bản Đền Bản Cảnh là tiên cô không thuộc hàng chính thống trong hệ thống thần linh Tứ Phủ. Tại mỗi đền, người ta thường có ban thờ cô (cô bé bản đền). Danh xưng cô sẽ được đặt theo tên của ngôi đền đó. Cô được hầu đồng sau giá cô bé, y phục phụ thuộc vào từng vùng.

  • Cô Nhất Vân Đình là tiên cô bản địa vùng đất Ứng Hòa
  • Cô Cả Bắc Ninh với màu áo tứ thân màu nâu khi ngự về đồng
  • Cô Đôi Cam Đường với màu áo tứ thân màu xanh khi ngự về đồng
  • Cô Bé Sapa
  • Cô Bé Minh Lương
  • Cô Bé Thạch Bàn
  • Cô Bé Chín Tư – Cô Bé Lục Cung
  • Cô Bé Cây Xanh
  • Cô Bé Tân An
  • Cô Bé Xương Rồng – Cô Bé Xương Long
  • Cô Bé Cấm Sơn
  • Cô Bé Bắc Nga
  • Cô Bé Mỏ Than
  • Cô Bé Đen với màu áo ngự về đồng là màu đen hồng
  • Cô Bé Đèo Kẻng
  • Cô Bé Nguyệt Hồ
  • Cô Bé Đồng Đăng

Thập Nhị Cô Sơn Trang

Thập nhị cô sơn trang gồm 12 thánh cô theo hầu cận mẫu Thượng Ngàn. Danh xưng các cô được nhân dân gọi theo tên của từng địa phương như Cô Cả Núi Dùm, Cô Đôi Bắc Lệ, Cô Bơ Thượng Ngàn, … tất cả đều liên quan đến những vùng đất có núi non trùng điệp. Đôi khi các cô vẫn giá ngự trong các nghi thức hầu đồng và có y phục khác nhau.

  1. Cô Cả Núi Dùm với màu áo ngự về đồng là màu xanh lá và khăn áo giống với Cô Đôi Cam Đường
  2. Cô Đôi Bắc Lệ
  3. Cô Bơ Thượng Ngàn
  4. Cô Tư Ỷ La với màu áo về đồng là màu vàng nhạt hoặc màu xanh
  5. Cô Năm Đồng Tiền
  6. Cô Sáu Đồi Ngang
  7. Cô Bảy Tuyên Quang
  8. Cô Tám Thượng Ngàn
  9. Cô Chín Thượng Ngàn với màu áo về đồng là màu xanh lá
  10. Cô Mười Suối Ngang với màu áo ngự về đồng là màu xanh lam
  11. Cô Mười Một Đồng Nhân
  12. Cô Mười Hai Thượng Ngàn

Tứ Phủ Thánh Cậu

Tứ Phủ Thánh Cậu là các phụ tá của các Ông Hoàng. Các cậu là những người chết trẻ, từ 1 – 9 tuổi và hiển linh thành các bé Thánh. Trong các vị Thánh Cậu thì chỉ có 4 vị được cắt cử đi chấm linh nhận đồng và loan giá ngự đồng gồm Cậu Cả Thượng Thiên, Cậu Đôi Thượng Ngàn, Cậu Bơ Thoải Cung và Cậu Bé. Cậu Bơ và Cậu Bé là hai thánh cậu thường xuất hiện tại tất cả các buổi hầu đồng.

  1. Cậu Hoàng Cả (Thiên Phủ) – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  2. Cậu Hoàng Đôi (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh lá
  3. Cậu Hoàng Bơ (Thoải Phủ) – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  4. Cậu Hoàng Tư – Màu sắc đại diện: màu vàng
  5. Cậu Quận Đồi Ngang – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  6. Cậu Bé Bản Đền (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh.

Hạ Ban

Hạ Ban gồm các vị thánh là Quan Ngũ Hổ và Xà Thần. Các vị được đặt ban thờ ở phía dưới điện thờ Mẫu. Quan Ngũ Hổ và Xà Thần cũng có giá hầu nhưng phải những thầy đồng cựu có căn thật mới hầu được.

  1. Quan Ngũ Hổ
  2. Xà Thần

Hệ thống các vị Thánh phối thờ cùng Tứ Phủ

Hệ thống Mẫu Thần

Mẫu Thần là những vị mẫu bà được nhân dân tôn xưng, thờ phụng, lập đền thờ do có công lao lớn đối với việc cải thiện đời sống nhân dân.

  1. Mẫu Đầm Đa – Danh hiệu: Quốc Mẫu Âu Cơ
  2. Tứ Vị Vua Bà – Danh hiệu: Tứ vị Thánh Nương
  3. Mẫu Thiên Y A Na – Nguồn gốc: nữ thần Po Nagar của người Chăm – Danh xưng: Thiên Y A Na hoặc Bà Chúa Ngọc
  4. Quốc Mẫu Hoàng Thái Hậu Ỷ La – Danh hiệu: Nguyên Phi Ỷ Lan

Công đồng Trần Triều

Tín ngưỡng thờ Công Đồng Trần Triều, đứng đầu là Đức Thánh Trần, là tín ngưỡng dân gian của người Việt, được hình thành qua quá trình thánh hóa, thần hóa các nhân vật lịch sử có thật thời nhà Trần. Những người có công lớn trong cuộc kháng chiến 3 lần chống quân Nguyên Mông, giữ yên nước nhà. Trong đó, người được nhân dân ghi nhớ công ơn nhất và tôn sùng nhất đó chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong tâm thức người dân, ông là người phù hộ cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, thời bình, ông bảo hệ quốc thái dân an, giúp nhân dân diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban tài phát lộc.

Công đồng Trần Triều gồm các vị thánh:

  1. Đức Đại Vương Trần Triều – Danh hiệu: Đức Thánh Trần, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – Màu đại diện: màu đỏ
  2. Vương Phụ – An Sinh Vương Trần Liễu.
  3. Vương Mẫu – Thuận Thiên Hoàng Hậu và Thiên Đạo Quốc Mẫu
  4. Phu nhân – Thiên Thành Công Chúa/ Nguyên Từ Quốc Mẫu
  5. Tứ Vị Vương Tử – con trai Đức Thánh Trần – Màu đại diện: màu đỏ – gồm các vị thánh:
    • Đức Thánh Cả
    • Đức Thánh Phó
    • Đức Thánh Tam
    • Đức Thánh Tứ
  6. Nhị Vị Vương Cô
    • Vương Cô Đệ Nhất – Màu đại diện:màu đỏ
    • Vương Cô Đệ Nhị – Màu đại diện: màu vàng hoặc xanh lá
  7. Lục Tướng Trần Triều – Màu sắc đại diện: màu đỏ
    • Phạm Ngũ Lão
    • Yết Kiêu
    • Dã Tượng
    • Nghĩa Xuyên tướng quân
    • Hùng Thắng tướng quân
    • Huyền Quang tướng quân
    • Đức Ông Tả Hữu
  8. Vương Tôn
    • Cô Bé Cửa Suốt – Màu sắc đại diện: màu trắng
    • Cậu Bé Cửa Đông – Màu sắc đại diện: màu vàng hoặc trắng
  9. Ngũ Hổ Đại Tướng: gần tương tự hạ ban trong hệ thống thần linh Tứ Phủ

Hệ thống Nữ Thần

Giống với Tứ Phủ Ông Hoàng, hay hệ thống Mẫu thần, các vị nữ thần được phối thờ cùng Tứ Phủ là những vị chúa bà xuất thân từ nhân dân nhưng sau này trở thành nhân vật lớn, có công lao đóng góp cho đất nước, thường góp công trong các trận chiến dẹp giặc xâm lăng tại các đời vua khác nhau được nhân dân biết ơn, cung kính và lập đền thờ cung phụng mãi về sau.

  1. Chúa Đệ Nhất Tây Thiên – Danh hiệu: Tây Thiên Quốc Mẫu, Chúa Bói Đệ Nhất – Màu đại diện: màu đỏ.
  2. Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ – Danh hiệu: Chúa Bói Đệ Nhị, Chúa Nguyệt Hồ – Màu sắc đại diện: màu xanh lá.
  3. Chúa Đệ Tam Lâm Thao – Danh hiệu: Chúa Lâm Thao, Chúa Bói Đệ Tam – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  4. Chúa Thác Bờ Hòa Bình – Danh hiệu: Chúa Thác Bờ – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  5. Chúa Long Giao
  6. Bà Chúa Cà Phê – Màu sắc đại diện: màu đen, một số ít nơi là màu xanh hoặc vàng.
  7. Chúa Ba Nàng – Màu sắc đại diện màu chàm
  8. Bà Chúa Tộc Mọi – Màu sắc đại diện: màu đen hoặc chàm
  9. Chúa Bà Ngũ Phương – Danh hiệu: Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa, Đức Vũ Quận Quyến Hoa Công Chúa – Màu sắc đại diện: thường là màu trắng.
  10. Chùa Bà Đá Đen
  11. Bà Chúa Kho – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  12. Bà lớn Tuần – Danh hiệu: Lẫm Sơn Công Chúa, Lẫm Sơn Công Chúa Khâm Sai – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  13. Nữ Tướng Lê Chân
  14. Công chúa Ngọc Hân
  15. Lộc Hoa Công Chúa – Danh hiệu: Bà Chúa Lộc
  16. Bà Chúa Vực
  17. Công Chúa Lân Ngọc
  18. Chúa Bà Thiên Thiên Uy Linh Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu xanh
  19. Chúa Bà Ngũ Hành – Danh hiệu: Ngũ Hành Nương Nương, 5 mẹ ngũ hành – Màu sắc: 5 màu gồm xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.
  20. Quế Nương và Thị Nương
  21. Chúa Bà Thừa Thiên Công Chúa

Hệ thống Nam Thần

Hệ thống Nam thần gồm các vị thần có thần tích nghiêng nhiều yếu tố huyền huyễn thể hiện ước mơ, khao khát sức mạnh chống lại thiên tai, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống bình yên, êm ấm của nhân dân địa phương.

  1. Thần Bạch Hạc
  2. Thần Độc Cước
  3. Linh Lang Đại Vương
  4. Thần Long Đỗ
  5. Huyền Thiên Trấn Vũ
  6. Hỏa Thần
  7. Thần Phổ Tế và Nam Hải
  8. Ông Bảy Đá Thiên

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Đền Ông Hoàng Mười

  “Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây/ Sông Lam hết nước/ Đền ông đây mới hết lộc tài”, đó là câu ca mà người xứ Nghệ vẫn thường nói với nhau về đền Ông Hoàng Mười.

Đền ông Hoàng Mười là địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương. Đền ông Hoàng Mười là địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương.

Lại có câu ca khác về ông: "Ông Hoàng Mười trấn thủ Nghệ An/ Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Giầy". Ông là Đức Thánh nổi tiếng linh thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Sự linh thiêng của ngôi đền đã trở thành điểm du lịch tâm linh của du khách thập phương.

Những dị bản về thân thế ông Hoàng Mười

Đền Ông Hoàng Mười tọa lạc trên vùng “đắc địa” sơn thủy hữu tình, không khí trong lành, tĩnh lặng ở làng Xuân Am (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Mặt đền hướng về dòng Lam Giang như một dải lụa xanh trải rộng. Sau lưng có núi Dũng Quyết và quần thể di tích Phượng Hoàng Trung Đô - nơi vua Quang Trung chọn làm kinh đô.

Nhìn từ trên cao sẽ thấy khung cảnh mang dáng dấp hình tượng đầu Hạc do con sông Mộc, sông Vĩnh tạo thành. Vì vậy mà đền Ông Hoàng Mười trước đây có tên là “Mỏ Hạc linh từ” - hội tụ được những yếu tố văn hoá tâm linh và văn hoá du lịch.

Được xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê, với diện tích trên 1ha, Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn. Công trình được chạm trổ công phu, các chi tiết long, lân, quy, phụng được chạm khắc sinh động, phản ánh được tư duy sáng tạo, sự tài hoa của nghệ nhân xứ Nghệ.

Đây là một công trình văn hóa tâm linh có quy mô bề thế, với nhiều công trình kiến trúc có giá trị, đúng với quy mô truyền thống; gồm có tam quan, tắc môn, đài trung thiên, lầu cô, lầu cậu, tòa hạ điện, trung điện, thượng điện, khu vực miếu mộ... Trong đền còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật quý, đặc biệt là 21 đạo sắc, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao.

Đền Ông Hoàng Mười: Chốn du lịch tâm linh đặc sắc ảnh 1Ngoài thờ ông Hoàng Mười, đền còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ.

Theo nhân gian kể lại, ông Hoàng Mười là nhân vật huyền thoại, được giáng trần để giúp đời. Người dân xứ Nghệ cũng lưu truyền các truyền thuyết về lai lịch, thân thế, sự nghiệp của ông Hoàng Mười với những nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam.

Có người cho rằng ông Hoàng Mười là con của Vua cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh thiên đình, ông giáng trần để giúp dân, giúp nước. Ông Hoàng Mười theo đó cũng là một “Đức Thánh Minh” trong hàng các ông quan Hoàng của tín ngưỡng Đạo Mẫu. Nhưng dẫu sao đó cũng là truyền thuyết.

Gắn với cuộc sống đời thường, các nhà nghiên cứu và dân gian vẫn cho rằng, ông Hoàng Mười chính là sự “Thánh hóa” một nhân vật anh hùng có thực trong đời sống cộng đồng. Về điều này, có nhiều dị bản khác nhau về thân thế của Ngài.

Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, sau làm đến nguyên thần tam triều Lê gia, phong đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân.

Nhưng dị bản được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện ông Hoàng Mười ở Nghệ An chính là Tướng quân Nguyễn Xí - một vị tướng giỏi thời vua Lê Thái Tổ (thế kỷ XV), có công lớn trong việc giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh....

Tại vùng đất xứ Nghệ, ông luôn chăm lo đời sống của nhân dân. Theo huyền tích dân gian, trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh thì có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam.

Trong khi mọi người đang thương tiếc cử hành tang lễ thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ. Khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về Trời.

Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là ông Hoàng Mười, không chỉ vì ông là con trai thứ mười của vua cha mà còn vì ông là người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn (“mười” mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn. Không những xông pha chinh chiến nơi trận mạc, ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương.

Điểm du lịch văn hóa tâm linh

Là đức thánh nổi tiếng linh thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu nên ông Hoàng Mười được người dân ngưỡng mộ, đền thờ được dựng ở nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An là điện thờ chính, còn những nơi khác chỉ là phối thờ.

Tại ngôi đền này, ngoài thờ chính là ông Hoàng Mười, còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ, mà người đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ngôi đền cũng là một địa điểm hấp dẫn để mọi người có thể khám phá những nét văn hóa đặc sặc gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu - một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận.Năm 2002, Đền ông Hoàng Mười được tỉnh Nghệ An xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa.

Được xem là một trong sáu ngôi đền thiêng lớn nhất Nghệ An, mỗi năm đền đón hàng vạn người dân xứ Nghệ và du khách thập phương đến chiêm bái, cầu an, cầu lộc. Trong đó, nhộn nhịp nhất là hai kỳ lễ hội lớn: Lễ hội khai điểm vào rằm tháng 3 (âm lịch) và Lễ hội giỗ ông Hoàng Mười từ ngày 8/10 đến 11/10 (âm lịch). Trong đó, giỗ ông Hoàng Mười được coi là mùa tạ lễ quan trọng nhất.

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An cũng là một trong những nơi diễn ra Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm…

Trong những năm qua, đền được quan tâm đầu tư tôn tạo nên diện mạo ngày càng khang trang, phục vụ tốt hơn đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân. Nhất là vào mùa lễ hội, chính quyền tỉnh Nghệ An và huyện Hưng Nguyên đều chuẩn bị chu đáo. Khi diễn ra, phần lễ được tổ chức trang trọng, linh thiêng với đầy đủ các nội dung như: Lễ Khai quang, Yết cáo, Lễ rước, Đại tế, Lễ tạ.

Phần hội luôn được đổi mới với nhiều hoạt động thể thao hấp dẫn, sôi nổi, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân cùng du khách, như: đua thuyền, bóng chuyền nam, nữ và các trò chơi dân gian…

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười thực sự là dịp để tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Đồng thời cũng là dịp để du khách thập phương hành hương về với Nghệ An - vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử, yêu nước và cách mạng, nơi đã sản sinh, nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài, khoa bảng, nhiều tấm gương kiên trung, nghĩa liệt mà cuộc đời, sự nghiệp của họ đã làm rạng ngời quê hương, đất nước.

Năm 2019, lễ hội Đền Hoàng Mườiđược công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Với sự linh thiêng được truyền tai và lễ hội quy mô đền ông Hoàng Mười đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch của mỗi du khách khi đến thăm xứ Nghệ.

Kim Long – Hạ Vân

Phủ Dày và Điển tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Thánh Mẫu Liễu Hạnh - người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu và cũng chính là một trong Tứ bất tử của Việt Nam được nhiều người tôn thờ. Tại nước ta có rất nhiều nơi thờ cúng Thánh Mẫu, nhưng nơi trang nghiêm và long trọng bậc nhất đó chính là Phủ Dầy - Nam Định.


Phủ Dầy (tên gọi khác phủ Giầy, phủ Giày) là quần thể di tích tâm linh đạo Mẫu tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh ngay sát chợ Viềng. Xưa kia, nơi đây được biết đến là ngôi đền lớn tại làng Kẻ Dầy. Cho đến khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh được sắc phong là "Liễu Hạnh Công Chúa" thì được đổi tên thành Phủ Dầy. Do "Phủ" là danh từ chỉ định dinh cơ của các vương công, và Thánh Mẫu cũng là công chúa nên nơi thờ cũng sẽ được dùng chữ Phủ.

 

Thánh Mẫu Liễu Hạnh - người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hơn thế nữa còn có những tích khác cho tên gọi của nơi đây. Xuất phát từ truyền thuyết Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá thương nhớ gia đình nên đã để lại một chiếc giày ở trần gian trước khi về thượng giới. Hay có huyền thoại: Vua đi ngang qua vùng này và nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó được tặng một đôi giày nên đã lập nơi thờ tự gọi là Phủ Giầy. Còn khi gọi là Phủ Dầy vì chính nơi này có món bánh dày nổi tiếng, lại có người cho rằng, Kẻ Giầy xuất phát từ nơi có gò đất nổi lên hình bánh dày trước cửa phủ.

Tất cả những câu chuyện dù chưa xác định rõ thực hư nhưng nó đã góp phần cho sự kì bí, cuốn hút về mối liên quan giữa Phủ Dầy và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

 

Quần thể phủ Dầy có hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó có 3 công trình gắn liền chặt chẽ với cuộc đời thánh mẫu Liễu Hạnh


Quần thể Phủ Dầy có hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó có 3 công trình gắn liền chặt chẽ với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2, đó là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.

  Phủ Tiên Hương (phủ chính) là một công trình có kiến trúc đẹp được xây dựng từ thời Cảnh Trị nhà Lê (1663 – 1671), đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ tròn, rồi đến một sân rộng, sau đó là 3 toà nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái: nhà bia, nhà trống, nhà chiêng là nơi đón khách tới hành hương. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt bằng đá chạm khắc hình rồng vớt đường nét tinh xảo. Điện thờ chính của Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được chạm khắc tinh vi các hình ảnh rồng, phượng, hổ…. Chính cung (cung đệ nhất) có một khám thờ khảm trai, bề thế và tinh xảo. 

 

Phủ Tiên Hương (phủ chính) là một công trình có kiến trúc đẹp được xây dựng từ Cảnh Trị thời Lê (1663 – 1671)

  + Phủ Vân Cát cách phủ Chính không xa và cũng có đền thờ Thánh Mẫu. Phủ được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng Tây Bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước là hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu, 3 gian, mái cong, sau hồ là hệ thống cửa Ngọ môn với 5 gác lầu. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.
 

Phủ Vân Cát cách phủ Chính không xa và cũng có đền thờ Thánh Mẫu

  + Lăng Bà Chúa Liễu nằm bên cạnh phủ Chính được xây dựng vào năm 1938. Lăng được xây dựng toàn bộ bằng đá xanh, chạm trổ hoa văn đẹp tinh xảo, là khu vực hình chữ nhật với tổng diện tích 625m2, gồm có cửa vào lăng theo hướng đông tây, nam bắc. Các cửa đều có trụ cổng trên đắp hình búp sen. Giữa lăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh chừng 1m. Toàn lăng có tổng cộng 60 búp sen, tạo điểm ấn tượng riêng biệt cho lăng của vị thần chủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
 

Lăng Bà Chúa Liễu nằm bên cạnh phủ Chính được xây dựng vào năm 1938

>>> Đọc thêm: Chùa Tam Chúc Ở Nam Định Và Đại Thế "Tiền Lục Nhạc - Hậu Thất Tinh" 

Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày diễn ra lễ hội Phủ Dầy nhộn nhịp cả vùng. Đây là lễ hội được đánh giá là một trong 10 lễ hội đầu năm độc đáo tại Việt Nam. Mục đích chính của lễ hội nhằm để tỏa lòng biết ơn với thánh mẫu Liễu Hạnh.

 

Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày diễn ra lễ hội Phủ Dầy nhộn nhịp cả vùng

Lễ hội phủ Dầy có ba nghi thức chính, bao gồm:

+ Lễ Rước Mẫu Thỉnh Kinh

+ Lễ Rước Đuốc

+ Lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội

Bên cạnh ba lễ chính thì trong giai đoạn lễ hội Phủ Dầy diễn ra còn có các trò chơi truyền thống vô cùng thú vị như: thi hát văn, hát chèo, múa rối nước, đấu vật, đấu cờ người, thổi cơm thi... Đặc biệt, còn có nghi lễ hầu đồng diễn ra trong suốt thời gian lễ hội. Đây là một nghi thức không thể thiếu trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu.

 

Nghi lễ hầu đồng diễn ra trong suốt thời gian lễ hội

>>> Đọc thêm: Những Cái Nhất Chỉ Có Tại Chùa Bái Đính - Ninh Bình 

Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, từ trẻ đến già ai nấy cũng đều nô nức tham gia lễ hội. Nhằm bày tỏ lòng thành kính với Thánh Mẫu cũng như cầu mong những điều thuận lợi, may mắn cho một năm mới đầy phấn khởi. 

 

Lễ hội phủ Dầy diễn có các trò chơi truyền thống vô cùng thú vị như: thi hát văn, hát chèo, múa rối nước,...

Phủ Dầy ngoài nổi tiếng với các di tích gắn liền với Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì cảnh sắc non nước hữu tình của nơi đây cũng là một dấu ấn đẹp trong lòng du khách. Vừa chiêm bái Thánh Mẫu vừa thưởng ngoạn thiên nhiên sẽ là trải nghiệm tuyệt vời mà Phủ Dầy mang lại cho du khách vọng tín đạo Mẫu.

NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...