Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

Sự tích Thánh Cô Đệ Nhất Thượng Thiên

Trong tứ phủ thánh cô, cô Đệ Nhất Thượng Thiên là thánh cô đứng hàng đầu tiên. Sự tích về Thánh cô Đệ nhất Thượng Thiên, được phong là Thiên cung Công chúa trên Thiên Đình. Có người nói rằng cô cùng với Cô Chín hầu cận bên cạnh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên (tức Mẫu Liễu Hạnh).

 

“Hương đưa nhang xạ ngát lừng
Thỉnh mời Cô Đệ Nhất Thượng Thiên ngự về
Khi chơi dạo cảnh Đền Rồng
Lúc về Phủ Bóng, Công Đồng, Tiên Hương”

Cô Đệ Nhất Thượng Thiên là ai?

Cô Đệ Nhất Thượng Thiên

 

Sư tích Cô Đệ Nhất Thượng Thiên

Theo dân gian kể lại Cô Đệ Nhất Thượng Thiên hay còn gọi là Cô Cả Đệ Nhất, cô là con vua cha Thủy Tề dưới thoải cung, được phong là Thiên cung Công chúa trên Thiên đình.

Sự tích về Cô có từ thời Hùng Vương, đây cũng là thần tích đầu tiên về việc cô giáng xuống hạ giới. Theo đó, khi các vua Hùng dựng nước và giữ nước, cô được vua cha Thủy Tề cho hạ phàm. Cô có công lớn trong việc giúp nhà nước Văn Lang thống nhất các bộ tộc trong nước. Đến thời Trần, Cô cũng được biết đến là vị tiên cô theo đức Thánh cả giết giặc phương Bắc.

Sự tích về cô sau đó tiếp tục được kể dưới thời nhà Lê sơ. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở đất Lam Sơn – Thanh Hóa, cô lại lần nữa giáng trần, góp công lớn giúp vua Lê Lợi diệt giặc Minh, lập ra nhà Lê.

Có nơi cho rằng Cô Đệ Nhất Thượng Thiên là thánh cô hầu cận kề bên Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Lại có nơi cho rằng Cô kề cận, tay biên tay chép bên Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên. Cô hầu cận mẫu, thường báo cáo mọi việc trần thế lên mẫu. Nên khi tấu khấn mẫu, người ta thường có lời tấu lên cô, để cô kêu thay lạy đỡ trước cửa Mẫu tôn kính.

Cô giá ngự trong cung tòa, kề cận bên Mẫu nên khi đến các đền phủ, người ta thường có lời tấu để cậy Cô kêu thay lạy đỡ trước cửa Vua Mẫu đình thần Tứ Phủ. Khi thanh nhàn, Cô cưỡi gió cưỡi mây rong chơi khắp chốn. Cô là tiên cô thần thông lục trí, chấm đồng về tiến Mẫu Sòng Sơn.

Bản văn Cô Đệ Nhất Thượng Thiên

Hương đưa nhang xạ ngát lừng
Thỉnh mời Cô Nhất về chơi Nam thành
Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh
Nội thành ngoại phố một mình rong chơi
Chơi thôi cô lại tái hồi
Nghệ An, Hà Tĩnh là nơi đi về
Có phen chơi sông Bồ Đề

Lê Chùa Hương Tích ra về thành Nam
Vân Hương Thiên Bản là làng
Nhận đồng chấm lính trần gian khắp miền
Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên
Quảng Nam Quảng Ngãi Phú Yên Khánh Hòa

Bình Định Gia Định bao xa
Khi chơi Ba Dội lúc ra Chiêm Thành
Dạo chơi các tỉnh nức danh
Trở về tới đất tỉnh Thanh ngự đồng
Nhận đồng má phấn lưng ong
Cô Nhất chấm đồng tiến Mẫu Sòng Sơn

Phép cô lục trí ai hơn
Quyền cô cai quản giang sơn thủy tề
Khăn đào thắm phủ che
Khi chơi Phong Mục, Đồi Chè, Ba Bông
Khi chơi dạo cảnh Đền Rồng

Lúc về Phủ Bóng, Công Đồng, Tiên Hương
Kinh đô cảnh đẹp lạ nhường
Cô đà dạo khắp bốn phương xa gần
Tiên cô xuất thánh nhập thần
Thay Quyền vương Mẫu cầm cân cõi phàm
Thỉnh cô trắc giáng đàn tràng
Khuông phù đệ tử an khang thọ trường.

Hầu giá Cô Đệ Nhất Thượng Thiên

Ngày nay, việc Cô Đệ Nhất hiển linh ngày càng mờ nhạt dần và không còn quá nhiều người được tận mắt chứng kiến cô ngự đồng. Chỉ khi nào gặp những người sát căn, sát quả với Cô, Cô mới ngự đồng hiển linh.

 

Cô Đệ Nhất Thượng Thiên thần thông lục trí, cô chấm đồng những người nết na thảo hiền về Mẫu trong đền Sòng Sơn. Cô rất ít khi về ngự đồng. Chỉ khi nào có dịp khai đàn mở phủ lớn hoặc những người sát căn cô, thì cô mới về ngự đồng. Khi về ngự, cô mặc y phục màu đỏ bằng áo gấm hoặc lụa thêu phượng, dệt hoa, đầu đội khăn xếp, lưng thắt khăn vàng đeo vỉ lét đỏ. Cô làm lễ khai cuông rồi múa quạt.

Cô đệ nhất Thượng Thiên

 

Có nơi còn thỉnh Cô về, thêm một nghi lễ là se duyên. Cô ngự về làm lễ khai quang và múa quạt, trong trang phục áo màu đỏ, thêu phượng, đầu quấn khăn đóng (khăn vành dây), thắt khăn và vỉ lét đỏ.

Đền thờ cô Đệ Nhất Thượng Thiên ở đâu?

Do cô đứng hàng thứ nhất trong tứ phủ Thánh Cô, nên hầu hết các đền thờ Mẫu đều có thờ tượng cô bởi cô là vị Thánh Cô hầu cận thân cận nhất bên cạnh Mẫu. Trong những đền này, cung thờ Cô thường được đặt ngay sát bên cung chính thờ Mẫu.

Cũng có nhiều ý kiến tranh cho rằng đền chính thờ Cô Đệ Nhất Thượng Thiên là đền Dùm Tuyên Quang. Tuy nhiên thực tế đền này thờ Cô Đệ Nhất theo hầu Mẫu Thượng Ngàn chứ không phải là đền thờ Cô Đệ Nhất Thượng Thiên. Ý kiến khác cho rằng đền thờ cô tại Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Nội). Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, sẽ nhận thấy rằng cô Đệ nhất được thờ tại đền này không phải là Thánh Cô thuộc hàng tứ phủ Thánh Cô, hay nói cách khác, đó là một Cô Đệ Nhất khác không thuộc đạo Mẫu.

Trong thực tế, đền chính thờ Cô Đệ Nhất Thượng Thiên được nhiều người công nhận nhất nằm ở Nghệ An, cách đền ông Hoàng Mười 50km. Từ Hà Nội, có thể di chuyển đến đây bằng đường bộ thông qua Quốc Lộ 1A hoặc bằng đường hàng không tuyến Nội Bài – Vinh.


Bài tham khảo khác:

SỰ TÍCH VỀ CÔ ĐỆ NHẤT THƯỢNG THIÊN – ĐỀN CÔ Ở ĐÂU VÀ CÁCH DÂNG LỄ

Cô Đệ Nhất Thượng Thiên hẳn là không còn xa lạ với những ai thường xuyên đi đền chùa khấn vái. Tuy nhiên, đối với những người lần đầu có dự định đi lễ đền Cô, hẳn là chưa có nhiều thông tin.

Và hôm nay, để du khách hiểu thêm về vị Thánh Cô xếp hàng thứ nhất trong Thánh Cô tứ phủ này, bài viết xin được điểm qua về thân thế của Cô cũng như những lưu ý khi đi lễ đền Cô để lời cầu khấn của bạn được linh ứng nhất.

Truyền thuyết về Cô Đệ Nhất Thượng Thiên là ai?

+ Theo dân gian kể lại, cô Đệ Nhất Thượng Thiên xuất thân là con vua Thủy Tề, ngự ở Thoải Cung, sau lại được Ngọc Hoàng đại đế phong là Thiên Cung Công Chúa. Cô được biết đến là người hiền thục, nết na và vô cùng xinh đẹp.

+ Những sự tích về cô bắt đầu được kể lại từ thời Văn Lang. Đây cũng là những thần tích đầu tiên về việc cô giáng xuống hạ giới. Theo đó, khi các vua Hùng dựng nước và giữ nước, cô được vua cha Thủy Tề cho hạ phàm. Cô có công lớn trong việc giúp nhà nước Văn Lang thống nhất các bộ tộc trong nước. Cô cũng được biết đến là vị tiên cô theo đức Thánh cả giết giặc phương Bắc.

Ngoài ra, theo một số tài liệu cổ, cô còn được cho có liên quan tới câu chuyện rùa vàng giúp Thục Phán An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chống giặc Triệu Đà sau đó. Tuy nhiên, thần tích này về cô còn rất mơ hồ và có tính chính xác không cao nên không được nhiều người nhắc đến.

+ Sự tích về cô sau đó tiếp tục được kể dưới thời nhà Lê sơ. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở đất Lam Sơn – Thanh Hóa, cô lại lần nữa giáng trần, góp công lớn giúp Lê Lợi diệt giặc Minh, lập ra nhà Lê.

+ Sau này, khi thiên hạ thái bình, ổn định, Cô không quay về trời cũng không về lại Thoải Cung mà đi theo hầu mẫu Liễu Hạnh, hay còn gọi là Mậu Đệ Nhất Thượng Thiên, vì thế mà cô cũng được dân gian gọi là Cô Đệ Nhất Thượng Thiên.

+ Sau này, tuy không còn xuất hiện dưới triều đại nào của lịch sử phong kiến, cũng không ghi nhận thêm thần tích nào về việc cô đầu thai chuyển thế giúp dân đánh giặc cứu nước nhưng vẫn có nhiều người chứng kiến cô hiển linh và chữa bệnh giúp dân. Theo đó, cô hay cưỡi mây cưỡi gió đi khắp các miền trong cả nước, từ Bắc vào Nam. Gặp cảnh đẹp nào cô cũng dừng chân, dựng nhà ngắm cảnh.

+ Ngày nay, việc Cô Đệ Nhất hiển linh ngày càng mờ nhạt dần và không còn quá nhiều người được tận mắt chứng kiến cô ngự đồng. Chỉ khi nào gặp những người sát căn, sát quả với Cô, Cô mới ngự đồng hiển linh. Khi ngự đồng, cô thường mặc áo màu đỏ.

Hướng dẫn Dâng lễ Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên 

Chọn ngày dâng lễ Cô

Đối với những người lần đầu dâng lễ lên Cô Đệ Nhất, việc chọn ngày lành tháng tốt là vô cùng quan trọng, bởi cô không thường xuyên hiển linh nên có thể sẽ không chứng giám được lời thỉnh cầu của bạn.

Theo đó, ngày tốt nhất trong năm mà du khách nên lựa chọn để dâng lễ lên Cô Đệ Nhất Thượng Thiên là ngày 3/3 âm lịch. Đây là ngày tiệc Mẫu Liễu Hạnh, nên việc cô Đệ Nhất Thượng Thiên hiển linh cùng với Mẫu là điều đương nhiên, và lời thỉnh cầu của bạn trong dịp này sẽ được Cô chứng giám và sẽ nhanh chóng linh ứng.

Bên cạnh đó, du khách cũng có thể chọn những ngày rằm, mồng Một đầu tháng hay những ngày đầu năm mới để dâng lễ lên cô.

Dâng lễ Cô Đệ Nhất Thượng Thiên nên cầu gì? 

Cô tuy không hiển linh thường xuyên, nhưng rất linh thiêng, bởi cô là vị Thánh Cô xếp hàng thứ nhất và là hầu cận thân cận nhất bên cạnh Mẫu Liễu Hạnh. Vì thế mà những lời thỉnh cầu của bạn không chỉ được cô chứng giám mà còn có thể đến được với Mẫu Liễu Hạnh, từ đó giúp cho những lời thỉnh cầu ấy linh ứng nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, đến dâng lễ Cô Đệ Nhất, du khách không nên cầu khấn những điều quá cao sang, không thực tế. Điều đầu tiên mà bạn nên cầu nhấn là cầu bình an và sức khỏe. Bên cạnh đó, những ai có bệnh trong người thì nên cầu khấn để được cô chữa trị cho khỏi bệnh, được sống lâu sống khỏe.

Sau khi đã cầu khấn những điều trên, du khách mới nên cầu tài lộc và công danh sự nghiệp. Đa phần những người cầu khấn cô phù hộ độ trì cho gia đình ăn nên làm ra, con cái học hành đỗ đạt hay thăng tiến trong đường công danh sự nghiệp đều được cô phù hộ độ trì.

Tuy vậy, khi dâng lễ lên Cô, không được phép cầu khấn những điều quá đáng, trái với luân thường đạo lý. Những kẻ cầu buôn gian bán lận được trót lọt hay lừa đảo, trộm cắp, cướp của mà vẫn được bình an, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật chẳng những không được cô phù hộ độ trì mà còn bị Cô vật cho sống không yên ổn, nhanh bị pháp luật trừng trị hơn.

Bên cạnh đó, những điều quá đáng, thể hiện sự tham lam của bản thân như không làm mà cũng có ăn hay thăng tiến tới những vị trí không tưởng, không xứng đáng với tài năng và công sức mà mình bỏ ra cũng không được Cô chứng giám và phù hộ.

Dâng lễ Cô cần những gì? 

Một lễ dâng lên Cô Đệ Nhất không yêu cầu quá cầu kỳ, xa hoa, tốn kém nhưng nên có đủ những vật phẩm sau:

  • Hoa quả, bao gồm lọ hoa tươi và đĩa quả tươi.
  • Rượu thịt bao gồm 1 đĩa xôi, 1 con gà luộc hoặc 1 đĩa thịt luộc, 1 cút rượu trắng. Trầu cau.
  • Tiền vàng.
  • Bên cạnh đó cần có sớ viết tên người dâng lễ và cần chuẩn bị trước bài văn khấn khi dâng lễ lên cô.
  • Đặc biệt, trong mâm lễ không nên thiếu oản. Oản này nên là oản màu đỏ, tượng trưng cho Cô khi ngự đồng và cần được trang trí các họa tiết ở xung quanh cho sang trọng, lịch sự.

Dâng lễ Cô cần chú ý gì? 

Điều đầu tiên khi dâng lễ lên Cô Đệ Nhất cần chú ý là sự thành tâm và thành kính. Chỉ có một lòng hướng đến Cô và cầu mong những điều chính đáng, thật tâm mà mình đang mong muốn mới được cô chứng giám. Bên cạnh đó, không nên cầu xin Cô những điều phi thực tế.

Du khách cũng cần phải chú ý cách ăn mặc, nói năng, cư xử sao cho đúng mực, không được báng bổ thành thánh bởi như vậy sẽ bị thánh vật.

Vị trí Đền Cô Đệ Nhất Thượng Thiên ở đâu? 

Là một trong tứ phủ Thánh Cô và đứng hàng thứ nhất, nên hầu hết các đền thờ Mẫu đều có thờ tượng cô, trong đó đặc biệt là đền thờ Mẫu Liễu Hạnh, bởi cô là vị Thánh Cô hầu cận thân cận nhất bên cạnh Mẫu. Trong những đền này, cung thờ Cô thường được đặt ngay sát bên cung chính thờ Mẫu.

Cũng có nhiều luồng ý kiến tranh cãi về đền thờ chính của Cô Đệ Nhất Thượng Thiên hiện tại ở đâu. Có người nói đền chính thờ Cô là đền Dùm Tuyên Quang. Tuy nhiên thực tế đền này thờ Cô Đệ Nhất theo hầu Mẫu Thượng Ngàn chứ không phải là đền thờ Cô Đệ Nhất Thượng Thiên.

Ý kiến khác cho rằng đền thờ cô tại Vân Đình – Ứng Hòa – Hà Nội. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, sẽ nhận thấy rằng cô Đệ nhất được thờ tại đền này không phải là Thánh Cô thuộc hàng tứ phủ Thánh Cô, hay nói cách khác, đó là một Cô Đệ Nhất khác không thuộc đạo Mẫu.

Trong thực tế, đền chính thờ Cô Đệ Nhất Thượng Thiên được nhiều người công nhận nhất nằm ở Nghệ An, cách đền ông Hoàng Mười 50km. Từ Hà Nội, có thể di chuyển đến đây bằng đường bộ thông qua Quốc Lộ 1A hoặc bằng đường hàng không tuyến Nội Bài – Vinh.

LỜI KẾT: Trên đây là một số thông tin về Cô Đệ Nhất Thượng Thiên và cách dâng lễ lên Cô dành cho người mới lần đầu đi lễ. Hy vọng rằng thông qua đây, bạn có thể thực hiện chuyến đi của mình một cách thuận lợi để mang về cho gia đình nhiều tài lộc, sức khỏe.


Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên

 Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên là vị Chầu Bà đầu tiên trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu, trước Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Chầu là vị thánh thuộc về Thiên Phủ.

"Biết ra thời nhẹ như tên
Nếu mà ko biết như thuyền bỏ neo
Quở cho trăm chứng hiểm nghèo
Chầu Quế trong triều giá ngự Đồi Ngang
"
―Chầu văn Chầu Đệ Nhất

Tương truyền Chầu Đệ Nhất có tên là Quế Hoa, nhưng cần lưu ý rằng Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên không phải Chầu Quế Hoa hầu bên cạnh Mẫu Liễu Hạnh.

Thần tích

Nữ tướng của Hai Bà Trưng

Chầu Đệ Nhất (tên Quế Hoa) và Chầu Cửu (tên Quỳnh Hoa) là nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà sinh ra ở đất Hà Giang. Khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến đường cùng, hai bà quay về quê nhà và tuẫn tiết ở Sông Lô.

Giáng sinh thời nhà Lê

Chầu Đệ nhất còn một giáng sinh nữa vào thời Lê Thánh Tông. Có viên quan Trần Vĩ, tuổi già thoái quan, lui về Nghi Tàm dạy học. Một đêm khi đang ngồi bên hồ ngắm trăng thì tự nhiên ngủ. Trong giấc mơ ông thấy Thiên đế cho ông được một người con gái. Khi tỉnh giấc, thấy lạ, về nhà nghe tin người vợ lớn tuổi vừa đậu thai. Sinh ra người con gái đúng như trong mộng. Ông mới đặt tên con gái là Quỳnh Hoa.

Lớn lên, nữ trung Nghiêu Thuấn được gả cho Liễu Nghi, tri phủ Hà Trung (Thanh Hoá). Khi Chiêm Thành lấn lướt sang bờ cõi nước ta, hai vợ chồng Liễu Nghi cùng nhau xông pha trận mạc. Thắng trận vua phong cho Liễu Nghi là Đô Đài Ngự Sử và bà là Quỳnh Hoa Phu Nhân.

Sau khi chồng mất, Quỳnh Hoa xin về Nghi Tàm. Vốn có tài trồng dâu nuôi tằm, bà về dạy dỗ dân chúng ở khu vực đó, hưng công nghề nghiệp, làm một vùng phú thịnh. Dân chúng trong vùng không ai không biết ơn. Sau khi bà hoá, vua phong là Quỳnh Hoa Công Chúa, nhân dân hơn 60 làng thờ làm Thành hoàng và còn tôn xưng là bà Chúa nghề tằm.

Nghi thức hầu đồng

Chầu ít khi ngự đồng (đây cũng là đặc điểm chung của các vị thánh trên hàng Thượng Thiên). Chỉ khi nào có tiệc khai đàn mở phủ, mà người ra trình đồng có toà lễ Tứ Phủ Chầu Bà Sơn Trang thì thường thỉnh Chầu về chứng toà đàn màu đỏ (gồm hình Chúa (Chầu), đôi cô hầu cận cầm quạt, mười hai cô nàng, động chúa, thuyền thoi…)[1]

Trang phục và phụ kiện

Khi ngự đồng thì Chầu thường mặc áo màu đỏ thêu phượng, choàng khăn hồng. 


Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên


Đền Cô Tiên, Sầm Sơn, Thanh Hoá. NAG Quỳnh Nguyễn.

Hán tự

_第一天仙

Nguồn gốc

- Hóa thân của Mẫu Đệ Nhất
- Tiên nữ chốn Thiên cung, con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế

Phủ/ nơi cai quản

Thiên Phủ [天府]

Lĩnh vực chính

- Cai quản Thượng Thiên
- Nắm giữ sổ Tam Tòa
- Bà Chúa của nghề chăn tằm dệt vải

Danh hiệu

Sắc phong

Dưới đây là những sắc phong cho công chúa Khúc Thị Ngọc, được xem là một trong những hóa thân của Chầu Đệ Nhất:

- Khúc Thị Ngọc công phu nhân chi thần (vua Thành Thái)
- Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Khúc Thị Ngọc Công Phu Nhân Tôn Thần (vua Duy Tân)
-Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Khúc Thị Ngọc Công Phu Nhân Tôn Thần, Hộ Quốc Tý Dân (vua Nguyễn Hoằng Tôn)

Danh hiệu

- Chầu Đệ Nhất
-Bà Chúa nghề tằm

Đền thờ

Địa điểm

- Các nơi có đền thờ Mẫu Đệ Nhất
- Đền Rồng, huyện Hà Trung, Thanh Hóa
- Lăng Chầu Bà Đệ Nhất, thôn Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội

Trang phục

Màu sắc

đỏ, hồng

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị Chầu Bà thứ hai trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu, sau Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên, trước Chầu Đệ Tam Thoải Phủ. Bà là người hầu cận Mẫu Thượng Ngàn, hoặc thường được xem là hóa thân của Mẫu.

Thần tích

Tương truyền Chầu là con vua Đế Thích trên thiên đình, cai quản sơn lâm thượng ngàn, quyền hành khắp 81 cửa ngàn đất Việt. 

Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, Chầu là vị có quyền hành tối cao của tòa Sơn Trang. Có thể nói gần như là vị có quyền cao nhất hàng Chầu, chỉ sau Chầu Đệ Nhất. Bà là hình mẫu của dân ta trên cõi thượng ngàn. Quyền của Chầu cai quản 36 động Sơn trang. Đất được sắc phong là Đông Cuông, Tuần Quán, Bảo Lạc, Hà Giang, Tuyên Quang[1].

Chầu Đệ Nhị được xem là hóa thân của Mẫu Thượng Ngàn, nên có rất nhiều thần tích của Chầu đều đồng nhất với thần tích về Mẫu.

Theo Bách Thần Lục[2]

Theo Bách Thần Lục, thần tích của Chầu Đệ Nhị đồng nhất với thần tích của Mẫu Thượng Ngàn ở vùng Bắc Lệ, Lạng Sơn. Đó chính là La Bình Công Chúa, con gái của Sơn Tinh, cai quản 81 cửa rừng ở cõi Nam Giao.

Theo Bách Thần Lục[2]

Theo Bách Thần Lục, thần tích của Chầu Đệ Nhị đồng nhất với thần tích của Mẫu Thượng Ngàn ở vùng Bắc Lệ, Lạng Sơn. Đó chính là La Bình Công Chúa, con gái của Sơn Tinh, cai quản 81 cửa rừng ở cõi Nam Giao.

Thần tích của dòng mo họ Hà[3]

"Thần tích của dòng mo họ Hà coi việc giữ đền và tế tự chép: Đông Quang Công Chúa (Chầu Đệ Nhị), tên húy là Lê thị Kiểm. Bà là vợ ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cai quản vùng Đông Cuông và ngoại vi. Ông Thiên, hậu duệ của Hà Đặc, Hà Bống (trại chủ Quy Hóa) hy sinh trong chiến tranh chống quân Nguyên.

Ông bà sinh hạ được một con trai. Khi ông tạ thế, bà Kiểm và con trai ở lại Đông Cuông. Bà giúp dân lập ấp, dạy dân bách nghệ, chữa bệnh cứu đời. Khi tạ thế bà thường hiển linh giúp dân và những người thuyền chài lái buôn ngược xuôi sông Thao gặp hoạn nạn.

Dân lập miếu thờ ông bên Ghềnh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ hai mẹ con bà bên tả ngạn, đối diện với miếu."



Ghi chép của Lê Quý Đôn[4]

"Trong Kiến Văn Tiểu Lục, quyển X, mục "Linh tích" thời Hậu Lê, cụ Lê Quý Đôn viết:

"Văn Châu, một người thuyền hộ xã Kính Chủ, huyện Thanh Ba (nay thuộc địa phận Lâm Thao - Phú Thọ) là học trò Hiệu như Nguyễn Đình Kính. Giữa niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1729) đi buôn ở Đông Quang (nay thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái). Bến sông này có miếu thờ Đông Quang Công Chúa vẫn nổi tiếng anh linh. Tục truyền Công CHúa là vợ Đại vương miếu Ngọc Tháp, huyện Sơn Vi (sau đổi là huyện Lâm Thao). Một hôm trời đã tối, Văn Châu thấy một người từ trong miếu Đông Quang đi ra đến chỗ thuyền đỗ, gọi tên mình và bảo rằng: "Khi thuyền nhà ngươi trở về qua miếu Ngọc Tháp, phiền nhà ngươi nói giúp là kính tạ Đại vương, Chúa bà đã sinh con trai rồi, gửi lời về báo để Đại vương biết." Nói xong liền biến mất. Đường thủy mà thuyền buồm đi từ Đông Quang đến Ngọc Tháp phải ba, bốn ngày, thế mà ngày hôm ấy, Văn Châu bắt đầu đi từ sáng sớm mà đến giờ Thân đã tới Ngọc Tháp (chỗ này núi đá mọc nhô ra bến sông như hình ruột ốc, miếu ở trên núi, bên cạnh miếu có chùa Lăng Nghiêm). Văn Châu theo lời thầy dặn, đứng ở đầu thuyền nói lại rồi đi.""

Nghi thức hầu đồng

Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị chầu hay giáng đồng nhất trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Từ đồng tân đến đồng cựu ai cũng thỉnh chầu về ngự, để ban tài tiếp lộc Sơn lâm, Sơn trang.

Khi ngự về, Chầu "khai quang và làm lễ bằng quạt múa song đăng, múa mồi, chứng vàng thoi núi, múa tay tiên... Ngài ngự đồng hiến thanh thủy hoặc chứng hoa quả lương thực lễ vật và ban phát cho bách gia."

Chầu Đệ Nhị thường hay ngự về trong các đàn mở phủ để chứng đàn Sơn Trang (kể cả với người không mở đủ bốn tòa sơn trang mà chỉ mở một tòa xanh). Ngoài ra khi đồng tân lính mới vào hầu, cũng thường thỉnh Chầu về để sang khăn cho đồng mới.

Đặc biệt, khi Chầu Đệ Nhị ngự đồng vào dịp lễ tiệc (đặc biệt là lễ Thượng Nguyên) trong năm, thì thường có nghi thức gọi là “trình giầu” (tức "trình trầu").

Khi Chầu về ngự đồng, những con nhang đệ tử nào có căn số, đã lập bát hương bản mệnh, sẽ ngồi giữa chiếu ngự, phủ khăn đỏ và trên đầu đội mâm giầu trình (gồm cau, lá trầu, vỏ thuốc, thuốc lào, thuốc lá…). Khi đó người ngồi đội giầu phải đặt lên mâm giầu trình 13.000 (thông thường là thế, có nơi thì là 15.000) dâng lên Chúa Sơn Trang và 12 cô tiên nàng hầu cận. Lúc đó Chầu sẽ cầm bó mồi (hoặc hương đã đốt cháy) khai cuông, chứng mâm giầu rồi xin tiền đài. Nếu được nhất âm nhất dương (có một đồng tiền sấp, một đồng tiền ngửa) nghĩa là Phật Thánh đã chứng cho người ngồi đội trầu đó. Rồi người đội giầu lễ tạ và đi ra để cho người khác vào tiếp tục.[5]

Trang phục và phụ kiện

- Áo người dân tộc màu xanh (xanh lam hay xanh lá cây)

- Đầu đội khăn buồm màu xanh

- Cổ đeo kiềng bạc, hoa tai

- Đai thắt màu xanh, dao quay, túi vóc

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn



Tranh dân gian Chầu Đệ Nhị

Nguồn gốc

- Hóa thân của Mẫu Thượng Ngàn
- Tiên nữ chốn Thiên cung, con vua Đế Thích

Ngày khánh tiệc

- AL 02/11 (ngày Mão đầu tiên của năm)

Phủ/ nơi cai quản

Nhạc Phủ [岳府]

Lĩnh vực chính

- Cai quản sơn lâm, thượng ngàn. Thay Mẫu quản cai 36 động sơn trang, 81 cửa ngàn ở Việt Nam.

Danh hiệu

Danh hiệu

- Chầu Thượng Ngàn

Đền thờ

Địa điểm

- Các nơi có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn
- Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, Yên Bái

Trang phục

Màu sắc

xanh lá

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Chầu Đệ Tam Thoải Phủ

“Hội đồng ba phủ nghiêm quân
Đệ Tam Chầu Thoải thanh tân hay là
Tóc mây rẽ mái mượt mà
Lưng ong mắt phượng da ngà điểm trang”

Chầu Đệ Tam Thoải Phủ  hay còn gọi ngắn gọn là Chầu Đệ Tam là vị Chầu Bà thứ ba trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, đứng sau Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn, trước Chầu Đệ Tứ Khâm Sai.

Chầu Đệ Tam là ai?

Tương truyền, Chầu Đệ Tam là Thủy Tinh Tiên Nữ tôn xưng là Lân Nữ Công Chúa, là con vua Thủy Tề dưới chốn Long Cung. Quyền cai coi giữ các tiên nữ chốn Thủy Phủ. Lại có tích nói rằng, Chầu Đệ Tam là con gái của Lạc Long Quân, danh hiệu Thủy Tinh Động Đình Ngọc Nữ Tam Giang Công Chúa, nhưng truyền thuyết này không được lưu truyền rộng rãi. Thực tế thì người ta vẫn công nhận Chầu Đệ Tam là con Vua Long Vương Bát Hải Động Đình hơn.

Ngoài ra, nhiều vùng còn quan niệm rằng Chầu Đệ Tam là hóa thân của Mẫu Đệ Tam, là người hầu cận bên Mẫu Thoải, nên một số vùng miền xem Chầu là hóa thân của Mẫu Đệ Tam. Tuy nhiên, điều này là không hợp lý do Mẫu Đệ Tam và Chầu Đệ Tam không phải cùng một vị.

Thần tích Chầu Đệ Tam

Chầu Đệ Tam là một thiên thần, chầu không giáng trần, không phải nhân thần vì vậy thần tích về Chầu Đệ Tam không rõ ràng và không có một ghi chép cụ thể nào cả. Lại nghe rằng Chầu vốn nghiêm nghị, hách danh, thập phần công chính; chứ không phải lúc nào cũng vui tươi, rộn rã.

Đền thờ Chầu Đệ Tam ở đâu ?

Chầu Đệ Tam thường được thờ tại các cửa sông cửa biển, nơi có đền thờ Mẫu Thoải. Trong đó, đền Hàn Sơn ( xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) là ngôi đền thờ Chầu Đệ Tam nổi tiếng nhất.

Tại Phủ Dầy cũng có thờ tự Chầu Đệ Tam trong ban thờ Tứ phủ Chầu Bà.

Tiệc Chầu Đệ Tam vào ngày nào?

Ngày chính tiệc Chầu Đệ Tam tại đền Hàn Sơn là vào ngày 12/6 âm lịch.

Chầu Đệ Tam

Hình tượng Chầu Đệ Tam và đền Hàn Sơn (Thanh Hóa)

Căn Chầu Đệ Tam khi hầu đồng

Chầu Đệ Tam thường ít khi giáng ngự về đồng nhất, hoặc khi chầu ngự về ở các ngôi đền thờ các vị thánh Thoải Phủ, hoặc tại chính đền thờ Mẫu Thoải.  Các thanh đồng có căn Chầu Đệ Tam khi loan giá thường mặc trang phục áo màu trắng, đầu đội khăn trắng, cầm quạt trắng khai quang. Khi hát văn các cung văn vẫn thường sử dụng bản văn của Mẫu Thoải để dâng văn chầu. Có ý kiến cho rằng không nên như vậy, thay vào đó phải sử dụng bản văn riêng của Chầu.

Bản văn Chầu Đệ Tam

Khi hầu giá Chầu Đệ Tam, các cung văn thường dâng văn trích đoạn từ văn Mẫu Thoải ngoài ra còn có các bản văn sau:

Bản số 1

Chúa từ buổi giãi dầu sương tuyết
Đày non xanh bóng nguyệt hắt hiu
Thẩn thơ nắng sớm mưa chiều
Tiếng chim khắc khoải như khêu mạch sầu

Tưởng nông nỗi dòng châu lã chã
Trách ai làm hai ngả chia li
Từ nay mỗi độ xuân về
Cầu ô lỡ nhịp sông khuya vắng thuyền

Bứt dứt nhẽ thung huyên nghĩa cả
Tấm thân này có sá chi đâu
Lẽ nào nát ngọc trẩm châu
Vùi hoa dập liễu bởi câu tam tòng

Xót vì nỗi má hồng bội bạc
Âu cũng đành bèo dạt mây trôi
Sức này há kể chi ai
Lòng trinh chuyển động đất trời chứng minh

Bản số 2

Xuân qua ba tiết tháng hè
Thu rồi đông đến mây che thanh nhàn
Mừng giầu mừng thịnh mừng sang
Phú lại mừng quý quan sang mừng giầu

Làm tôi Chầu độ sống lâu
Phơ phơ tóc bạc trên đầu bằng bông
Trứng rồng lại nở ra rồng
Hạt thông lại nẩy chồi thông rườm rà

Bốn phương phẳng lặng can qua
Dân an quốc thái xướng ca chơi bời
Quân thần phải đạo chúa tôi
Trên thuận lòng trời dưới thuận long dân

Hội đồng ba phủ nghiêm quân
Đệ tam chầu thoải thanh tân hay là
Tóc mây rẽ mái mượt mà
Lưng ong mắt phượng da ngà điểm trang

Tay đàn tang tính tình tang
Miệng cười hoa nở ai đang hầu Chầu
Muôn dân thiên hạ cúi đầu
Quyền Chầu cai quản bộ hầu nàng tiên

Rong chơi cửa phủ cửa đền
Vâng lệnh Mẫu truyền giáng phúc trừ tai
Ơn trên tiếp lộc ban tài
Độ cho già trẻ gái trai yên lành

Khi vui trống phách rập rình
Đỉnh đang thơ phú tính tình giao ca
Thơ thơ phú phú ngâm nga
Cung năm dịp bẩy cung ba dịp mười

Thơ dâng đã bốn câu rồi
Lạy bà bảo hộ tiểu tôi an lành
Chậu nước trong xin bà tẩy điện
Vuông nhiều điều còn vẹn liêm phong

Xin bà đại xá cho đồng
Kẻo còn nhầm lỗi kẻo còn dại ngây
Chúa tiên khéo miệng khéo tay
Miệng thời tấu đối tay may vóc rồng

Xách đầy theo Mẫu vô cung
Dệt tấm vóc rồng tiến đức vua cha
Lộc tài Chầu mới ban ra
Bổng lộc cho lắm lại nhiều hơn xưa

Đồng con hương khói phụng thờ
Ba mươi mồng một mười tư hôm rằm
Chữ rằng Thánh giáng lưu ân
Chầu bà ban lộc thiên xuân thọ trường.

 

NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...