Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Nghi thức trình đồng, mở phủ là một nghi thức tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là sự khẳng định đồng nhân với thánh mẫu đình thần Tam, Tứ phủ. Nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà thánh để từ đây nguyện cầu cho quốc thái dân an, sống tốt đời đẹp đạo.

Ngày 1/12/2016, “Tín ngưỡng thờ mẫu” vừa trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thanh đồng Hoàng Tiến Hưng cho biết: “Nghi lễ thờ mẫu tam phủ của người Việt trong đó có nghi thức thờ cúng, trang phục, âm nhạc. thì việc bảo tồn phát huy lề lối cổ trong nghi thức hành đàn, mở phủ là rất quan trọng. Nó có sự tập trung cao về cách hành đàn, là những nghi thức quan trọng nhất trong nghi lễ thờ cúng tam phủ, tứ phủ, thể hiện được đầy đủ của bốn phủ”.

Mỗi phủ đó đều có một mẫu, một vua và các vị ở trong phủ đó cai quản, và đức thần chủ (mẫu Liễu Hạnh) nổi lên với vai trò ở 2 phủ: Thiên phủ và Địa phủ. Nhưng thánh mẫu chỉ giáng phàm vào đồng nhân ở vai trò mà chủ giáo đàn nên mỗi phủ đó có một quan lớn trong 5 quan lớn theo sắc áo để theo sắc của hành đàn về phủ đó hành lễ.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Đàn tràng dĩ biện đăng trúc hương hoa, phẩm vật tri nghi, tiến cúng đình thần, hồi đồng chuẩn lạp

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Phủ thiên: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Thoải phủ: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Địa phủ: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhạc phủ: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.

Hành đàn gồm có: Trứng (nam 7 quả, nữ 9 quả) trầu cau, gạo, gương lược, sách bút, dao kéo, nước hoa, xà phòng, khăn mặt, mâm son, tráp triện, choé, nước sông, khăn phủ (phủ nào khăn đấy). Khi hành đàn quan lớn về sẽ lấy quạt gương lược để bài sai, khám đàn, khám phủ, khai quang cho đồng nhân, lấy khăn phủ để buộc vào tay xong lấy trứng để bóc, ban nhất lộc ho, nhì lộc quả, ba lộc tiền cấp lương, cấp thực cho đồng và một chậu đồng thau cho đồng nhân cầm, sau đó cầm gáo đồng. Có nơi dùng gáo dừa để chọc chum lấy nước xong tắm trứng là hình thức trứng rồng lại nở ra rồng, hạt thong lại nẩy cây thong rườm rà. Xong lấy khăn buộc vào tay chít lên đầu đồng tân là hình thức sang khăn, xẻ bóng. Xong trứng long chu phủ đấy và lấy sổ bút ghi tên đồng tân cấp phú hí cho đồng tân.

Thông thường trong nghi lễ mở phủ, hay một đàn lễ đảo cầu thường các ông đồng, bà đồng hầu từ 6 đến 7 giá đồng chính, mỗi người giữ 1 vai trò nhất định như 5 quan lớn: Quan lớn đệ Nhất, Nhị, Tam, Tứ và quan lớn đệ Ngũ.

Bốn quan lớn từ đệ Nhất đến đệ Tứ mỗi người mở 1 phủ. Quan lớn đệ Ngũ (quan lớn Tuần Tranh) thì tiễn đàn.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Pháp sư tuyên trạng phát tấu biểu quan, thỉnh phật tuyên kinh cung nghinh tứ phủ cho đệ tử xuất thủ trình đồng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Còn cung văn không thể thiếu trong lễ hầu đồng. Họ là người chơi nhạc và hát cho việc trình diễn ở mỗi giá đồng khi Thánh nhập. Nhạc cụ gồm có đàn, trống, sáo, phách… để dẫn hát trong mỗi giá hầu. Trong mỗi giá đồng nhạc hát phải phù hợp vào đúng khi Thánh giáng, Thánh thăng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hình thức khai hoả chú tiễn trong lễ phát tấu thỉnh thần năm phương

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Đồng nhân đội trạng sớ nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con, trên theo Phật Thánh dưới theo đồng thầy.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Đại lễ trong lễ mở phủ gồm có: Hương, hoa, đăng trà, quả thực, phát tầu biểu quan, thỉnh phật tuyên kinh, cung nghinh tứ phủ, tiến cống sơn trang, điền hoàn túc trái, cầu an bản mệnh, trợ thí cô hồn.

Nghi thức hành lễ trình đồng, mở phủ là một nghi thức được xem là nghi thức tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt, là sự khẳng định đồng nhân với thánh mẫu đình thần Tam Tứu Phủ. Nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà Thánh để từ đây nguyện cầu cho Quốc thái dân an, sống tốt đời đẹp đạo.

Sau khi hoàn tất những nghi thức mở phủ này, đủ ở 4 phủ, 4 chum choé đã được mở, 4 trứng đã được bóc, đồng tân được nhận lĩnh đủ 4 khăn, 4 trứng, 4 ngân lượng, 4 tài lộc ở 4 phủ về đến nhà đồng tân ăn đủ 4 trứng, gạo cho vào nấu cháo ăn hết thì được xem là tân đồng. Từ đây, đồng tân sẽ theo thầy để tu tập tịnh tấn, hành đạo cho đúng phép, giữ được lề lỗi của nhà Thánh, sống tốt đời đẹp đạo.

Sau thời gian 3 năm thử lính, 9 năm thử đồng thì tiến tới 1 nghi thức đại đàn trong tứ phủ là lễ tạ ơn phật thánh tạ thầy, cấp sắc thành đồng. Từ đây các thanh đồng có thể đủ duyên để đi hành đạo, khai hồ, mở phủ, nhận đệ tử.

Trong xã hội ngày nay, nhiều người cô đồng, cậu đồng chưa đủ 3 năm thử lính, 9 năm thử đồng, chưa có lễ cấp sắc thành đồng đã khai hồ, mở phủ cho đồng nhân. Đây là 1 việc làm mà hàng mấy trăm năm qua không có, được xem là không lề lỗi giữ đạo, vì không trọng thánh, trọng thầy thì không làm được thầy. Ở thời kỳ nào cũng vậy, yếu tố tiền hậu không bất nhất, kính Thánh trọng thầy đều được đặt lên hàng đầu, và đây là 1 nét đẹp trong tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ, hướng con người đến Chân, Tín, Nghĩa.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Nghi thức tẩy trần, rửa khẩu trước khi vào hầu mẫu. (ảnh chén bạc)

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Động tác thỉnh Mẫu

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trứng rồng lại nở ra rồng, nghi thức bóc trứng khai hồ.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Sang khăn, xẻ bóng cho đồng, ghi tên đồng mới vào trong sổ đào

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan lớn đệ Tam phủ đại diện cho Thoải phủ 

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan lớn đệ Tứ khâm sai đại diện cho Địa phủ trong phần lễ khai quang

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan lớn đệ Nhất đại diện cho Thiên phủ 

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan lớn Tuần tranh - người có nhiệm vụ then chốt trong nghi lễ hầu mẫu Tam, Tứ phủ, là người đại diện cho các phủ hành quyền khiển pháp sư chú tiễn long chu tượng mã, thuyền rồng bát nhã phủ nào về phủ đấy.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trầu bà đệ nhị Đông Cuông, bà là chủ động sơn trang trong nghi lễ hầu Mẫu và mở phủ, bà giáng đồng nhân có vai trò nhận cơi trầu, trình lính trình đồng và trầu bà sang khăn, xẻ bóng đồng nhân.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hành lễ xin phép Phật Trời, thánh mẫu để đồng thầy vào thỉnh mẫu hầu thánh

Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt được hình thành và phát triển qua các thời kỳ lịch sử cũng có những lúc thăng trầm nhưng sức sống của tín ngưỡng không thời kỳ nào ngưng cả, vẫn có sự truyền thừa đời cha, đời con và lớp lớp các vị truyền nhân, trưởng bối giữ hồn, giữ cốt cho tín ngưỡng trong đó phải nói đến nghi thức hành lễ trình đồng mở phủ.

Phạm Hải 

Vietnamnet

Người có căn cao số nặng hầu đồng thường có biểu hiện như thế nào?

 


Căn đồng là gì? Những người có căn đồng số lính, căn cao số nặng hầu đồng thường có biểu hiện như thế nào? Người có căn khi nào cần làm lễ trình đồng mở phủ?

Chúng ta vẫn thường nghe thấy nói đến những người có căn đồng số lính. Họ là những người sinh ra để đi hầu thánh. Vậy ở họ có những biểu hiện gì đặc biệt?

Căn đồng là một hiện tượng được rất nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu, cũng biết một cách thấu đáo. Chính vì không hiểu nên nhiều người vẫn bị lừa phỉnh, mê muội trong tâm linh, dẫn đến hao tiền tốn của, mất thời gian, tự mua dây buộc mình.

1. Căn đồng (căn số, căn quả…) là gì?

Căn đồng là một trong những hiện tượng được nhiều người chú ý tới, nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về bản thân thuật ngữ này một cách căn bản và thấu đáo. Ngay cả những Tín đồ theo Tín ngưỡng Mẫu lâu năm, có thâm niên, vẫn thường được người trong cùng Tín ngưỡng gọi là Đồng cựu cũng chưa hiểu một cách rành rẽ.

Và cũng chính vì không hiểu một cách rõ ràng như vậy nên mới phát sinh những hiện tượng mê tín dị đoan, nhiều người vẫn là đối tượng cho những kẻ buôn Thánh bán Thần lừa đảo, làm cho các Tín đồ mê muội về tâm linh, dẫn tới các việc hao tiền tốn của, tốn thời gian cũng như công sức, gia đình bất hòa vì lí do tôn giáo và đặc biệt là lầm đường lạc lối trong Thánh đạo.

Chính vì thế, những Tín đồ theo đạo Mẫu Việt Nam cần hiểu biết về vấn đề một cách chính xác, để làm bước tiền đề cho con đường Thánh đạo, chúng ta có cái nhìn đúng đắn và phương thức hành xử hợp lí trong đời sống đạo hạnh và tâm linh, chúng ta tuyên dương Thánh đức một cách đúng đắn và cần thiết, giữ được những bản sắc văn hóa của đạo Mẫu cũng như gia phong nếp nhà, ứng dụng văn hóa của đức Mẹ vào nếp sống gia đình nhằm tạo cuộc sống an hòa, hạnh phúc, ai ai cũng được thấm nhuần ơn phúc của đức Mẹ và Tiên Thánh trong Công đồng Đình thần Tam Tứ phủ, và để con đường đến với Mẹ – Chân Thiện Mĩ mà mình đang đi là công chính và tốt đẹp.

Căn đồng, căn quả, căn số đều là những danh từ cùng chung ý nghĩa, ý nghĩa đó là gì? Nội dung sau đây sẽ chỉ ra điều đó.

Căn là gốc cây, là rễ cây, còn có nghĩa là nguyên nhân, căn do của sự vật, sự việc, hiện tượng.

Số là những biểu hiện, những tác động của các sự vật, sự việc, hiện tượng bên ngoài vào một chủ thể sự sống bao gồm cả con người và các sinh vật có sự sống khác, chủ thể này có thể là một cá thể, hay một nhóm cá thể, hoặc là cả một cả cộng đồng, đôi khi là cả trái đất và vũ trụ.


Đồng có nghĩ là đứa trẻ, trong trắng ngây thơ không vết nhơ bẩn.Quả là kết quả của tất cả những sự tác động bên ngoài đó lên một chủ thể sự sống kia. Quả là cái sẽ đến tất yếu nếu có “căn” kia.

Tựu chung lại, căn đồng để chỉ con người có những nghiệp duyên, nghiệp chướng, hay nói khác đi là những tội lỗi, đã gây ra từ trước có thể kiếp trước, hoặc kiếp này, tới khi vận đến phải chịu hậu quả, phải đón nhận cái kết quả xấu mà mình đã tạo ra, phải chịu kiếp khổ sở.

Những con người đó may mắn được các Thánh đức đoái thương, nên đã chấm chọn để các Thánh cứu vớt, cũng như thay mặt các Thánh làm việc cứu độ thế gian, làm phúc làm thiện bằng nhiều cách, để hòng chuộc lỗi lại cho bản thân, để đạt được an nhiên thanh thản trong đời sống hiện tại và viên mãn sau khi thoát sinh.

Họ sẽ là những con người trong trắng giống như trẻ con, để cho các Thánh dẫn dẵn đi theo lí trí, lẽ phải, tình thương yêu cùng sự hiểu biết của các Ngài, bởi chỉ có sự xót thương, tình yêu thương của các Ngài cho bản thân người có căn đồng đó mới có thể thanh tẩy tâm hồn, thể xác, biến đổi cuộc sống của người đó, mới có thể cho họ có được phúc thiện một cách hoàn hảo để nhằm chuộc lại lỗi lầm của chính họ đã gây ra trong quá khứ.

Định nghĩa trên dập tắt hết những kẻ tự mãn rằng, căn đồng là một thứ gì đó hơn người, đáng đem ra để so sánh đẳng cấp, căn đồng đơn giản là chính những quả báo của chúng ta mà thôi, không có gì đáng đem khoe mẽ, đáng lên mặt với người khác cả, không có gì đáng khoe khoang cả.

Người có căn đồng là người mang nặng nghiệp duyên, mang nặng số kiếp con người, họ còn phải gánh nặng, tròn việc gia đình xã hội, đủ việc Thánh thần nữa.

Do đó ta chớ có cho việc có đồng là cái gì hơn người, những cũng chẳng lấy gì làm hổ thẹn vì ta đang được phụng vụ Thánh đức, đang được Thánh thần thương xót, có khi ưu ái dẫn dắt chúng ta vượt qua những chông gai của cuộc sống đầy nhiễm ô này.

Hiểu được cái này, chúng ta chớ có biện lễ to lớn lên Thánh đức làm chi, điều đó ko cần thiết, điều đó chứng tỏ chúng ta càng ngày càng mở rộng cái tâm tham lam của chúng ta, để đua tranh nhau giữa các Tín đồ với nhau, mà càng mở rộng tâm tham chúng ta càng nhiều tội hơn, có nghĩa chúng ta đi ngược lại với sở nguyện mà Đức Thánh đến với chúng ta là làm cho ta vơi bớt tội lỗi.

Mời bạn tham khảo: Trình đồng mở phủ là gì? Không trình đồng mở phủ có được không?

2. Những dấu hiệu cho biết người có căn đồng số lính, căn cao số nặng hầu đồng

Sự biểu hiện ra bên ngoài của những người có căn đồng rất khác nhau, tùy thuộc vào các mức độ của những người có căn số nặng hay nhẹ.

Các cấp độ của người có căn đồng:

  • Cấp nhẹ nhất là Đội bát hương, trình trầu
  • Cấp thứ 2 là Tiến căn (không phải tiễn căn)
  • Cấp thứ 3 là phải Hầu đồng 1 năm vài vấn
  • Cấp thứ 4 là thờ Thánh tại gia (nhà lập Điện thờ Thánh) hoặc phải lên đền, phủ, chùa… (nơi có thờ tự các Thánh ) để ở…

Sự biểu hiện ra bên ngoài của những người có căn đồng số lính rất khác nhau, tùy thuộc vào các cấp độ của những người có căn đồng số lính. Cụ thể 1 số biểu hiện thường gặp như sau:

Ấn chứng: Thường có những ấn chứng trên người như: vết bớt, những vết sẹo đặc biệt, những dấu hiệu nhận biết đặc biệt khác có trên cơ thể…

Điềm báo: Trong cuộc sống thường nhật, những người như vậy cũng thỉnh thoảng hay rơi vào cảm giác ảo, mơ thấy thần thánh, thân mình bay bổng… Tuy thiên cần phân biệt với dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt.

Dị năng: Có khả năng cảm nhận hoặc nghe thấy được những phần âm xung quanh mình.

Ốp đồng: Khi lễ hầu bóng diễn ra ở các đền, phủ, điện, trong không khí đàn ca, trống phách, múa hát tưng bừng, mùi nhang khói kích thích, một số ít người tham gia hành lễ có cảm giác thấy lâng lâng, phiêu phiêu, bay bổng, thần thức hòa nhập với không khí lễ hội múa hát… và có khả năng bị ốp đồng, tức là cơ thể của những người này rơi vào trạng thái mất kiểm soát như múa máy , khóc lóc… mà bản thân thần kinh của người đó không còn khống chế được những hành vi này được nữa, hoàn toàn mất tự chủ.

Bị hành căn: Ốm đau bệnh tật nhưng đi chữa không khỏi vì không biết là mình bị bệnh gì, bị hành cho dở dại dở điên, công danh sự nghiệp lận đận, nhân duyên khó thành…

Những ngày quan trọng: Nhiều người tính khí nóng lạnh bất thường, có trường hợp hễ 14, 15, 30, mùng 1 là nóng như sốt, uống thuốc cũng không hạ, qua những ngày đó tự khắc hết.

Hay bị ảo giác, mơ thấy thần thánh: Người có căn đồng thi thoảng hay rơi ảo giác, chiêm bao thấy đức Mẹ hoặc Tiên Thánh thần, luôn có cảm giác có Thánh thần bên cạnh mình, ủng hộ và che chở cho bản thân.

Bị Thánh hành: Có nhiều trường hợp sau khi bị Thánh hành mới biết mình có căn số phải đi hầu:

– Có người bị hành thì gia đình bất an, tán gia bại sản. Cuộc sống xảy ra nhiều chuyện bất hòa, lao đao làm lụng mà chẳng đạt được kết quả gì. Bản thân họ tâm hồn bất an, cứ ngày đêm lo lắng, nhiều khi không biết mình lo lắng gì, cảm giác bất ổn luôn thường trực, cảm giác như cái không hay đang sẵn sàng xảy đến với mình.

– Có người nghiệp duyên nặng nề, có thể dẫn đến tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên, nói năng lảm nhảm, hay nói chuyện Thánh thần, tuy nhiên “điên” này khác với bệnh thần kinh thông thường, khi đến bệnh viện thì lại an nhiên như không, nhưng khi về nhà thì lại hoàn cũ.

– Cần phân biệt Thánh hành với ma quỷ nhập hồn: Cũng có những trường hợp cần phải phân biệt bị “điên” do Thánh hành với bị điên do bị ma quỷ nhập hồn. Người do Thánh hành thì thường phát ngôn quan cách, coi người khác là dưới mình, còn ngược lại, người do ma quỷ hành thì lại có những hành vi man rợ, hạ đẳng.

– Có những người không bị hành bệnh, bên ngoài không có biểu hiện gì bất thường, nhưng trong thâm tâm họ cảm thấy có gì đó không ổn, ngày đêm nôn nao, bồn chồn không rõ nguyên nhân, cứ tưởng tượng như có một lực thúc đẩy họ phải đến cầu Mẫu hay Thánh thần.

3. Người có căn đồng khi nào cần làm lễ trình làng mở phủ?

a. Với người có căn đồng nhẹ:

Nếu người có căn đồng không nặng lắm có thể làm lễ tôn lô nhang bản mệnh; nếu chưa đạt yêu cầu thì phải làm lễ trình đồng, mở phủ chính thức thành con dân hầu Thánh, bắc ghế cha ngồi, bắc ngôi mẹ ngự, thành ghế đệm cho Thánh ngự.

Trước hết người có căn đồng nên chọn một Đồng thầy thật sự, thông thạo việc Thánh. Lễ phải được tiến hành theo đúng trình tự, đúng phép cửa Thánh, có dâng sớ, điệp văn, phẩm vật và đồ mã tiến cúng.

Về nguyên tắc, bốc bát nhang ở đền, phủ, điện nào là mình đã trở thành con nhang đệ tử của nơi đó. Các ngày lễ tiệc, đầu năm, cuối năm phải đi lễ đầy đủ ở đó thì mới tốt. Nếu vì lý do nào đó mà tạm thời đi các đền, phủ khác để thực hành nghi lễ thì phải xin và được sự đồng ý của Đồng thầy.

b. Với người có căn đồng nặng:

Nếu nặng căn quá mà mình chưa có điều kiện để ra trình đồng, mở phủ, thì có thể lập đàn để xin tiễn căn khất đồng. Nếu vì công danh, sự nghiệp… mà chưa trình đồng, mở phủ thì phải xin khất vì chưa lo liệu được việc Thánh.

Cần nhớ đây là lễ xin khất chứ không phải xin từ bỏ căn vì người có căn trước sau gì cũng phải đến hầu Thánh mới yên. Người ta nói người có căn đồng không chống lại được số mệnh gắn bó với Thánh. Quan trọng là người có căn phải nhất tâm tin tưởng thì mới thành công và yên ổn trong vạn sự.

Theo tuvingaynay.com/TH!

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Vua cha Bát Hải Động Đình

 Là vị Vua đứng đầu Thủy phủ, Ngài còn được gọi là Vua Cha Bát Hải Động đình, hành dinh của Ngài ở Động Đình Hồ, thuộc vùng đất Tổ Động Đình, ngày nay là miền Nam Trung Quốc. 

Không gian của truyền thuyết khi người Việt trở về Việt Nam, đã được “co hẹp” vào không gian miền Bắc Việt Nam, nên Động Đình hồ được cho rằng là một vùng đất ở gần biển Đông, nhưng ở vùng Động Đình mới chính là địa điểm gốc diễn ra truyền thuyết họ Hồng Bàng cũng như truyền thuyết về Vua cha Bát Hải Động Đình.

Vua cha Bát Hải Động Đình là cha của Thủy phủ Thánh mẫu Xích Lân Long nữ. Ngài chính là Nhạc phụ của Kinh Dương Vương (Kinh Xuyên), thủy tổ của Bách Việt.

Ngài có một giáng sinh vào thời Hùng Duệ Vương – Hùng Vương thứ 18 phù dân cứu nước mà dấu tích mà chứng tích Ngài còn lưu lại tại đền Đồng Bằng (An Lễ – Quỳnh Phụ – Thái Bình).

Hùng Duệ Vương đã lớn tuổi, mà không sinh được con trai để nối ngôi, có 2 con gái đều đã đi lấy chồng, nguy cơ mất hết cơ đồ Hồng Bàng đang đến gần, các nước láng giếng lăm le xâm chiếm nước ta. Trời cao thấy vậy, mở đường hiếu sinh cho Công chúa tên là Ngọc nữ giáng hạ trần gian tại Hoa Đào Trang, để Ngài mượn cửa ứng cứu dân Việt.

Ngày đó, có hai vợ chồng ông Phạm Túc và Trần Thị người Trang An Cố (Thụy Anh – Thái Bình) lớn tuổi mà không con, một hôm nhân đi đánh cá đến đất An Lễ tình cờ gặp được cô gái nhỏ, ông bà đón về nuôi tại An Cố, đặt tên Quý nương. 

Một lần Quý nương ra sông tắm, tự nhiên có một con Hoàng long quấn chặt lấy mình, về bà thụ thai. Lúc đó cha mẹ cũng đã mất, nàng Quý về quê cũ Hoa Đào Trang sinh sống. Nàng có thai 13 tháng mới sinh, khi sinh thì lại sinh ra cái bọc, sợ hãi Quý nương vứt bọc đó ra sông Vĩnh. Đêm đó, có một người cất vó tên Nguyễn Minh thấy bọc mang lên, ông rạch bọc ra, thấy bên trong có 3 con Hoàng long sáng chói, một con (Chính là đức Vua cha Bát Hải) chui vào náu thân trong giếng nước (chính là giếng trong hậu cung đền Đồng Bằng), một con chui vào Thanh Do Trang, con nhỏ nhất về An Cố Trang.

Thời gian sau đó, quân phương Bắc tập hợp binh lực chuẩn bị ý đồ thôn tính Văn Lang. Biết được điều đó, nhưng do tuổi già sức yếu, Hùng Duệ Vương không biết làm sao, bèn lập đàn cúng tế, Thanh y Tiên ông trên trời mới giáng xuống phán rằng về Đào Hoa Trang mà tìm nhân tài. Sứ giả về Đào Hoa Trang tìm, dân làng đem chuyện Hoàng Long ra kể, Sứ giả bèn tới bên giếng kia để tuyên truyền sắc chỉ, tức thì Hoàng long xuất hiện biến hóa ra chàng trai lực lưỡng. Người báo với Sứ giả sẽ truyền thêm 2 em, tập hợp mười tướng và chiêu mộ binh sĩ trong 10 ngày rồi sẽ xuất quân, đảm bảo 3 ngày giặc tan.

Ngài bày binh bố trận tinh tường, khéo dùng quân sĩ, lại được các Thiên binh thần tướng ủng hộ, đúng 3 ngày sau giặc dữ tan tành, bình trị thiên hạ. Hùng Duệ Vương triệu Ngài về kinh đô phong là “Vĩnh Công Nhạc phủ Thượng đẳng thần” ban thưởng 10 hốt vàng và có ý mong Ngài ở lại kinh đô. Vĩnh Công cáo từ về quê nuôi mẹ già, khai khẩn duyên hải, chiêu dân lập ấp, dạy dân nghề nông tang, trồng dâu nuôi tằm.

Thấm thoát thoi đưa, môt hôm Ngài gọi hương lão trong trang tới căn dặn rằng: “Ta vốn là Thủy Quốc Thần tiên, nay phải về nơi chốn xưa gốc cũ, nếu nhớ đến ta, nơi ta ở đây là đền, ngày ta đi là ngày giỗ …” Ai ai có mặt đều bùi ngùi, nức nở. Bỗng đâu trời đất tối sầm, sấm chớp dữ dội, mưa như đổ nước, được một thoáng thì tạnh hẳn, mọi người chỉ còn thấy khăn áo của Vĩnh công, đó là ngày 22 tháng 8 năm Bính Dần. Dân dâng biểu về cung, Hùng Duệ Vương đau xót vô hạn, lại truyền ban phong mỹ tự: “Trấn Tây An tam kì linh ứng Đại vương”. Các đời vua chúa sau này đều có sắc phong Ngài.

Cũng theo lưu tryền trong dân gian thì 10 tướng của Vua Cha bát Hải sau này được coi là con của Đức Vua Cha Bát Hải. Một số các tướng lĩnh này tiếp tục được giáng trần để giúp đời. Các tướng này hầu hết là các Thánh Hoàng trong Tứ Phủ Quan Hoàng như: Quan Hoàng Bơ, Quan Hoàng Bẩy, Quan Hoàng Mười….

Vua Cha Bát Hải Động Đình được thờ ở đâu?

Vua Cha Bát Động Đình được thờ chính tại Đền Đồng Bằng – Khu Du lịch tâm linh Đền Đồng Bằng. Ngoài ra, tại khu Quần thể du lịch Tâm Linh Phủ Dầy cũng có đền Vua Cha Bát Hải. Tại Phủ Vân Cát – Phủ Dầy cũng có một đền nhỏ thờ Vua Cha Bát Hải….Một số ngôi đền khác Vua Cha Bát Hải Động Đình cũng được phối thờ.


Chuyến đi thăm đền thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình

Từ Hà Nội thân thương chúng tôi đặt chân đến Quảng Châu trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất tỉnh Quảng Đông. Từ Quảng Châu chúng tôi đi tầu điện cao tốc tới Trường Sa sau đó chuyển tàu đi Nhạc Dương như bản đồ đường đi đã được định ra trước.

mg_8962
Đua thuyền rồng một trong những hình ảnh mà chúng tôi được nhìn thấy khi đến Yue yang

Chúng tôi đến Nhạc Dương đã là 20h tối sau khi di chuyển hơn 6 tiếng đồng hồ mệt lả vì đói trên tàu cao tốc từ Quảng Châu với vận tốc cực đại 315km/h. Việc đầu tiên là tìm và thuê chỗ tá túc đã, tôi với vốn tiếng Trung tay chân đỡ mồm miệng sau một hồi với anh tài xế đã tìm được chỗ chú chân như ý. Ăn tối rồi tính tiếp – món ăn gì bây giờ nhỉ khi các bạn tôi đều là người không quen khẩu vị món lạ: Lẩu cá là quyết định sau một hồi thực đơn bằng mắt. Bàn chúng tôi được may mắn ngồi vào chiếc bàn duy nhất có in hình rồng chầu ( kiến trúc đậm nét Nhạc Dương – Long Vương) sau quãng đường hơn 2000 km nên chúng tôi ăn qua quít rồi đi nghỉ để mai tiếp tục hành trình.

Sáng ngày thứ hai của chuyến đi tôi tỉnh giấc khi ánh sáng ngày mới vén lên qua khung cửa sổ – úi chà một biển hồ nhưng không hẳn là thế một bức tường thành cổ với kiến trúc phong kiến độc đáo. Đây là đâu nhỉ vì là lần đầu đến nên tôi băn khoăn tự hỏi mình, mà biết hỏi ai bây giờ khi mà lục nát cả đầu tôi với vốn từ vựng ít ỏi cũng không thể diễn đạt với người bản xứ đi tìm đền thờ Vua Cha Bát Hải. Nhưng bất ngờ đã đến lần thứ hai trong chuyến đi tôi gặp may mắn, mà không phải thế chứ vận may sao lại nhiều như vậy hay là có sự dẫn đường chỉ lối của thế giới siêu nhiên (chiều hôm sau tôi mới biết khách sạn chúng tôi nằm ở đối diện với Nhạc Dương Lầu và ở chỗ cửa sổ đó có thể nhìn bao quát toàn cảnh Nhạc Dương và Hồ Động Đình)

mg_8899
Một buổi sáng bên góc Lầu Nhạc Dương

mg_8919

Thời tiết Hà Nội và Quảng Châu đầu hạ với nhiệt độ trung bình 30 độ C, chúng tôi hoan hỉ với không khí ấm nóng chưa được bao lâu thì khi đặt chân đến Nhạc Dương nhiệt độ hạ xuống 13 độ và hôm sau xuống 9 độ. Chúng tôi mặc hết những gì có thể mang lên mình được nhưng cũng không xua đi cái lạnh đột ngột mà mùa đông chúng tôi vẫn thường gặp. Cuối cùng chúng tôi may mắn tìm thấy  cửa hàng bán đồ lao động tự chọn lấy 4 chiếc áo bông màu xanh bộ đội.

Việc đầu tiên chúng tôi tìm đường đến đền thờ Vua Cha ở trên  Đảo Quân Sơn (Junshan, 君山).

mg_8643

Có hai cách đi ra đảo: đi tàu thủy và đi đường bộ. Gió to và sóng ghập ghềnh nên chúng tôi đi taxi qua cây cầu mới xây ra đảo. Đảo Quân Sơn nguyên gốc gọi là núi Động Đình hay Tương Sơn (Xiangshan). Đảo cách thị trấn Lạc Dương bên bờ khoàng 13 km, chiều rộng 1 km, có 72 đỉnh núi, 36 đình quán và 48 đền. Phong cảnh ở đây đi cùng với hồ thật thần tiên như chốn bồng lai tiên cảnh, đã nổi danh hàng ngàn năm nay. 

Tương truyền rằng ngày xưa có tiên xuất hiện ở đây. Cảnh sắc thay đổi theo bốn mùa. Về mùa xuân hoa cỏ muôn mầu muôn sắc. Mùa hạ, trời quang mây tạnh là lùc thấy rõ toàn cảnh hồ. Mùa thu khói sương huyền ảo như chốn thiên thai. Đêm đêm văng vẳng vọng lại tiếng hát câu hò của người dân chài trong thinh lặng. Mùa đông là lúc những loài di điểu trở về…

Đền thờ Vua cha nằm trong khu danh lam bảo tồn, ngoài cửa có một bài thơ của thi tiên Lý Bạch được khắc lên bức tường đá ở đây:

mg_8555mg_8557

mg_8559
Cổng vào khu Đảo Quân Sơn

mg_8568
Nơi Thờ Long Vương

mg_8608mg_8583mg_8570

Thường ở những chốn tâm linh như nơi đây rất khó có thể chụp ảnh phía bên trong. Kinh nghiệm từ những lần đi trước tôi cất máy vào balo thành tâm thắp hương, công đức cùng đoàn, đứng trật tự ngắm nhìn kiến trúc. Đợi thời cơ vắng khách ra cầu xin với Pháp sư, các vị thủ đền xin chụp ảnh làm tư liệu. May mắn tôi cũng ghi lại được kiến trúc bên trong đền.

mg_8577

mg_8579
Ảnh Long Vương ngày gặp lại Con Gái

mg_8595

mg_8591
Vua cha Bát hải Động đình Hưng tế Long cung
mg_8597
Tượng Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được thờ ở đây
mg_8594
Quan Vân Trường Thần Tài.
mg_8596
Hộ Pháp Thiện Thần Thiên Long Bát Bộ ở hai bên
mg_8605
Năm trăm vị La Hán được thờ bên  lối đi ra Hậu Cung

Chúng tôi tiếp tục sang thăm quan ngôi đền kế tiếp. Lần này kinh nghiêm vào đền đã được cập nhập nên chúng tôi có vẻ đi dễ dàng hơn.

mg_8616

Đền Tưởng Niệm Tương Phi ngày xưa gọi là Đền Tương Sơn. Đền được xây cất đầu tiên vào thời Chiến Quốc để thờ vị thần ở Quân Sơn và sông Tương.  Theo truyền thuyết kể lại thì vua Thuấn (Shun,舜) đi tuần thú và bị bệnh chết ở đây, rồi hai nàng ái phi là Nga Hoàng- 娥皇và Nữ Anh-女英 đi tìm và cũng chết nơi đây và được chôn cất nơi này. Sau nầy Khuất Nguyên- 屈原 làm thơ gọi là Tương Quân (Xiangjun 湘君) và Tương Phu Nhân- (Xiang Furen, 湘夫人). Tương Quân lại được cho là “thần sông” của Sông Tương, Tương Phi – 湘妃 là chỉ chung hai nàng ái phi của Vua Thuấn vì đi tìm chồng, đến ngày hẹn “hội ngộ” tại đây mà không gặp rồi mòn mỏi chờ ngã bệnh mà chết theo chồng.

Vì vậy nên từ đời nhà Đường đền được đổi tên là Đền Tưởng Niệm Tương Phi. Đền được trùng tu lại vào đời vua Jia Qing triều nhà Thanh. (nguồn http://vi.wikipedia.org )

mg_8612
Ảnh chụp gian giữa của đền Tương Phi
mg_8613
Tượng hai nàng ái phi là Nga Hoàng- 娥皇và Nữ Anh-女英

Ra khỏi đền thờ hai nàng ái phi, chúng tôi đi qua rừng trồng tre rất có quy hoạch. Tre mọc ở đây rất lạ trên thân có một đốm đặc biệt. Loại tre này tôi chỉ biết có nguồn gốc ở đây. Tương truyền rằng sau khi nghe vua Thuấn chết hai bà vương phi ôm thân tre khóc thương thảm thiết. Nước mắt của hai bà nhỏ xuống thân tre biến thành đốm hình giọt nước mắt. Vì thế tre này còn được gọi là Tương Phi trúc hay Tương trúc.

mg_8636

Tôi đứng sững sờ trước vườn trúc lòng đầy trắc ẩn xem ra có khá nhiều điều tôi còn chưa được biết.

mg_8643 (1)
Hồ Ái Ân

mg_8646mg_8685

mg_8694
Đền Nguyệt Lão nằm bên hồ ái ân.

Phối thất chi tế, vạn phúc chi nguyên 
(Việc hôn nhân là nguồn gốc của muôn hạnh phúc)

Theo Điển tích xưa thì Tơ hồng Nguyệt Lão là vị thần cai quản về chuyện tình duyên hôn nhân nam nữ. Theo sách U quái lục có ghi lại một sự tích sau “Đời đường (618-907), Điền Vi Cố là khách trọ ở Tống Thành đi kén vợ. Một đêm nọ gặp một ông lão vai mang một cái túi to ngồi hướng về phía mặt trăng xem sách. Vi cố liền đến hỏi sách gì? Ông lão đáp: Đó là quyển sổ biên tên tuổi từng cặp vợ chồng. Vi Cố lại hỏi thế cái túi to kia đựng vật gì. Ông lão đáp: Đó là túi đựng dây tơ hồng dùng để buộc chân hai người có duyên với nhau. Thấy thế Vi Cố liền hỏi. Vậy ông có biết tôi lấy con gái nhà ai không? 

Ông lão bèn xem sổ một lúc rồi nói: Vợ anh là con gái họ Vương mới lên 3 tuổi và Vi Cố thấy hình ảnh cố bé do một người phụ nữ chột một mắt ãm đang đi giữa chợ. Ông lão lại chỉ đứa bé và bảo nó chính vợ của anh. Thấy vậy Vi Cố nghĩ rằng minh là người gia thế như thế này mà số lại phải lấy một đứa bé gái con nhà bình dân nghèo khó thì giận quá liền bảo đầy tớ hôm sau tìm đứa bé đó giết đi. Người đầy tớ hôm sau ra chợ tìm thấy đứa bé như được Vi Cố tả do một người

* Thái Mỹ Thần Chủ

* Danh Cần Mẫu Thương Thần Chủ

phụ nữ chột mắt đang bế đi giữa chợ liền lẻn đến đâm đứa bé một nhát vào giữa mặt rồi bỏ trốn. Mười bốn năm sau quan Thái Sử Trương châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Cô tiểu thư xinh đẹp, giữa ông mày có đính trang điểmmột bông hoa vàng trông càng duyên dáng.  Trong đêm tân hôn Vi Cố chỉ vào bông hoa khen và hỏi vợ sao lại đính bông hoa vào chỗ đó, cô dâu họ Vương mới bảo: Thủa còn bé, một bà vú nuôi họ bế vào chợ bị một đứa cuồng tặc lẻn đến đâm một nhát may số thiếp mệnh lớn nên không chết nhưng có để lại một vết sẹo đó. Vi Cố giật mình hỏi:Có phải bà vú đó họ Trần bị chột một mắt không? Người vợ ngạc nhiên xác nhận: Đúng thế! Vi Cố lúc ấy mới vỡ lẽ về nhân duyên tiền định liền kể lại toàn bộ sự việc trước đó cho người vợ nghe”.

Hôn nhân: Theo Thuyết văn và Lễ ký thì “Hôn” có nghĩa là buổi chiều, khi cưới vợ người ta thường rước dâu vào buổi chiều nên gọi là Hôn. Còn “Nhân” là người chồng tức là chú rể, người vợ theo lễ cưới mà về nhà chồng để ở thì gọi là “Nhân”. Vì thế hai từ Hôn Nhân được ghép chung với nhau để diễn tả sự kết hợp chung sống của đôi trai gái, mà vị thần Hôn Nhân chính là Tơ Hồng Nguyệt Lão

dsc00169
Tượng thờ Nguyệt lão

mg_8697
Ổ Khóa Tình Yêu nằm khuôn viên đền Nguyệt Lão

mg_8698

mg_8683
Giếng dãi rồng

Giếng Liễu Nghị nguyên gốc gọi là giếng Cam vì gần đó có cây cam được xây cất đầu tiên vào thời nhà Tùy. Truyền thuyết kể rằng một sĩ tử ở Hồ Nam tên là Liu Mingying trên đường về thủ đô đi thi gặp nàng con gái Long Vương. Nàng bị một người giầu có tên là Jin Baiwan hành hạ bắt đi chăn cừu. Liu giúp nàng. Nàng chỉ cho Liêu dùng giếng Cây Cam xuống gặp Long Vương và đưa thư của nàng cho Long Vương. Long Vương cứu con gái và nhận chết chìm Jin Baiwan. Về sau Liu lấy con gái Long Vương. Câu chuyện về sau được Li Zhaowei viết thành truyền thuyết và phổ biến rộng dãi trong dân gian, trở thành một trong sáu câu chuyện dân gian nổi tiếng của Trung Hoa. Tới thời nhà Tống, giếng được đổi tên là Giếng Liễu Nghị. Ngày nay được xem là một di sản văn hóa.( nguồn internet)

mg_8660

mg_8670
Giếng xuống gặp Long Vương

mg_8661


NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...