Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

ĐỘNG ĐÌNH HỒ - CỘI NGUỒN CỦA TỘC VIỆT

Hồ Động Đình ở đâu?

Ở miền nam sông Dương Tử, hồ Động Đình họp thành bởi nhiều hồ lớn. Mỗi năm vào mùa lũ nước sông Dương Tử chảy vào hồ, làm tăng diện tích hồ từ 2.800 km² đến 20.000 km². Quân Sơn, một đảo nằm giữa hồ có 72 đỉnh núi, rộng 1 km nổi tiếng với các loại trà thơm, hoa lá quý hiếm tươi tốt quanh năm. Cảnh đẹp thần tiên, nhiều truyện tích rất u linh chích quái, liêu trai chí dị. Từ hàng ngàn năm, nhắc đến Tiêu Tương Hồ Nam, là nhắc đến tiên cảnh Động Đình Hồ, đến “Bát cảnh Tiêu Tương” của vùng Giang Nam.

Hồ Động Đình (tài liệu từ Atlas)
Từ miền Hoa Bắc sa mạc, người thuộc chủng Hoa Hạ ào ào lưng ngựa triền miên chinh phục hết miền đất này đến miền đất khác. Người Hoa Bắc nổi tiếng với nhiều lý thuyết gia, nhưng văn chương rất khô khan. Trái lại, miền nam sông Dương Tử, nhất là miệt Động Đình sông nước mây khói mơ màng, nổi tiếng nhất với hai con sông Tiêu và Tương chảy vào lòng hồ, đã là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ văn, hội họa, âm nhạc...
“Ai có về bên bến sông Tương/ Nhắn người duyên dáng tôi thương/ Bao ngày ôm mối tơ vương...” của nhạc sĩ Thông Đạt, hay Kiều của Nguyễn Du, “Sông Tương một giải nông sờ/ Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia” cũng là sông Tương này. Chữ Tương, tiếng Hẹ (Hakka) phát âm là “siong”, tiếng Quảng Đông là “seong”, tiếng Quan thoại là “xiâng”.
Trong Chinh phụ ngâm, những vần thơ hết sức đẹp, cũng lấy cảnh sông nước hồ Động Đình:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng...
Hồ Động Đình trong truyền thuyết Hồng Bàng, theo Đại Việt sử ký toàn thư:
“Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh, cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục.
Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải...”.
Nước Sở có từ bao giờ?
Khi truyền thuyết xuất hiện trong Lĩnh Nam chích quái thế kỷ XIV, tất cả những địa danh, nhân danh từ Đế Minh, Lộc Tục, Xích Quỷ... đến Hồ Tôn, Hồ Bắc, Hồ Nam, Động Đình Hồ... là tên thuần Hán. Tất cả nằm tại địa bàn nước Sở, tức khu vực Động Đình Hồ.
Vương đầu tiên của người Việt là Kinh Dương Vương, có thể hiểu đó là “vương của châu Kinh và châu Dương”?
Đất Kinh, mang tên loại cỏ Kinh mọc thành bụi cao, đa số dân thuộc chi Âu, đại diện là Âu Cơ, đọc theo phát âm Mường và Quảng Đông là Ngu Kơ, ưa sống miền núi rừng. Bây giờ, địa bàn của châu Kinh là tỉnh Hồ Bắc.
Đất Dương có dân thuộc chi Lạc, đại diện là Lạc Long Quân, ưa sống miền biển. Địa bàn châu Dương gồm các tỉnh ven biển: Giang Tây, An Huy, Chiết Giang và Giang Tô.
Cả hai đại chi Âu và Lạc, thuộc chủng Yueh/Việt. Mỗi đại chi lại có hàng trăm tiểu chi. Khoa nhân chủng học ngày nay gọi nhóm này là Austro -Asiatic = người châu Á phương Nam, khác với Mongoloid, người châu Á phương Bắc, chính là chủng Hoa Hạ.
Theo chính sử Trung Hoa, Châu Thành Vương (1042-1021 TCN) phong cho Hùng Dịch tước tử ở nước Sở, còn gọi là nước Kinh, để cai trị và ngăn chặn quấy phá của dân “man di” Yueh/Việt ở địa phương. Đây là lần đầu tiên người Trung Hoa thiết lập chế độ phong kiến (phong đất cho thuộc hạ, họ hàng). Đây cũng là lần đầu tiên người Hoa Bắc chính thức chinh phục miền đất phía nam sông Dương Tử.
Trong 800 năm, từ đầu thế kỷ XI TCN đến khi bị Tần Thủy Hoàng diệt năm 223 TCN, nhà họ Hùng đưa nước Sở từ một miền phên dậu thành một chư hầu hùng mạnh có lúc lấn cả thiên tử nhà Châu và suýt trở thành “thủ lãnh đại ca” của Xuân Thu Ngũ Bá.
Năm 740-689 TCN, khoảng đầu thời Xuân Thu, nhà Châu bắt đầu suy, nước Sở cường thịnh dù vẫn bị người Hoa Hạ chế giiễu “Vua Sở như con khỉ biết đội mũ”. Lãnh tụ của Sở là Hùng Thông tự ý xưng Vương, tức Sở Vũ Vương. Từ đó trở đi, tiếp theo hàng chục đời, lãnh tụ nước Sở bao giờ cũng có họ Hùng và tước Vương. Hùng Dịch, Hùng Thông, Hùng Sì, Hùng Cừ... chữ Hùng ? viết y hệt như trong “Hùng Vương” của Việt Nam.
Sau khi diệt các nước Việt nho nhỏ chung quanh, năm 333 TCN nước Sở thôn tính thêm hai nước Việt rất lớn cũng thuộc chi Lạc ở ven biển: nước Ngô Việt (Câu Tiễn) và U Việt (Phù Sai). Tuy rất văn minh, đã đúc thuyền đồng, trống đồng, luyện thép (như hai nhà luyện kiếm nổi tiếng là Mạc Tà và Can Tương), nhưng chỉ lo đánh đấm và trả thù nhau nên bị Sở diệt.
“Quốc tịch” dân Sở
Đại thần/thuộc hạ của Châu Thành Vương đều là người chủng Hoa Hạ. Hai người Sở nổi tiếng, thi sĩ Khuất Nguyên, tác giả Ly Tao và Hạng Võ, mà người Việt giới bình dân đều rành nhờ... tuồng cải lương Hồ Quảng Hạng Võ biệt Ngu Cơ - “Tấm thân lấp biển vá trời/ Thanh gươm yên ngựa một đời dọc ngang”. Tây Sở Bá Vương Hạng Võ người chủng Hoa Hạ, Ngu Cơ chủng Việt, chi Âu.
Không riêng gì Sở, dân “man di” miệt nam Dương Tử đa số là Yueh/Việt. Nên khi hai nước Trịnh, nước Vệ có chiến tranh, quân dân hai bên leo lên mặt thành nói chuyện thả dàn, không cần thông dịch viên tòa án. Sử không thèm ghi xem bọn dân đen nói chuyện chi. Mời nhau ăn một miếng trầu, rủ rê xuống ruộng dâu [1] , đánh trống đồng hay hát bài “Việt nhân ca” [2].
Chi tiết trên chứng tỏ đánh nhau là chuyện của lãnh chúa Hoa Hạ, còn dân Việt tỉnh bơ ví dầu nói chuyện trời trăng. Điều này rất quan trọng nhưng độc giả lướt qua vù vù như cưỡi máy bay, yên chí mình đang đọc truyện về dân Tàu. In hệt hồi Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà, người Hoa thứ thiệt, đi “bình định” vùng Lĩnh Nam. Khi nhà Tần yếu, Triệu Đà xưng làm vua Nam Việt, nhưng dân vẫn cứ là giống Việt “man di”.
Tiếng nước Sở ngày nay đã bị Hoa hóa nhưng giọng nói của dân Hồ Bắc, Hồ Nam vẫn còn giữ thổ âm của tiếng Sở ngày xưa. Người Hoa gọi đó là giọng Hồ Quảng (nơi phát xuất... cải lương Hồ Quảng). Hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây gọi là tỉnh Việt. Tiếng Quảng Đông còn gọi là Việt ngữ. Kịch nghệ ở Quảng Đông và Hương Cảng gọi là Việt kịch. Thức ăn của Quảng Đông là Việt thái (tsai). Xin để ý: dân tộc Việt Nam là một thành phần trong khối Yueh/Việt. Nhưng không bao giờ là toàn khối chủng Yueh/Việt cả. Vì vậy những thành tích/khám phá có dính líu đến “người Việt” về phương diện nhân chủng/khảo cổ/văn hóa/... đào bới được ở khắp vùng châu Á không luôn luôn có nghĩa thuộc về người Việt Nam ở Việt Nam. Ngay cả nền văn hóa Hòa Bình thuộc thời đồ đá mới tuy tìm thấy ở tỉnh Hòa Bình, nhưng giới khoa học rất thận trọng, họ không coi nền văn hóa này là của người Việt Nam vì thời đó chưa có nước Việt Nam và người Việt Nam. Ai à chủ nhân thực sự của văn hóa Hòa Bình, vẫn là một câu hỏi.
Chiến tranh
Sử Tàu không ghi chép đời sống của dân bản địa. Bộ Đông Châu liệt quốc toàn tả lãnh tụ xưng hùng xưng bá. Chỉ biết từ đời Xuân Thu Chiến Quốc 722 TCN đến khi Sở bị Tần diệt năm 223 TCN là một thời kỳ hỗn loạn. Dân ở phía nam sông Dương Tử chịu cảnh binh đao, tàn sát, cướp bóc... không biết bao nhiêu mà kể. Chính biến, đảo chánh, giành ngôi, phế lập, âm mưu, cướp bóc, lãnh chúa... biên giới các “nước” thay đổi. Có nước bị giải thể. Hàng ngàn nước bị chia cắt, sát nhập lúc vào nước này, lúc vào nước kia.
Khi Tần Thủy Hoàng “gồm thâu lục quốc” (Hàn, Ngụy, Sở, Triệu, Tề, Yên) một cuộc chiến khủng khiếp kéo dài 9 năm biến dải đất mênh mông từ trung nguyên [3] xuống nam Dương tử thành một lò sát sinh khổng lồ.
Gia đình lãnh chúa bị tận diệt đã đành, dân chúng lớp bị giết hàng khối, lớp chạy tan tác trước sức đồng hóa của chủng Hoa Hạ, của chiến tranh, hạn hán, mất mùa... Miền đất chưa bị vó ngựa chủng Hoa rớ tới, chính là vùng mênh mông phía nam và tây nước Sở. Bây giờ là vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Quế Châu, đồng bằng sông Hồng... Lúc đó chưa miền nào có tên như bây giờ. Muốn đi tới miền này phải vượt qua dãy Đại Ngũ Lĩnh hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, hoàn toàn không hợp với người Hoa Hạ chỉ quen chinh chiến và sống vùng sa mạc. Trong Đường về Trùng Khánh, dù đã là năm 1942, tác giả Hàn Tố Âm (Han Suyin) vẫn tả Quế Châu như một vùng rừng núi hoang vu gần như không có ai tới, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, chỉ có một số người miền núi sinh sống. Thật ra trong quá khứ ngàn năm trước, miền này đã đón nhận hoặc là miền chuyển tiếp rất nhiều đợt chạy loạn.
Bộ mặt của lịch sử Trung Hoa, không phải chỉ ngon lành nào Hồng lâu mộng, nào Tây du ký, tứ đại giai nhân, thi thánh thi bá... Bộ Đông Châu liệt quốc ghi lại 400 năm loạn lạc, cho thấy mạng dân đen (Hoa cũng như Việt) như bèo: Tề Hiếu Công chôn sống hơn 200 nội thị và cung nhân trong mồ của cha mình. Mồ của Tần Mục Công táng theo 177 người. Ngô vương Hạp Lư đánh bẫy hơn một vạn nam nữ để tuẫn táng cho con gái. Không hiếm những người tỉnh táo, lệnh doãn Tôn Thúc Ngao di chúc “Dân nước Sở ta khổ vì việc chiến tranh đã lâu, chúa công nên nghĩ lại mà khiến cho dân được an nghỉ”. Nếu chúa công nghe lời can gián, nước Sở chắc không bị Tần diệt và bộ mặt địa lý/chính trị của nước Trung Hoa có thể đã khác.
Chiến tranh/nạn đói thời An Lộc Sơn cũng được ghi lại trong 1.500 bài thơ của Đỗ Phủ, nổi tiếng thi hào mà không cần chạy theo chéo áo giai nhân [4]. An Lộc Sơn đánh vào Trường An, Đường Huyền Tông chạy trốn, Dương Quí Phi thắt cổ. Trong 8 năm, dân số nhà Đường, kiểm kê năm 754 từ 52,8 triệu người chỉ còn 16,9 triệu.
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cần tới 70.000 người xây cất, con số chôn sống không rõ. Nhà văn Hàn Tố Âm, dù gia đình khá giả ở Bắc Kinh (cha người Bỉ, mẹ người Hoa) cũng nhắc lại điều khủng khiếp ám ảnh bất cứ đứa trẻ Trung Hoa nào: chiến tranh và thiên tai “ba năm liền không có một giọt mưa”. Dân chết đủ kiểu. Kể cả chết đói. Vỏ cây cũng không còn. Ai còn đi được, đều cố đứng dậy hay lết bằng đầu gối.
Dân Sở thuộc chủng gì?
Dù Kinh Dương Vương là một người thật, hay chỉ là một biểu tượng trong truyền thuyết Hồng Bàng, cũng đều là một pha trộn hai giòng máu Âu và Lạc. [5] Đây là mật mã cốt lõi của truyền thuyết:
• Hai chi Âu - Lạc sống chung ở vùng Động Đình Hồ
• Cùng dắt díu nhau di tản và đoạn cuối
• Buồn hơn bất cứ chuyện tình nào: Âu - Lạc phân ly. Thế kỷ XIV, tác giả Lĩnh Nam chích quái ghi tất cả biến cố bi tráng trên vào mươi hàng đặt tên “Truyền thuyết Hồng Bàng”. Thời bây giờ, không chắc có cây bút nào có thể viết ngắn/nhiều ý nghĩa đến vậy. Độc giả có thể kiểm chứng bằng nghiên cứu hay đọc những nghiên cứu ngôn ngữ và lịch sử, thì thấy từng chi tiết của truyền thuyết vẫn còn in dấu trên tình trạng đa sắc tộc và sự hòa huyết, hỗn hợp ngôn ngữ của cư dân có mặt trên mảnh đất Việt Nam. Lịch sử dựng nước của các quốc gia châu Á: Đài Loan, Phi Luật Tân, Nhật, Triều Tiên, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam,... đều có những điểm giông giống nhau: hỗn loạn, chia cắt, đánh chiếm, tận diệt, lấn đất, di cư, hòa huyết...
Nước Xích Quỷ biến đi đâu?
Không biến đi đâu hết. Ở đâu còn nguyên đó. Đất cũ người cũ. Thêm người mới khoác áo văn hóa mới. Nhìn trên bản đồ, bờ cõi nước Xích Quỷ hầu như phân nửa bờ phía nam sông Dương Tử: bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành) vĩ tuyến 11 Nam, phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 cây số vuông. Diện tích Việt Nam bây giờ là 331.688 cây số vuông.
Tại sao thình lình không gian của Lạc Long Quân tức Hùng Vương thứ nhất rộng lớn đến thế, đời Hùng Vương thứ 18 khi bị Thục Phán diệt, chỉ còn lại đồng bằng sông Hồng?
Di cư
Như trên đã nói, một cuộc di tản rất lớn xảy ra, kéo dài hàng mấy trăm năm, trước/sau khi nước Sở bị diệt vong. Đám chi Âu, chi Lạc chạy khỏi địa bàn nước Sở. Khi đi, mang theo tất cả những truyền thuyết tổ tiên đến địa bàn mới. Ngay như tên người Việt bây giờ vẫn tự gọi: người Kinh - để phân biệt với người Thượng - có thể tên châu Kinh đất cũ còn trong ký ức.
Có lẽ nên hiểu truyền thuyết Hồng Bàng là cổ sử của chủng Yueh/Việt, hơn là cổ sử riêng của Việt Nam. Biên cương rộng lớn của Xích Quỷ hé mở đôi điều, nếu hiểu theo quan sát và quan niệm của tác giả truyền thuyết Hồng Bàng về thời lưu cư ở Động Đình Hồ:
1. Chủng Việt, khác với chủng Hoa Hạ.
2. Hễ đồng chủng, là cùng một “nước”.
3. Có rất nhiều bộ tộc Việt sống xen kẽ trên cùng địa bàn Xích Quỷ.
4. Vì xen kẽ, nên mượn qua mượn lại truyền thuyết/cổ tích của nhau.
5. Người/tiếng Việt đi tới đâu, biên giới Xích Quỷ đi đến đó.
6. Người Trung Hoa bây giờ cũng là một pha trộn = Hoa Hạ + Việt, cả DNA và tiếng nói.
7. Lãnh tụ đầu tiên Lạc Long Quân hoàn toàn thuộc chủng Việt, mang hai giòng máu Âu và Lạc, không lai một chút Hoa Hạ nào hết.
Có “nước” Xích Quỷ không?
Không. Bởi vì:
• Xích Quỷ: chỉ là địa bàn lớn chứa chủng Việt, gồm hàng trăm (hay ngàn) bộ lạc/thị tộc, tình trạng “văn minh” tùy vùng.
• Nước Sở: nhỏ hơn, chứa các nhóm Âu - Lạc.
• Đồng bằng sông Hồng: nhỏ hơn nữa, là một trong những nơi dừng chân cuối cùng của của đám Âu/Lạc di tản. Nơi đó cũng đã có người ở từ trước.
Nước Thái Lan, nước Lào, chi Âu, tình cảnh rất giống Việt Nam. Thái chỉ mới thành lập quốc gia từ thế kỷ XIII. Lào lập nước trễ hơn Thái chừng nửa thế kỷ. Cả hai chạy ngược chạy xuôi tìm đất và choảng nhau với dân bản địa. Có những bộ tộc rất oai hùng, nhưng lại không thành lập nổi một quốc gia, ví dụ sắc tộc Karen, sắc tộc H’Mong và hàng ngàn bộ tộc hiện diện trên đất Trung Hoa, bị Hán hóa hoặc có danh nghĩa “khu tự trị”, nhưng mức độ độc lập luôn là câu hỏi.
“Con Rồng cháu Tiên”
Xin thú thật, là một học trò yêu môn lịch sử, nghe “con Rồng cháu Tiên, dân Việt mình... siêu hơn dân tộc khác” rất êm tai. Nhưng hôm nay ôn lại những trang sử, bàng hoàng nhận ra một bài học khác: nước Việt sinh ra trong ly loạn, những đoàn người đầu tiên đã cố gắng phi thường mới hội được nước Việt như ngày nay. Cảm xúc trước sự huyền bí của lịch sử là một cảm xúc đẹp. Tuy vậy, kiểu hãnh diện mơ màng “con Rồng cháu Tiên” nhưng không biết rằng nước Việt được tạo dựng trong điêu linh, có thể làm biến dạng suy tư của người Việt: làm đứt đoạn, xa rời hẳn với quá khứ. Nếu có đôi điều đặc biệt đáng hãnh diện, đó là trong số hậu duệ của chủng Việt, không có quốc gia nào nắm níu tên “Việt” ngoại trừ dân tộc Việt Nam và sau gần 3.000 năm thăng trầm, sức sống bền bỉ, chấp nhận hòa huyết, sáng tạo tiếng nói, dũng mãnh chống ngoại xâm, mềm dẻo giữ độc lập... mỗi ngày là mỗi cố gắng gượng dậy từ những tang thương dù không hề biết cuối con đường cay đắng hay vinh quang: đó mới là kho báu đích thực và bài học vô cùng quý giá tổ tiên để lại.
Phật Đản 2007, California
 
[1] Câu 507, Kiều trả lời Kim Trọng khi chàng Kim eo sèo đòi “sex”:
Ra tuồng trên Bộc trong dâu,
Thì con người ấy ai cầu làm chi!
Sông Bộc: nơi trai gái chủng Việt chiều chiều rủ nhau xuống bãi dâu tình tự nên có thành ngữ “Trên Bộc trong dâu”, Nguyễn Du tiên sinh viết theo quan niệm nhà Nho hồi đó, tức cấm đoán nhiều thứ lủng củng.
[2] Nhiều thông tin khác nhau về bài “Việt nhân ca”:
- Dân ca của người Choang
- Bài hát của dân Việt thời Ngô Việt giao tranh. Vương tử Sở là Ngạc Quân Tử Tích thích bài hát nên nhờ chuyển thành Sở từ. Cũng là bài hát trong phim Dạ yến / The Banquet với Chương Tử Di.
[3] Miền đất giữa Hoàng Hà và Dương Tử.
[4] Đỗ Phủ: tất cả thơ của ông tả cảnh chiến tranh thời An Lộc sơn. Ví dụ: Bài “Vô gia biệt” (Cuộc ly biệt của kẻ không nhà), ông ước “Có ngôi nhà lớn muôn gian để che chở cho kẻ nghèo khắp thiên hạ. Bao giờ nhà lớn sừng sững hiện ra, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”. Ông bôn ba khắp nơi dâng kế cứu dân cứu nước. Không ngờ về đến nhà mới hay con trai đã chết đói.
[5] Nguyên Nguyên, “Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương”.

TRẦN THỊ VĨNH TƯỜNG

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019

TRÌNH ĐỒNG MỞ PHỦ NGHĨA LÀ GÌ?

Ta đi xem bói thấy các thầy hay phán: "Con căn cao số nặng, phải trình đồng mở phủ mới yên căn yên số, mới lấy chồng/vợ được, mới ăn nên làm ra, buôn bán được...". Vậy Trình đồng mở phủ nghĩa là gì? Trình đồng mở phủ có thật không? Trình đồng mở phủ hết bao nhiêu tiền?

trinh dong mo phu nghia la gi

Trước khi trình đồng mở phủ phải SOI CĂN CHUẨN

Không biết các thầy đồng bây giờ thường soi căn nối quả cho khách như nào. Nhưng thế hệ các Đồng già vẫn thường bảo: "Đừng bao giờ nghe ai mà vội vàng lên sập công đồng con nhé". Các cụ nói quả không sai. Muốn nối quả ( trình đồng mở phủ) cho ai bản thân thầy Đồng phải được bề trên giao nhiệm vụ soi căn nối quả và phải dùng cái Tâm sáng của mình ( tâm không vụ lợi) để soi căn cho Đồng con

Soi căn là gì?  Soi những gì? 

  • - Thứ nhất: Soi vị Thánh nào cầm bản mệnh ( để trình cho đúng cửa cha cửa mẹ).
  • - Thứ hai: Cần xem xét căn quả của Đồng con đã đủ duyên mở phủ chưa hay chỉ cần: Tôn nhang bản mệnh, trình trầu để cha biết mặt mẹ biết tên xin yên an bản mệnh, hoặc đồng con quá khó khăn thì xin sám hối để trình cha biết mặt mẹ biết tên và xin sám hối khất hầu . Nhà thánh cũng không ép bạn phải vay mượn để ra mở phủ, có làm kép hẹp làm đơn, chưa có điều kiện thì sám hối xin khất. Trường hợp nào đủ duyên trình đồng mở phủ thì thầy mới quyết định cho ra hầu. Sau khi soi căn, thầy sẽ nối quả ( trình đồng mở phủ cho con).

Trình đồng mở phủ nghĩa là gì? 

Trình đồng mở phủ là một nghi thức được xem là tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Là sự khẳng định đồng nhân với thánh mẫu đình thần Tam Tứ Phủ: Nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà Thánh để từ đây nguyện cầu cho Quốc thái dân an, sống tốt đời đẹp đạo.

Những ai mới phải trình đồng mở phủ? 

Hiện nay, bất kỳ ai đều có thể ra trình đồng mở phủ nếu đủ tiền. Nhưng một người thế nào mới được phép ra hầu đồng thì không phải ai cũng biết. Những người được phép ra hầu đồng là người: 

  • Thứ nhất đó là có duyên đồng.
  • Thứ hai là có đức tu. 
  • Cuối cùng là giác ngộ.

Xem chi tiết: Người như thế nào mới ĐƯỢC PHÉP HẦU ĐỒNG?

Tân đồng phải chuẩn bị những gì cho nghi thức trình đồng mở phủ?

Tân đồng khi làm lễ trình đồng mở phủ phải chuẩn bị rất nhiều thứ trong đó quan trọng là phải có: 

  • 1 khăn phủ diện
  • 1 áo công đồng
  • Khăn tấu hương.

Nguyên tắc chung là mỗi giá phải sắm một bộ khăn áo nhưng tùy vào điều kiện, còn nhiều khi chỉ cần 5 bộ áo dài 5 màu gồm: đỏ, xanh, trắng, vàng và xanh lam hoặc mượn khăn áo của người khác.

Tuy nhiên, khăn áo công đồng (do tiên thánh sang khăn sẻ áo cho) thì không được mượn và không được cho ai mượn.

Nghi thức trình đồng mở phủ diễn ra như thế nào? 

Lễ trình đồng mở phủ về cơ bản cũng giống như một lễ hầu đồng bình thường. Để tiến hành lễ này, các tân đồng cần mới một đồng thầy và pháp sư.

  • Đồng thầy là người sẽ mở phủ và dạy phép nhà thánh cho tân đồng.
  • Pháp sư là những người thay khăn, thay áo lên hương cho thanh đồng.

Nghi lễ trình đồng mở phủ có một số yếu tố quan trọng, bao gồm: nghi thức thờ cúng, âm nhạc, trang phục và nghi thức hành đàn. Các nghi thức hành đàn là yếu tố đặc trưng, thể hiện đầy đủ nghi lễ của bốn phủ trong Tứ phủ.

Hành đàn gồm có: Trứng (nam 7 quả, nữ 9 quả), trầu cau, gạo, gương lược, sách bút, dao kéo, nước hoa, xà phòng, khăn mặt, mâm son, tráp triện, chóe, nước sông, khăn phủ (phủ nào thì khăn màu đó). Mỗi phủ trong Tứ phủ đều có một mẫu, một vua và các vị trong phủ đó cai quản.

  • Đức thần chủ (mẫu Liễu Hạnh) nổi lên với vai trò ở 2 phủ là: Thiên phủ và Địa phủ. Thánh mẫu chỉ giáng phàm vào đồng nhân ở vai trò chủ giáo đàn nên thông thường trong nghi lễ mở phủ trình đồng.
  • Các ông đồng, bà đồng hầu từ 6 đến 7 giá đồng chính, mỗi người giữ 1 vai trò nhất định như 5 quan lớn đệ Nhất, Nhị, Tam, Tứ và quan lớn đệ Ngũ được phân theo sắc áo.
  • Mỗi quan lớn theo sắc áo của hành đàn để về phủ đó hành lễ.
  • Bốn quan lớn từ đệ nhất tới đệ Tứ mỗi người mở 1 phủ.
  • Quan lớn đệ Ngũ (quan lớn Tuần Tranh) thì tiễn đàn.

Sau khi hoàn tất những nghi thức mở đủ ở 4 phủ, 4 chum choé đã được mở, 4 trứng đã được bóc, đồng tân được nhận lĩnh đủ 4 khăn, 4 trứng, 4 ngân lượng, 4 tài lộc ở 4 phủ, về đến nhà đồng tân ăn đủ 4 trứng, gạo cho vào nấu cháo ăn hết thì được xem là tân đồng. Từ đây, đồng thầy sẽ hướng dẫn đệ tử tu tập cho đúng đường đúng lối, từ lời ăn tiếng nói, hành lễ...

Trình đồng mở phủ hết bao nhiêu tiền?

Đây là phần mà mọi người hay hỏi nhất, vì nghi lễ tâm linh rất khó nói chi phí hết bao nhiêu. Mỗi thầy mỗi phép, mỗi thầy mỗi cách và lễ nhiều lễ ít cũng khác nhau. Vì vậy, không thể nói con số chính xác cho nghi lễ này. 

Tuy nhiên, theo Tamlinh.org tham khảo ở các thầy có tâm có đức (nhắc lại là các thầy có tâm có đức) nhé. Thì chi phí (MUA ĐỒ LỄ) cho nghi lễ này như sau: 

  • Với những người cơ hành, khó khăn thì chi phí cho nghi lễ này hết tầm hơn 10 triệu. 
  • Với những người có điều kiện, chi phí này hết tầm 40 - 50 triệu hoặc hơn một chút tuỳ theo các tân đồng mong muốn làm chu tất và đầy đặn.

Đây là chi phí để mua đồ lễ, không phải tiền để trả cho đồng thầy. Như một thầy đồng có chia sẻ:

"Thầy Đồng của Tôi năm nay cũng gần 90 tuổi có trên 70 tuổi Đồng và là người Hà Nội Gốc, nhưng cụ sống rất giản dị. Cụ chỉ nói nhân đức và Đạo không bao giờ được mua bán. Từ thượng cổ các cụ trình đồng Đồng Thầy có lấy tiền đâu. Nếu lấy tiền của con nhang như hiện nay thì đều là Thầy tà. Hoặc thầy lỗi đạo.

Khi cụ mở phủ cho tôi, cụ không lấy một đồng nào (lúc đó tôi cũng không nghèo). Không riêng gì tôi, ai cụ cũng chỉ lấy 13 quả cau 13 lá trầu và 1 tờ tiền cùng lạng chè bao thuốc để bạch với chư Thánh gọi là lễ Thỉnh Thánh Mời Thầy. Cụ chỉ đưa tờ giấy và nói tôi tự đi mua đồ và cụ xuống khai hồ mở phủ. Nên Đến bây giờ tôi Vẫn Tôn Trọng và tri Ân người thầy của mình.

Tôi và mấy người học trò tôi cũng vậy, Truyền thống để lại từ trước đến bây giờ: Cũng không bao giờ mở phủ cho các đệ tử con nhang mà lấy tiền. Cũng vẫn 13 quả cau 13 lá trầu lạng trè bao thuốc và tờ 50 k gọi là có lộc Thỉnh Thánh mời Thầy. Thậm chí cúng lễ sớ sách hay đàn Tấu thỉnh phật Thánh cũng không lấy tiền.

Còn các cái cần mua bán, các cháu tự đi mua theo giấy tôi đã ghi. Riêng tiền vỗ gối thì cứ để ở bàn loan vài triệu là được ( 500 hầu dâng, 1500 cung văn, 250 ban khen tân đồng, 250 cho pháp sư, 500 ra lộc cho bách gia ). Còn các cháu cũng không nên vỗ gối nhiều."

-------------------------

Hoặc: 

Riêng tôi, khi đã nhận trách nhiệm dẫn đồng thì không cần một điều gì cả, chỉ cần họ nhất Tâm là được. Không một quả cau, không một lá trầu. Tôi nhận tiền đệ tử không phải là để trả công cho tôi, mà để mua những thứ cần thiết trong lễ đàng, mua chi trả, tôi đều sổ sách rõ ràng. 

Tôi quan niệm là tiền mà các đệ tử dâng Thánh tôi không muốn ăn trộm nó. Đã vậy khi có những đệ tử khó khăn thì tôi còn bỏ công lẫn của mà dẫn trình cho họ. Tôi không giàu có, nhưng tôi biết những gì tôi bỏ ra không bao giờ mất, chư Thánh sẽ ban cho tôi sau này. 

Hiện nay người ta cũng có chút lầm tưởng là nói thầy không lấy một đồng tức là thầy phải lo hết cho đệ tử. Rồi nói thầy này thầy kia làm 2-3 chục triệu là thầy tham, thầy tiền. Bởi số tiền đó là để sắm lễ cho việc trình Đồng, chứ không phải để trả công cho thầy. 

Nên nhiều người nói thầy kia không lấy tiền, sao thầy này lại nhận?

Thầy không lấy là để cho đệ tử tự lo, còn thầy nhận thì họ phải bỏ công ra mà đi sắm lễ cho đệ tử. Điều quan trọng ở đây là cả 2 thầy điều không khác, nhưng đừng bao giờ sắm một nói hai , vì như thế giống như câu nói của tôi là xin đừng trộm tiền của Thánh. 

Ta cứ nghĩ là ta đang ăn chặn ăn bớt của đệ tử, nhưng thật chất ta đang trộm tiền mà người ta dâng cho Thánh. Nên có câu một miếng lộc Thánh bằng một gánh lộc trần. Nếu mà ăn chặn ăn bớt như vậy thì làm sao mà trả cho hết nợ cho Thánh. Ta ra Trình là để trả nợ, khi làm thầy mà không chân chính thì có khác gì lại đi vay tiếp không. Tôi là người tùy duyên mà đưa đường

Người nào thật sự khó khăn mà căn số lại nặng thì tôi sẽ bỏ công lẫn của mà giúp. Ai có căn số mà có của thì tôi sẽ bỏ công, không bỏ của. Còn ai thế nào thì tùy họ định liệu. Nếu muốn trả nợ cho Thánh thì đừng nên vay thêm. Còn không thì sau này không trả không thể yên.

-----------------------------

Có rất nhiều người làm lễ trình đồng mở phủ hết những 300, 400.. thậm chí là 900 triệu. Các bạn đừng u mê quá, vì Phật Thánh chứng tâm chứ không chứng lễ. Đừng để các thầy tà ma lợi dụng danh nghĩa nhà Thánh để lừa đảo kiếm tiền. 

Đồng Thầy phải CHỈ DẠY các tân đồng trước khi thực hiện trình đồng mở phủ

Trước khi đưa con lên sập, ngoài việc dạy cho con những kiến thức cơ bản về Đạo Mẫu, lề lối hầu thánh, người thầy cần dạy cho con về cái Tâm, hầu thánh là đem Tâm trong sạch ra để bắc ghế cha, ngồi bắc ngôi mẹ ngự. Hầu thánh để xin được ơn trên gia hộ cho mình có cơ hội tích phúc trả nghiệp. 

Hiểu rõ điều này để làm gì? Để đồng con sau này nếu gặp trắc trở như làm ăn khó khăn, tình duyên lận đận, ốm đau thì đó là đang trả nghiệp không đổ lỗi cho Thầy, đổ lỗi cho nhà Thánh. Sau trả xong nghiệp thì Đồng nhân sẽ nhẹ nhàng để tu tập. Muốn trả nghiệp nhẹ nhàng thì ngoài việc cầu xin sự gia hộ của ơn trên, bản thân Đồng con cũng cần biết tích phúc để phúc mỗi ngày một dầy thêm, nghiệp giảm dần hoặc nếu trả nghiệp sẽ trả một cách nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ: Nếu bạn phải mang 10 kg, bạn mang một mình sẽ rất nặng, nhưng bạn chia sẻ 5 kg lên lưng một con ngựa thì gánh nặng của bạn chỉ còn 5 kg, bạn sẽ nhanh đến đích hơn. Tương tự như vậy, nếu bạn chăm chỉ phóng sinh, công quả nhà Đền, nhà Chùa, cứu giúp người nghèo… thì nghiệp của bạn là 10 sẽ giảm xuống 5 bởi những việc làm Thiện của bạn đã tích thêm phúc và giảm nghiệp

Mặt khác Đồng thầy không dạy con tu tập tích phúc thì sớm muộn cũng gặp chuyện. Khi các bạn gặp chuyện như làm ăn phá sản, cơ điên rồ... các bạn đổ lỗi cho Thánh phạt. Điều đó hoàn toàn không đúng. Nhà Thánh rất công bằng và từ bi, không có chuyện phạt Đồng hay cơ đồng. Hoặc bạn đổ lỗi cho Thầy, cũng không đúng, vì Thầy trò vốn là duyên nợ, không ai ép bạn theo thầy mà bạn tự chọn theo Thầy. Mọi chuyện xảy ra với bạn là do nghiệp quả

Nếu gặp trắc trở thì bạn hãy tự nhủ rằng đây là cơ hội để bạn trả hỷợc nghiệp. Mất tiền nhưng bạn còn gia đình hạnh phúc, hoặc nếu hôn nhân tan vỡ bạn còn có sức khỏe, bạn còn hơn rất nhiều người đang lang thang cơ nhỡ ngoài xã hội. Khi bạn mất hết chỉ còn một đôi dép để đi thì hãy nhớ có nhiều người đang đi chân đất. Khi bạn đi chân đất thì hãy nhớ có nhiều người tàn tật không có chân để đi. Khi gặp chuyện bạn cần làm gì? Thay vì bạn chạy loạn lên tìm thầy khác hoặc nóng nẩy làm những việc khác, các bạn hãy thành tâm sám hối xin khai tâm khai trí cho bạn sai đâu sửa đấy. Đạo Mẫu không trách phạt ai, Mẫu như người Mẹ, Mẹ luôn từ bi thương con và luôn mở cho Đồng nhân một con đường thoát nếu biết thành tâm sửa đổi

Kết quả của lễ trình đồng mở phủ? 

Hầu thánh không phải để cầu lộc lá, các bạn nhớ: Lộc nhà Thánh có gai. Hầu thánh cũng không phải là cầu có lộc làm việc âm ( lộc âm tùy duyên nhà ngài ban không ham cầu). Nếu thầy không dậy cho Đồng con điều này, sẽ khiến đồng con mang tâm ham cầu lên sập hầu. Cha mẹ không chứng tâm, thì không có sự gia hộ, đến lúc nghiệp đến đồng con sẽ phải trả nghiệp mà không được sự che chở của bề trên

Hàng năm công tội của Đồng đều được vị quan trong nhà Thánh quản đồng ghi chép trong sổ sách, đối chiếu với những gì bạn đã gieo nhân tích phúc mà cuối năm sẽ ra quả bạn nhận. Nếu các bạn để ý một năm tầm tháng 11, tháng tiệc Quan lớn đệ nhị (quan thanh tra giám sát), có những Đồng được ban phúc rất nhiều, có Đồng thì lao đao, thậm chí mất sạch. Đó là kết quả của một năm tích phúc hay gieo nhân xấu đấy các bạn ạ

Tân đồng yên căn, thầy đồng tạo Phúc

Nhiều thầy thường mắc sai lầm đi lễ bái khắp nơi mà quên đi việc hương khói bản điện, quên đi việc kêu cầu lễ lạt cho con, không dành thời gian uốn nắn cho con lề lối, thấy con đi sai đường nhưng không chỉ bảo mà sinh ra giận và mặc kệ, đó không phải là tấm lòng của người mẹ với con. Nếu con sinh tâm oán hận chửi bới thầy, thầy cần dùng tâm từ bi của một người mẹ hoan hỷ mà kêu cầu tấu đối về cửa cha cửa mẹ cho Đồng con được yên an bản mệnh, giải thích cho con hiểu những gì xảy ra là do nghiêp quả



Xưa nay trong đạo Thầy Trò
Thầy là người lái con đò gian nan
Đưa Trò đến bến vinh quang
Mà sao thời thế ai làm đảo điên

Có tài có lộc thì êm
Còn khi khó khổ thì quên mất Thầy
Nghe lời vô đạo bỏ Thầy
Vong sư bội tổ tội này làm sao

Nhớ xưa những bậc tài cao
Trước sau như một gian nan chẳng sờn
Làm người biết nghĩa biết ơn
Gặp Thầy cũng bởi nguồn cơn duyên trời

Nếu ngay từ lúc gặp thôi
Không thấy đáng kính thì thời không theo
Chứ đâu lúc được thì theo
Lúc khó thì bỏ lúc nghèo thì chê

Như vậy chẳng khác u mê
Đời năm bảy nẻo, lối về còn xa
Các cụ đã dạy rằng là:
Tôn sư trọng đạo nhớ mà khắc ghi
Mai sau dù có ra đi
Nhớ người chung thuỷ mà ghi hàng đầu...!

Thầy Đồng cũng cần quán xét lại mình, cùng con tìm ra lỗi sai để sửa, hướng con giữ tâm vững vàng tin tưởng vào chánh đạo. Hãy nhớ con có yên thì thầy mới yên, con yên thì thầy tạo quả Phúc. Đành rằng khi xảy ra chuyện, con sẽ gặp chuyện trước tiên, sau đó đến mẹ. Con Đồng bị phạt trước vì nghiệp nặng rồi người thầy nếu không biết đường sửa cho bản thân thầy và cho đồng con thì chính Thầy cũng đang gây nghiệp, sớm muộn cũng mất hết cả danh cả diện, tiền kiếm được mà danh diện con nhà thánh không còn thì cũng coi là hết.

Tamlinh.org

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Nghi thức trình đồng, mở phủ là một nghi thức tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là sự khẳng định đồng nhân với thánh mẫu đình thần Tam, Tứ phủ. Nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà thánh để từ đây nguyện cầu cho quốc thái dân an, sống tốt đời đẹp đạo.

Ngày 1/12/2016, “Tín ngưỡng thờ mẫu” vừa trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thanh đồng Hoàng Tiến Hưng cho biết: “Nghi lễ thờ mẫu tam phủ của người Việt trong đó có nghi thức thờ cúng, trang phục, âm nhạc. thì việc bảo tồn phát huy lề lối cổ trong nghi thức hành đàn, mở phủ là rất quan trọng. Nó có sự tập trung cao về cách hành đàn, là những nghi thức quan trọng nhất trong nghi lễ thờ cúng tam phủ, tứ phủ, thể hiện được đầy đủ của bốn phủ”.

Mỗi phủ đó đều có một mẫu, một vua và các vị ở trong phủ đó cai quản, và đức thần chủ (mẫu Liễu Hạnh) nổi lên với vai trò ở 2 phủ: Thiên phủ và Địa phủ. Nhưng thánh mẫu chỉ giáng phàm vào đồng nhân ở vai trò mà chủ giáo đàn nên mỗi phủ đó có một quan lớn trong 5 quan lớn theo sắc áo để theo sắc của hành đàn về phủ đó hành lễ.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Đàn tràng dĩ biện đăng trúc hương hoa, phẩm vật tri nghi, tiến cúng đình thần, hồi đồng chuẩn lạp

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Phủ thiên: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Thoải phủ: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Địa phủ: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhạc phủ: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.

Hành đàn gồm có: Trứng (nam 7 quả, nữ 9 quả) trầu cau, gạo, gương lược, sách bút, dao kéo, nước hoa, xà phòng, khăn mặt, mâm son, tráp triện, choé, nước sông, khăn phủ (phủ nào khăn đấy). Khi hành đàn quan lớn về sẽ lấy quạt gương lược để bài sai, khám đàn, khám phủ, khai quang cho đồng nhân, lấy khăn phủ để buộc vào tay xong lấy trứng để bóc, ban nhất lộc ho, nhì lộc quả, ba lộc tiền cấp lương, cấp thực cho đồng và một chậu đồng thau cho đồng nhân cầm, sau đó cầm gáo đồng. Có nơi dùng gáo dừa để chọc chum lấy nước xong tắm trứng là hình thức trứng rồng lại nở ra rồng, hạt thong lại nẩy cây thong rườm rà. Xong lấy khăn buộc vào tay chít lên đầu đồng tân là hình thức sang khăn, xẻ bóng. Xong trứng long chu phủ đấy và lấy sổ bút ghi tên đồng tân cấp phú hí cho đồng tân.

Thông thường trong nghi lễ mở phủ, hay một đàn lễ đảo cầu thường các ông đồng, bà đồng hầu từ 6 đến 7 giá đồng chính, mỗi người giữ 1 vai trò nhất định như 5 quan lớn: Quan lớn đệ Nhất, Nhị, Tam, Tứ và quan lớn đệ Ngũ.

Bốn quan lớn từ đệ Nhất đến đệ Tứ mỗi người mở 1 phủ. Quan lớn đệ Ngũ (quan lớn Tuần Tranh) thì tiễn đàn.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Pháp sư tuyên trạng phát tấu biểu quan, thỉnh phật tuyên kinh cung nghinh tứ phủ cho đệ tử xuất thủ trình đồng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Còn cung văn không thể thiếu trong lễ hầu đồng. Họ là người chơi nhạc và hát cho việc trình diễn ở mỗi giá đồng khi Thánh nhập. Nhạc cụ gồm có đàn, trống, sáo, phách… để dẫn hát trong mỗi giá hầu. Trong mỗi giá đồng nhạc hát phải phù hợp vào đúng khi Thánh giáng, Thánh thăng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hình thức khai hoả chú tiễn trong lễ phát tấu thỉnh thần năm phương

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Đồng nhân đội trạng sớ nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con, trên theo Phật Thánh dưới theo đồng thầy.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Đại lễ trong lễ mở phủ gồm có: Hương, hoa, đăng trà, quả thực, phát tầu biểu quan, thỉnh phật tuyên kinh, cung nghinh tứ phủ, tiến cống sơn trang, điền hoàn túc trái, cầu an bản mệnh, trợ thí cô hồn.

Nghi thức hành lễ trình đồng, mở phủ là một nghi thức được xem là nghi thức tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt, là sự khẳng định đồng nhân với thánh mẫu đình thần Tam Tứu Phủ. Nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà Thánh để từ đây nguyện cầu cho Quốc thái dân an, sống tốt đời đẹp đạo.

Sau khi hoàn tất những nghi thức mở phủ này, đủ ở 4 phủ, 4 chum choé đã được mở, 4 trứng đã được bóc, đồng tân được nhận lĩnh đủ 4 khăn, 4 trứng, 4 ngân lượng, 4 tài lộc ở 4 phủ về đến nhà đồng tân ăn đủ 4 trứng, gạo cho vào nấu cháo ăn hết thì được xem là tân đồng. Từ đây, đồng tân sẽ theo thầy để tu tập tịnh tấn, hành đạo cho đúng phép, giữ được lề lỗi của nhà Thánh, sống tốt đời đẹp đạo.

Sau thời gian 3 năm thử lính, 9 năm thử đồng thì tiến tới 1 nghi thức đại đàn trong tứ phủ là lễ tạ ơn phật thánh tạ thầy, cấp sắc thành đồng. Từ đây các thanh đồng có thể đủ duyên để đi hành đạo, khai hồ, mở phủ, nhận đệ tử.

Trong xã hội ngày nay, nhiều người cô đồng, cậu đồng chưa đủ 3 năm thử lính, 9 năm thử đồng, chưa có lễ cấp sắc thành đồng đã khai hồ, mở phủ cho đồng nhân. Đây là 1 việc làm mà hàng mấy trăm năm qua không có, được xem là không lề lỗi giữ đạo, vì không trọng thánh, trọng thầy thì không làm được thầy. Ở thời kỳ nào cũng vậy, yếu tố tiền hậu không bất nhất, kính Thánh trọng thầy đều được đặt lên hàng đầu, và đây là 1 nét đẹp trong tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ, hướng con người đến Chân, Tín, Nghĩa.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Nghi thức tẩy trần, rửa khẩu trước khi vào hầu mẫu. (ảnh chén bạc)

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Động tác thỉnh Mẫu

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trứng rồng lại nở ra rồng, nghi thức bóc trứng khai hồ.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Sang khăn, xẻ bóng cho đồng, ghi tên đồng mới vào trong sổ đào

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan lớn đệ Tam phủ đại diện cho Thoải phủ 

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan lớn đệ Tứ khâm sai đại diện cho Địa phủ trong phần lễ khai quang

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan lớn đệ Nhất đại diện cho Thiên phủ 

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan lớn Tuần tranh - người có nhiệm vụ then chốt trong nghi lễ hầu mẫu Tam, Tứ phủ, là người đại diện cho các phủ hành quyền khiển pháp sư chú tiễn long chu tượng mã, thuyền rồng bát nhã phủ nào về phủ đấy.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trầu bà đệ nhị Đông Cuông, bà là chủ động sơn trang trong nghi lễ hầu Mẫu và mở phủ, bà giáng đồng nhân có vai trò nhận cơi trầu, trình lính trình đồng và trầu bà sang khăn, xẻ bóng đồng nhân.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hành lễ xin phép Phật Trời, thánh mẫu để đồng thầy vào thỉnh mẫu hầu thánh

Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt được hình thành và phát triển qua các thời kỳ lịch sử cũng có những lúc thăng trầm nhưng sức sống của tín ngưỡng không thời kỳ nào ngưng cả, vẫn có sự truyền thừa đời cha, đời con và lớp lớp các vị truyền nhân, trưởng bối giữ hồn, giữ cốt cho tín ngưỡng trong đó phải nói đến nghi thức hành lễ trình đồng mở phủ.

Phạm Hải 

Vietnamnet

NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...