Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Đền Quán Cháo - Đền Dâu

Đền Quán Cháo nằm sát Quốc lộ 1A thuộc địa phận phường Tây Sơn, thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Đền Quán Cháo thờ Mẫu Liễu Hạnh.  Truyền thuyết cho rằng nơi đây là nơi Thánh Mẫu hiển linh giúp Vua Quang Trung lúc đưa quân ra dẹp quân Thanh.

  

Cổng Đền quán Cháo

      Đền còn có tên chữ là Chúc Sơn Tiên Từ (nghĩa là: Đền Tiên núi Cháo) thờ Liễu Hạnh Công chúa  Đền Quán Cháo thờ Mẫu Liễu Hạnh.

 

      Sự tích đền quán Cháo

 

      Đền Quán Cháo gắn liền với sự tích tiên nữ dâng cháo cho quân lính Tây Sơn trước giờ xung trận. Nói đến đền Quán Cháo, không thể bỏ qua chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung. Trận đại phá quân Thanh như một hào quang sáng rực trong lịch sử nước nhà. Di tích lịch sử đền Quán Cháo gắn liền với huyền thoại Thánh mẫu đã biến thành cô gái bán hàng cháo, để dâng cháo cho quân lính Tây Sơn và cứu giúp những người cơ nhỡ độ đường và ứng đối thơ phú với bao nhiêu tao nhân mặc khách. Đến nay trong dân gian còn truyền tụng câu ca đồng giao:

   "Ăn trầu nhớ miếng cau khô

 Trèo lên Ba dội nhớ cô bán hàng."

      Ngày 21-12-1788, sau khi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, ngài liền chỉ huy quân Tây Sơn hành quân thần tốc ra Bắc đánh đuổi 29 vạn quân Mãn Thanh, do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị cầm đầu. Ngày 15-1-1789, quân Tây Sơn ra đến Tam Điệp phối hợp với quân Bắc Hà, do Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm chỉ huy. Trong 10 ngày (từ 15 đến 25-1-1789-tức từ 20 đến 30 tháng Chạp-Tết Mậu Thân) ngụ binh ở Tam Điệp và Bỉm Sơn. Theo truyền thuyết, trong những ngày này quân Tây Sơn được các tiên nữ dâng cháo thần, nhờ vậy nghĩa quân Tây Sơn thêm mưu trí, dũng mãnh chiến đấu, quét sạch quân xâm lược. Chỉ trong 5 ngày xuất quân, 5 đạo quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh, đúng như những lời huấn dụ của Vua Quang Trung tại lễ thệ sư (lễ thề của các tướng sĩ) tại Thanh Hóa: "Đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn; đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” ( Tạm dịch: Đánh cho nó một chiếc xe để chạy về nước cũng không có/ Đánh cho nó một mảnh giáp cũng chẳng còn/ Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng là có chủ)

     Đại thắng quân Mãn Thanh xâm lược, nghĩa quân Tây Sơn ca khúc khải hoàn về thăm Quán Cháo thì ngỡ ngàng không thấy các tiên nữ! Tỏ lòng thành nhớ công ơn của các tiên nữ, Vua Quang Trung truyền lệnh lập đền thờ nhớ ơn những người đã có công dâng cháo cho nghĩa quân. Từ đó, người dân trong vùng tương truyền: Ngọc Hoàng Thượng đế phái công chúa Giáng Tiên cùng 2 ngọc nữ là Quế Nương và Thị Nương xuống hạ giới ban phúc cho dân lành, nấu cháo giúp nghĩa quân Tây Sơn có thêm sức mạnh đánh đuổi quân xâm lược. Các tiên nữ bay về trời, nhưng vẫn thường theo dõi nhân gian, tạo phúc cho dân. Tin các tiên nữ sẽ luôn giúp đỡ những người khốn khó, bà con trong vùng khói nhang, khấn vái, xin lộc tiên…

     Nơi đây đang khôi phục lại lễ hội các tiên nữ dâng cháo, Vua Quang Trung mở tiệc khoản đãi hiền tài và khao quân, quân Tây Sơn đại thắng quân Mãn Thanh, Vua Quang Trung tạ ơn các tiên nữ…

 

 

Đền Dâu

 

 

     Đền Quán Cháo nằm trong cụm di tích Đền Dâu - Quán Cháo. Đền Quán Cháo cũng là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đền Dâu chỉ cách đền quán Cháo hơn 1 km. Đền Dâu cũng nằm sát đường quốc lộ 1A. Đền Dâu cũng gắn với sự tích hóa thân của thánh mẫu vào người con gái bản địa để dạy nhân dân trồng dâu nuôi tằm.

      Hai ngôi đền đều gắn bó với các truyền thuyết vừa hư vừa thực về sức mạnh và niềm tin của thiên nhiên vào cuộc sống con người, là minh chứng về vai trò của người dân Tam Điệp đối với nghĩa quân Tây Sơn trong chiến thắng Thăng Long lịch sử. Là cái gạch nối giữa cố đô Hoa Lư xưa với thủ đô Hà Nội.




Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Đền Công Đồng Bắc Lệ

         Đền Công Đồng Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền Công Đồng Bắc Lệ nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn – một trong ba vị được thờ phụng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Đền nằm cách thị trấn Hữu Lũng khoảng 10 km, cách Hà Nội khoảng  80 km.

Tam Quan Đền Công Đồng Bắc Lệ

Lịch sử Đền Công Đồng Bắc Lệ

      Ở Đền Công Đồng Bắc Lệ lại lưu truyền câu chuyện Mẫu Thượng ngàn là công chúa La Bình, con gái của Sơn Tinh, cháu ngoại vua Hùng. Nàng thường cùng với cha đi chu du các bản mường, hang động, giúp cho cuộc sống dân lành được sung túc. Vào thời Lê Lợi, bà đã hiển linh, âm phù, hóa thành bó đuốc dẫn quan quân Lê Lợi thoát khỏi sự truy kích của quân giặc. Công cuộc bình Ngô đại thắng, Lê lợi lên làm vua và cho dựng đền Bắc Lệ để ghi nhớ công ơn của bà. Nếu theo tích này thì Đền Công Đồng Bắc Lệ có từ thời vua Lê Lợi.

         

 

Tam Quan Đền Bắc Lệ nhìn từ trong đền ra

 

      Trải qua 5 lần tu bổ và tôn tạo nhưng những kiến trúc xưa vẫn còn nguyên vẹn và mang đậm dấu ấn điêu khắc dân gian. Sự giao thoa giữa nền văn hóa Việt Nam và Trung Quốc tạo ra những nét độc đáo riêng cho Bắc Lệ. Thêm vào đó, các hàng cột bằng gỗ, liền khối vẫn còn giữ nét nguyên sơ tạo thêm cho đền sự ấm cúng linh thiêng.

       Theo văn bia khắc năm Khải Định thứ 4 (1919) thì trước đó đền chỉ là một am thờ nhỏ, sau bị hỏa hoạn, sau đó nhân dân đã cung tiến xây dựng thành một ngôi nhà 3 gian gồm 3 cung: Đệ Nhất - Đệ Nhị - Đệ Tam (cung cấm) ngôi đền mang bóng dáng nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Trung quốc. Sau nhiều lần trùng tu, tu bổ ngôi đền mới được khang trang như ngày hôm nay.

       Đền Công Đồng Bắc Lệ đã được tỉnh Lạng Sơn xếp hạng di tích lịch sử tâm linh vào năm 1992.


Không gian kiến trúc Đền Công Đồng Bắc Lệ

       Từ dưới chân đồi đi lên, chúng ta đi qua cổng Tam Quan uy nghi,  tráng lệ chúng ta sẽ bước vào không gian đền.  Bên trái đền là miếu Chầu Bé Bắc Lệ. Trước kia, miếu thờ Chầu Bắc Lệ ở một khoảnh đất bằng phẳng sát bờ suối Bắc Lệ, nay mới chuyển lên đây. Trong miếu có tượng Chầu Bé và tượng Cô Bé Bắc Lệ và tượng Cậu Bé Bắc Lệ. Đây là hai cô cậu hầu cận của Chầu Bé.

 

Mùa xuân về lễ Đền Công Đồng Bắc Lệ

    Bất kỳ ai muốn lên chiêm bái, cầu đảo Mẫu Thượng Ngàn nơi đâu đều phải thắp hương ở miếu Chầu Bé để xin Chầu có lời tâu đối lên Cửa Mẫu cùng chư thánh tại đền.

      Sau khi thắp hương ở miếu Chầu Bé, ta đi thêm khoảng chục bậc thang nữa là lên đến đền chính. Đền chính được xây theo kiểu chữ Đinh gồm tiền tế và hậu cung, đền mới được xây mới lại nhưng vẫn giữ được nét uy nghi và phong cách kiến trúc cũ. 

     Trên mái đền chính có đắp “Long triều lưỡng nghi”. Lưỡng nghi tượng trưng cho trời và đất, âm và dương, âm dương hài hòa sẽ sinh vạn vật. Nhà bái đường gồm 5 gian. 3 gian ngoài thờ Ngũ Vị Tôn Quan.  Phía trên cung thờ Ngũ Vị  tôn Quan là bức hoành phi đề: “Hưng Tiên Hiền Từ”. Hai bên thờ đôi câu đối:

Quốc sắc thiên hương nhân gian thánh nữ

Băng cơ ngọc cốt thế thượng thần tiên.

     Tạm dịch:

Sắc nước hương trời nhân gian thánh nữ

Mặt hoa da phấn thượng giới thần tiên.


    Cung đệ nhị thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Tượng Ngọc Hoàng đặt trang trọng ở chính giữa, hai bên có tượng quan Nam Tào – Bắc Đẩu đứng hầu. Phía trước ban thờ Ngọc Hoàng là Ban Tứ Phủ Thánh Hoàng với tượng Thánh Hoàng Bảy, Thánh Hoàng Mười.


Giá trị tâm linh của Đền Công Đồng Bắc Lệ

        Đền Công Đồng Bắc Lệ được coi là một trong ba nơi thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn. Ba nơi thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn là  Đền Mẫu Đông Cuông, Đền Suối Mỡ, Đền Công Đồng Bắc Lệ.

        Căn cứ theo truyền thuyết và các bản văn chầu thì Đền Công Đồng Bắc Lệ chính là nơi Mẫu Thượng Ngàn hiển linh, âm phù; Đền Suối Mỡ là thắng tích lưu lại dấu vết bà tu tiên luyện đạo còn Đền Đông Cuông là nơi bà giáng sinh và ngự.

       Đền Công Đồng Bắc Lệ còn là nơi thờ chính của Chầu Bé. Một vị thánh chầu nổi tiếng trong Tứ Phủ Chầu Bà.  Tương truyền Chầu Bé là vị thánh chầu luôn hầu cận bên Mẫu Thượng Ngàn. Chính vì thế, khi đến Đền Công Đồng Bắc Lệ, chúng ta thường phải khấn tấu Chầu trước khi vào lễ Mẫu.

Thần tích Mẫu Thượng Ngàn tại Đền Công Đồng Bắc Lệ

      La Bình Công chúa là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và Mỵ Nương. Tức La Bình là cháu ngoại của Vua Hùng. Lúc còn nhỏ, La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng để dậy dân săn bắn, chăn nuôi, trồng cây, cấy lúa, làm nhà, làm thuốc chữa bệnh... Đó luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc. Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh. 

     Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là Công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam.

      Để tham khảo thêm về thần tích của Mẫu Thượng Ngàn tại Đền Suối Mỡ và Đền Đông cung xin các bạn hãy click VÀO ĐÂY.


Thần tích Chầu Bé Bắc Lệ

       Nhiều tài liệu cho rằng: Chầu Bé Bắc Lệ vốn gốc người Nùng, dưới thời Lê Thái Tổ, chầu giáng sinh xuống miền Bắc Lệ, Lạng Sơn.   Chầu Bé nơi đây chính là Mẫu Thượng Ngàn hóa thân, giúp vua Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh. Như vậy, Chầu Bé có thể là một nhân vật có thật tại vùng này, có công giúp vua Lê Lợi chống giặc.

       Chầu Bé Bắc Lệ thường dạo chơi khắp chốn thắng cảnh hữu tình, dạy dân chúng trồng trọt chăn nuôi, lên rừng làm ruộng bậc thang, xuống sông suối đánh bắt cá tôm. Tương truyền, Chầu Bé có phép thần thông do Đức Thái Tổ ban quyền có thể lay núi chuyển ngàn, đôi lúc rong chơi chầu lấy tàu lá giả làm hàng bán để trêu đùa người trần gian. Tuy đành hanh sắc sảo nhưng chầu cũng hết sức nhân hậu, có việc dữ lành chầu đều mách bảo cho người trần.

 

Cung Chầu Bé Bắc Lệ

      Chầu Bé cùng với Chầu Đệ Nhị và Chầu Lục, là một trong ba vị Chầu Bà trên Thượng Ngàn hay về ngự đồng nhất. 

      Đền thờ chính của Chầu Bé là ngôi miếu nhỏ bên cạnh Đền Công Đồng Bắc Lệ.


Lễ hội Đền Công Đồng Bắc Lệ

      Lễ hội chính của Đền Bắc Lệ được tổ chức vào ngày 20/9 âm lịch. Nhưng hiện nay với sự độc đáo của phong cảnh sơn thủy hữu tình cũng như sự linh thiêng của ngôi đền nên Đền Công Đồng Bắc Lệ lúc nào cũng đông khách thập phương đến vãn cảnh, hành lễ như lễ hội.

       Lễ hội gồm có các phần lễ chính như lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước. Lễ tắm ngai diễn ra trước lễ rước. Trong đó, người dân lấy nước suối đền Bắc Lệ về lau tượng Mẫu đệ nhất Thượng ngàn và ngai đức vua cha Ngọc Hoàng. Lễ chính tiệc bao giờ cũng có cỗ tam sinh làm vật hiến tế. Ngoài ra, còn có nhiều đồ lễ mã khác như voi, ngựa, thuyền, mũ, hình nhân. Cỗ tam sinh dâng ban Công Đồng, ban Ngũ vị Tôn Ông, cỗ chay (có khi cả mặn) ban cho Mẫu. Sau đó, lễ rước Mẫu đi xem hội trong tiếng chiêng, trống rộn ràng. Đoàn rước đến đền Đèo Kẻng (một di tích liên quan đến đền Bắc Lệ) làm đại tế. Đại tế ở Đền Đèo Kẻng xong mọi người quay về làm đại tế đền Công Đồng Bắc Lệ.


Lạc Hùng chính thống

 Bài viết rất thú vị về dòng dõi Lạc Hồng

Có rất nhiều học giả Tây có, ta có, Tàu có, cho đến nay vẫn cho rằng sách vở xưa các cụ chép đã nhầm chữ “Lạc” thành chữ “Hùng”, nên kết luận Hùng Vương là Lạc Vương, hay các vua Hùng mang họ Lạc… Bài viết này xin tổng quan lại nhận định về dòng giống Lạc Hùng của người Việt trong suốt tiến trình lịch sử là gì.

Tên gọi “Lạc” đầu tiên được nhắc đến trong sử Việt là Lộc Tục Kinh Dương Vương làm vua phương Nam, lấy tên nước là Xích Quỷ. Chữ “Lộc” ở đây chính là đọc sai của “Lạc”, mà bằng chứng trực tiếp là sau đó Kinh Dương Vương lấy Thần Long sinh ra Lạc – Long quân, thủ lĩnh của vùng Lạc và Long. Nếu mẹ Rồng Động Đình đã là Long thì hiển nhiên cha Tiên phải là Lạc.

Lộc Tục tức là Lạc tộc, chỉ dòng tộc ở vùng đất phương Nam xưa thời lập quốc Xích Quỷ. Phương Nam xưa là phương của cây kim chỉ Nam, vốn luôn chỉ về địa cực, chứ không phải phương Xích đạo như ngày nay. Lạc cũng vốn phát âm là Nác, mà tiếng Nghệ Tĩnh ngày nay vẫn đang nói để đọc từ Nước. Lạc nghĩa là Nước, là Thủy, là phương Nam xưa.

Chính điện đình Triệu Phú (Hùng Sơn, Phú Thọ)

Chính điện đình Triệu Phú (Hùng Sơn, Phú Thọ)

Câu đối ở đền Hùng, Phú Thọ:

Khải ngã Nam Giao, Hồng Lạc thiên thu tôn đế quốc

Hiển vu Tây Thổ, Tản Lô nhất đái thọ tân từ.

Dịch nghĩa:

Mở đất Nam Giao, Hồng Lạc nghìn thu xưng đế quốc

Sáng vùng Tây Thổ, Tản Lô một dải mãi lưu đền.

Dòng Lạc tộc của Kinh Dương Vương đã kết hợp với dòng Long tộc Động Đình mà sinh ra Lạc Long Quân. Con Rồng là biểu tượng của phương Đông trong Tứ linh, xuất xứ từ vùng ven biển Động Đình, tức biển Đông. 2 dòng Lạc ở vùng trung du Bắc Bộ và dòng Long ở ven biển Đông đã hợp nhất dưới thời vua cha Lạc Long Quân. Từ đó chữ Lạc cũng dùng chung với nghĩa Lạc Long, chỉ 2 vùng đất này ở miền Bắc Việt.

Phương hướng trong cổ sử Hoa Việt

Dòng Lạc Thị từ Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân được thờ tập trung ở vùng Thuận Thành, Gia Bình (Bắc Ninh) với những di tích tiêu biểu như lăng Kinh Dương Vương ở Á Lữ (Thuận Thành), đình Đại Bái thờ Lạc Long Quân, đền Bình Ngô thờ Hùng Vương…

Lạc Long Quân khi nhận ngôi của Kinh Dương Vương đã phải làm một cuộc “cách mạng”, giành quyền cai quản từ dòng phía Tây là Đế Lai. Nhờ dựa vào những người anh em “cùng một bọc trứng” rồng của mẹ Thần Long mà Lạc Long Quân đã trở thành đức Vua cha Bát Hải, đứng đầu Thủy phủ Động Đình.

Câu đối ở đền Đồng Bằng, nơi thờ đức Vua cha Bát Hải Động Đình:

Bình Thục trứ nguyên huân, mỹ tai Hồng Lạc sơn hà, bi kệ trường minh Đào Động miếu
Lịch triều long tự điển, tế thử Á Âu phong hội, sương uy do tại hải môn thu.

Dịch nghĩa:
Dẹp Thục nên công đầu, đẹp thay núi sông Lạc Hồng, bia kệ sáng dài Đào Động miếu
Trải triều thịnh điển lề, đến nơi phong hội Á Âu, uy sương còn mãi hải môn thu.

Hình Rồng ở đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ, Thái Bình)

Những người anh em phò trợ Lạc Long Quân được kể dưới nhiều cái tên. Đó là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, hai vị thần Tam Giang ở bến Việt Trì. Đó cũng là 5 anh em của Trung Thành Phổ Tế Đại vương được kể ở vùng Thường Tín, Phủ Lý. Bên Hồ Tây thì đó là Uy Linh Lang và Đoài Hồ Thất giáp, lục bộ thủy phủ đã diệt con Cửu vĩ Hồ (người Hồ ở hướng Tây). Trong tín ngưỡng Tứ phủ thì đó là Ngũ vị tôn quan, lập nên Ban công đồng của Tứ phủ.

Trong truyền thuyết về Tản Viên Sơn thì Lạc Long Quân và những bộ tướng Thủy phủ được kể bằng các tên là Quý Minh như ở Ghềnh Bợ (Ba = Quan Đệ tam Thoải phủ) hay 5 vị thủy thần ở La Phù bên bãi Trường Sa của Đà giang. Đây cũng là các “Lạc tướng” dưới trướng của Lạc Vương (Long Quân), vì hiển nhiên các vị này cùng họ với Lạc Long Quân. Công nghiệp lớn nhất của họ là “phù Hùng đánh Thục”, tức là giúp Lạc Long Quân (vua cha Hùng Vương) đánh dòng phía Tây (Thục) của Đế Lai, lập nên nước Hồng Bàng hay Việt Thường.

Lạc triều từ Lạc Long Quân (hoặc từ Lộc Tục Kinh Dương vương) trải 18 đời (con số ước lệ) đều gọi là Hùng Vương, lấy theo tên của Thái tổ Hữu Hùng Đế Minh. Đến đời Hùng Vương thứ 18 là Duệ Vương thì thiên hạ họ Hùng đã trải rộng vượt bờ Hoàng Hà. Trên vùng đất Lạc lúc này có thủ lĩnh là Lạc tướng Cao Sơn mà truyền thuyết chép mang tên Sùng Lãm. Sùng có nghĩa là Cao. Truyền thuyết Trung Hoa gọi là Bắc Bá hầu Sùng Hổ của thời Ân Thương.

Chính điện đình La Phù (Thanh Thủy, Phú Thọ)

Hậu duệ của dòng theo Đế Lai đi về phía Tây (lên núi) lúc này là Âu Cơ hay Cơ Xương, là Tây Bá hầu của nhà Ân. Cơ Xương phát động cuộc đại chiến, tiến đánh Sùng Hầu Hổ ở đất Lạc, truyền thuyết gọi là Thục đánh Hùng Duệ Vương. Lạc tướng Cao Sơn cùng với những dòng tộc khác trên đất Lạc là Tản Viên Nguyễn Tuấn và Quý Minh Nguyễn Hiển chống lại sự tấn công của quân Thục ở vùng thượng du sông Đà, sông Thao (Mộc Châu, Quỳnh Nhai). Quân Thục của Cơ Xương giành phần thắng, đất Lạc bị dòng Âu Cơ chiếm. Cơ Xương dời đô từ Kỳ Sơn về Phong Châu (Phú Thọ), hợp nhất 2 vùng đất Âu (tức Ai Lao, hay vùng cao nguyên Vân Quý) và đất Lạc (tức vùng Nam Giao – Giao Chỉ thời Nghiêu Thuấn Vũ), gọi là nước Âu Lạc.

Cơ Xương băng, con trai là Cơ Phát đã phát động các chư hầu làm cuộc tổng tấn công nhằm vào Trụ Vương. Vua Ân chết ở Lộc Đài vào mùa thu, hóa thành Vua Địa phủ. Ngày vua Ân chết trở thành ngày Xá tội vong nhân, khi mà cánh cửa Dương gian và Địa phủ mở ra để Âm Dương có thể quy về hòa hợp.

Thục Vương Cơ Phát (Thục Phán) lên ngôi Thiên tử, xưng là Vũ Vương, truy phong cho cha là Văn Vương, nên lấy tên nước là Văn Lang. Cơ Phát dời lại đô về phía Tây ở Cảo kinh. Vùng đất Lạc ở phía Đông trở thành nơi tế tự tổ tiên họ Hùng và Văn Vương trên núi Nghĩa Lĩnh.

Vũ Vương băng, Thành Vương nối ngôi còn nhỏ, Chu Công Đán cùng Thiệu Công Thích nhiếp chính. Hậu duệ của nhà Ân là Vũ Canh cùng với ba vị giám thúc nổi loạn. Chu Công xuất thân Đông chinh, bắt đám “ngoan dân” của nhà Ân về an trí tại đất Lạc. Thượng thư có mấy thiên nói về viên việc này:

Thiệu cáo (lời của Thiệu Công với Thành Vương và Chu Công): Qua bảy ngày, Giáp tí, Chu Công bén sớm ra dùng thư để ra lệnh cho dân Ân… Dân Ân đều tới làm. Sau đó Thiệu Công đã trình bày sự việc và xin vua (Thành Vương) xá tội cho dân Ân ở đất Lạc.

Lạc cáo (lời đối thoại giữa Chu Công và Thành Vương): Duy thánh ba ngày rằm, Chu Công bắt đầu dựng nền, làm ấp lớn ở nước miền Đông là đất Lạc… Hỡi người do vua sai khiến! Dân Ân chịu lời dạy dỗ, muôn năm cũng vẫn xem mãi ông vua, cháu ta mà mến đức. Ngày Mậu Thìn nhà vua ở ấp mới làm lễ tế chưng hàng năm, tế Văn Vương 1 trâu, Vũ Vương 1 trâu…

Đa sĩ (lời Chu Công nói với các quan nhà Ân):Duy tháng ba, Chu Công bắt đầu ở ấp mới là Lạc, bèn bá cáo với các quan của vua Thương cũ… Bảo cho các ngươi, các quan nhà Ân được hay! Ta không giết các ngươi. Lúc này ta chỉ lại ra lệnh. Nay ta làm ấp lớn ở đất Lạc này. Ấy là ta vì không có chỗ tiếp đãi bốn phương. Và cũng vì các quan các ngươi chạy bạy làm việc, gần vớ nhiều kẻ biết nhường nhịn của ta… Các ngươi hãy nhận lấy ruộng đất của các ngươi! Các ngươi hãy yên ổn ở lại mà làm việc!…

Vùng đất Lạc lúc này ngoài dòng tộc của Lạc Long Quân xưa (Cao Sơn và Quý Minh) đã có thêm dòng tộc của Âu Cơ Văn Vương và của dòng nhà Ân Thương (Việt Thường) đến lập Lạc ấp. Việc yên định hậu duệ của nhà Ân ở đất Lạc là mối lo của các đời vua Chu từ Thành Vương đến Khang Vương, tới Tất Cônghọ Phan mới thành toàn được vùng Đông đô này:

Tất mệnh (lời Khang Vương truyền cho Tất Công): Than ôi! Cha Thái sư! Vì Văn Vương, Vũ Vương ra đức lớn với thiên hạ nên được nhận ngôi của nhà Ân. Nhờ Chu Công giúp đỡ vua trước, yên định được việc nhà. Khó nhọc với đám dân ngoan ngạnh của nhà Ân, dời họ sang ấp Lạc gần kề nhà vua, họa hóa theo lời dạy bảo. Trải qua ba kỷ (mỗi kỷ 12 năm), đời đổi, thói dời… Sự yên nguy của nước chỉ là trông bọn dân Ân ấy. Không cương, không như đức mới thực tu! Duy Chu Công cẩn thận được ban đầu. Duy Quân Trần thỏa hiệp được khoảng giữa. Duy ông thành toàn được đoạn cuối.

Vế đối có chữ Lạc Đô ở đình Tân Khai

Câu đối ở đình Tân Khai ở trung tâm Hà Nội gọi đích xác nơi này là “Lạc Đô”:

Đại La thành nhất đái giang sơn, Long Đỗ chí kim do thắng tích

Tứ vọng tự lũy triều hương hỏa, Lạc Đô chung cổ độc anh thanh.

Dịch nghĩa:

Thành Đại La một dải núi sông, Long Đỗ tới nay còn thắng tích

Bốn đền trấn các triều hương lửa, Lạc Đô tự cổ dậy tiếng thơm.

Thời Chu U Vương vùng Tam Xuyên (tức là vùng Tam Giang trên đất Lạc) gặp trận động đất lớn là điềm âm thịnh dương suy. Thái sử nhà Chu là Lão Tử Lý Bá Dương đã đăng đàn trên núi Thất Diệu, nhắc lại ân oán của 2 nhà Hạ và Thương (cùng là dòng Lạc Long) ở đây để răn dạy vua Chu. U Vương sủng ái Bao Tự, hóa thân của dãi rồng từ thời Hạ, dẫn đến mất nước. Nhà Chu buộc phải dời đô về Đông, tức là về vùng đất Lạc của tổ tiên họ Hùng xưa, đóng đô ở Đông Ngàn Cổ Loa, gọi là Lạc Dương. Dương là hướng mặt trời lên, chỉ phương Đông.

Câu đối ở nghi môn đền mẫu Bạch Kê trên núi Thất Diệu:

Hồng Lạc di phong trang thể thế

Tiên Long dư duệ khải hồng cơ.

Dịch nghĩa:

Di tích Lạc Hồng đẹp hình thế

Dòng dõi Tiên Long mở cơ đồ.

Câu đối ở miếu Bạch Kê

Cuối thời Chiến Quốc, nước Tần ở phía Tây trên đất Ba Thục trở nên hùng mạnh. Tần Vương (cũng gọi là Thục Vương) đánh chiếm đất Chu của họ Hùng, sát nhập vùng đất Lạc với lãnh thổ phía Tây của nhà Tần nên cũng được gọi là nước Âu Lạc. Tần Thủy Hoàng xưng Đế, thống nhất thiên hạ Trung Hoa.

Chế độ hà khắc của Tần không được lâu. Một người từ vùng đất Phong Bái, tức là đất Lạc, là Lưu Bang đã dựng cờ khởi nghĩa ở vùng núi Châu Sơn Vũ Ninh. Nước Vạn Xuân lập ra rồi lại tách làm 2 phần sau khi Lữ Hậu mất. Nước Nam Việt có địa bàn nằm trên vùng đất Lạc Long xưa, nên Triệu Vũ Đế được coi là dòng Lạc Hùng như câu đối ở điện Xuân Quan bên sông Hồng:

Bạt địa nguy thôi phương tích bất tùy Tần Hán khứ

Xung thiên để trụ anh tiêu trường yết Lạc Hùng lai. 

Dịch là:

Bạt đất mênh mông, danh tiếng thơm bất khuất thời Tần Hán

Động trời cột trụ, chí anh hùng giữ mãi buổi Lạc Hùng.

Nhà Triệu truyền 5 đời tới Triệu Vệ Dương Vương thì thất thủ bởi cuộc tấn công của nhà Hiếu vào Phiên Ngung. Vua Triệu cùng với thừa tướng Lữ Gia đem gia quyến lên lâu thuyền chạy về phía Tây, về đất Lạc xưa ở cửa biển Đại Ác. Không may, vua và Lữ Gia đều bị bắt giết. Nhưng các vị hoàng phi nhà Triệu mang họ Lữ tiếp tục ngược sông Đáy, chạy về vùng Phong Châu, làm nên cuộc khởi nghĩa Trưng Vương. Trưng Vương là dòng “Lạc Hùng chính thống“, khởi nghĩa trả thù cho chồng là “Lạc tướng Chu Diên“, đọc lời thề ở Hát Môn.

Câu đối ở đền Đồng Nhân thờ nhị vị Trưng Vương, nói rõ Trưng Vương đã tiếp nối dòng Lạc, dựng nước Đinh:

Tiếp Lạc, khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử

Khu Tô, kháng Mã, sơn hà hoàn ngã vạn niên phương.

Dịch là:

Tiếp Lạc Hồng mở Đinh Tây, áo mũ xưng vua ba mùa lưu sử sách

Đuổi Tô Định chống Mã Viện, núi sông thu lại vạn xuân truyền danh thơm.

Câu đối trên đá ở đền Đồng Nhân

Câu đối ở đình Nôm, thờ thánh Tam Giang, một vị đại tướng của Trưng Vương, lấy cháu gái của Triệu Vũ Đế là Triệu Mỵ Nương, nói tới Trưng Vương thu được 65 thành và đóng đô ở “Đông Lạc”:

Lục thập thành Đông Lạc đại đô, Hán thị sơn hà ki khả chuyển

Bách thiên tải Nam triều danh tích, Trưng gia nghĩa liệt khải năng ma.

Dịch nghĩa:

Sáu mươi thành đô lớn Đông Lạc, thời Hán núi sông mà lay chuyển

Trăm ngàn năm tích nổi Nam triều, nhà Trưng công nghĩa chẳng từ.

Khởi nghĩa Trưng nữ Vương thất bại, nhưng hậu quân của Nam Việt nhà Triệu vẫn tiếp tục duy trì ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ dưới tên Nam Triệu (Nam Chiếu) của Triệu Ông LýLạc Dương thời Chu Thục trở thành Giao Chỉ với thủ phủ ở Long Biên. 

Tới thời Đường, Lạc Điêu ngự sử Cao Biền được cử sang An Nam bình định Nam Chiếu. Chữ “Lạc Điêu” thực ra là Lạc Diên mới đúng, là đọc chệch của từ Lạc Dương. Cao Biền đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi vùng đất Lạc Dương, xây thành Đại La.

Hội đình Kim Lan

Câu đối ở đình Kim Lan, thờ Cao Vương Biền:

Châu lĩnh ngật đồi ba, Hồng Lạc sơn hà lưu thắng tích 

Nhị hà bồi xuân sắc, Thăng Long cố chỉ ánh Đại La.

Dịch nghĩa:

Đất ngọc sóng vờn vun, non nước Lạc Hồng lưu thắng tích

Sông Nhị đắp xuân sắc, nền cổ Thăng Long sáng Đại La.

Dòng dõi Lạc Vương, Lạc Hầu, Lạc Tướngsau khởi nghĩa Trưng Vương còn chưa dứt, bởi tới khi chúa Nguyễn Hoàng dựng nghiệp, Gia Long, Minh Mệnh lập lại đế quốc Đại Nam thì vẫn nhận mình là dòng dõi Hùng Vương, như được ghi trong Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả.Chúa Nguyễn Hoàng nay được thờ là ông Hoàng Mười với sự tích cho rằng là con của Vua cha Bát Hải giáng thế. Vua cha Bát Hải là Lạc Long Quân nên sự tích này ý chỉ họ Nguyễn là dòng dõi của Lạc triều xưa.

Trang ngọc phả đề Hùng Vương năm 32

Nhà thờ họ Nguyễn ở Kẻ Xốm (Vân Nội, Phú Lương, Thanh Oai), nơi lưu giữ Cổ Lôi ngọc phả truyền thư và Bách Việt triệu tổ cổ lục, luôn coi mình là dòng dõi Kinh Dương Vương. Đình Bình Đà thờ thủy tổ Lạc Long Quân với bức giá tượng cổ Hùng Vương Sơn Nguyên Thánh Tổ. Khu vực Thanh Oai này cũng là “quê mẹ” Bồng Lai của hoàng tử Linh Lang, tức là Lạc Long Quân trong truyền thuyết. Như thế 2 cuốn phả tộc họ Nguyễn trên thực chất là ghi chép lịch sử người Việt từ góc độ của dòng Lạc theo cha, khác với những truyền thuyết chép từ góc độ của dòng lên núi theo mẹ Âu Cơ nước Văn Lang xưa.

Có thể họ Nguyễn = Nguyên, là số 1, chỉ phương Nam xưa trong Hà thư, hành Thủy. Tức là Nguyễn cũng tương đương với Lạc.

Cấm cung đình nội Bình Đà

Lịch sử hơn 4.000 năm, từ khi Lạc tộc khai phá phương Nam, Lạc Long Quân mở nước về miền biển Đông, Thục Vương dời đô về Lạc ấp, Tần Vương thống nhất Âu Lạc, Triệu Vũ Đế khởi binh, Trưng Vương nêu cao ngọn cờ Lạc Hùng chính thống, Cao Vương xây thành Đại La, cho tới các vua Nguyễn hưng thịnh nước Đại Nam. Dòng máu Lạc Hồng chưa hề ngừng chảy trong con tim mỗi người dân Việt.

Thời đại Hùng Vương qua các mốc phát triển lịch sử và phả hệ

Bằng cách đối chiếu các ngọc phả Hùng Vương, các thần tích trong các di tích thờ Hùng Vương được lưu giữ đến nay với những thư tịch lịch sử của Việt Nam và Trung Hoa, thời đại Hùng Vương có thể được chia thành 4 thời kỳ phát triển gồm 18 đời (triều đại) Hùng Vương như trong sơ đồ sau.

Thời thủ lĩnh cộng đồng

Mốc lịch sử đầu tiên của người Việt được đánh dấu bằng Đế Minh, cháu ba đời Viêm Đế Thần Nông. Vị vua Hùng đầu tiên, đứng đầu 18 đời Hùng Vương là Đế Minh, được các nơi thờ dưới tên Đột Ngột Cao Sơn, hay tên đầy đủ như trong Ngọc phả đền Vân Luông là Thánh tổ Hùng Vương Nam Thiên thượng thánh Tiền hoàng đế khai quốc hồng đồ Đột Ngột Cao Sơn cổ Việt Hùng thị nhất thập bát thế thánh vương. Từ “đột ngột” hiểu nôm na là “bất ngờ xuất hiện”, cũng nghĩa là trước đó chưa có ai, chỉ vị vua đầu tiên. Rõ ràng chỉ có Đế Minh mới thích hợp ở vị trí “tiền hoàng đế khai quốc” này.

Ngọc phả đền Vân Luông còn cho biết: Đế Minh chính thống vạn bang chư hầu thiên hạĐế Minh như thế là người đã khai mở toàn thiên hạ, ngang với thời “Hoàng Đế mở muôn nước“, tức là cách đây khoảng 5.000 năm. Bắt đầu từ Đế Minh xã hội Việt đã có vua, có thủ lĩnh cộng đồng. Tên gọi cho thời kỳ này là kỷ Hồng Bàng Thị. Tên gọi trong các thần tích là “Sơn triều”. Tên nước là Xích Quỷ.

Hùng Vũ Vương Đế Minh là thế hệ ba đời từ Thần Nông, ban đầu đóng kinh đô ở Ngàn Hống (Nghệ Tĩnh), sau đi tuần thú ở phương Nam (xưa), kết hợp với dòng Tiên tộc của bà Vụ Tiên (Tây Thiên Quốc mẫu) mà khởi đầu vùng đất phương Nam ở dãy núi Nghĩa Lĩnh. Đế Nghi nối ngôi Đế Minh cai quản 2 vùng đất Bắc và Nam với kinh đô ở Ngàn Hống và Nghĩa Lĩnh. Để chọn người kế vị cho mình, Đế Nghi đã gả 2 công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung cho Lộc Tục, thuộc dòng Lạc tộc (Tiên tộc) ở núi Lịch. Lộc Tục có công khai phá đất phương Nam từ dạy dân cày cấy, săn bắn, làm đồ gốm sứ… Ba vị vua Hùng đầu tiên là Đế Minh, Đế Nghi và Lộc Tục trở thành ba vị Hùng Vương Thánh Tổ, được thờ tại đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh và nhiều nơi khác của vùng Đất Tổ.

Trong giai đoạn mở sử của Hùng Vương Thánh Tổ Sơn triều gồm những đời Hùng Vương sau:

1.   Hùng Vũ Vương

2.  Hùng Hy Vương

3.  Hùng Anh Vương (Hùng Hi Vương)

Thời chế độ thị tộc phụ đạo

Sau Đế Minh, mặc dù đã có thủ lĩnh của cộng đồng thiên hạ vạn bang nhưng chế độ vẫn đang là truyền hiền. Cụ thể là chuyện 2 vị công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung được gả cho Sơn Tinh, dẫn đến vị hiền tế phò mã này được tiếp ngôi chính thống. Những dấu vết khác của thời kỳ truyền hiền còn thấy ở Phú Thọ như lầu kén rể bên bến Việt Trì, hay tục rước chúa gái của 2 làng Vi Trẹo dưới chân núi Hùng.

Nối tiếp công lao mở Nam bang của Lộc Tục là Tản Viên Sơn Thánh hay Kinh Dương Vương, người đã đại thành trong công cuộc trị thủy ở cửa Long Môn trên sông Đà. Tản Viên Kinh Dương Vương kết hôn với mẫu Thần Long của miền Động Đình ven biển, hợp nhất các tộc người của 4 phương thời lập quốc.

Thời kỳ truyền hiền kết thúc bởi sự kiện Lạc Long Quân kế vị Kinh Dương Vương, đời đời cha truyền con nối, gọi là phụ đạo. Chế độ thế tập xuất hiện ở thời điểm này cách nay khoảng 4.000 năm. Đây chính là mốc lịch sử trước đây thường được nhắc tới, gắn liền với tên tuổi của “cha” Lạc Long Quân. Tên gọi thời kỳ này là Việt Thường. Trong các thần tích thời này gọi là “Kinh triều” hay “Lạc triều”.

Dưới thời Lạc triều, người Việt theo Vua cha Lạc Long Quân mở nước về phía Đông Bắc, tiến lên khai phá các đồng bằng ven biển Đông. Trong thời gian này xảy ra sự kiện Chử Đồng Tử, một chư hầu của Lạc triều đã tiếm ngôi, chiếm đoạt ngôi báu dưới hình ảnh của công chúa Tiên Dung. Lạc triều trung hưng ở miền đất Nam Giao từ Hùng Uy Vương Hoằng Hải Lang. Rồi tới thời Hùng Huy Vương lại tiếp tục di dân, mở mang bờ cõi, vượt sông Trường Giang tiến lên phía Bắc. Tới thời Hùng Duệ Vương, triều đại cuối của Lạc triều, thì lãnh thổ Việt Thường về phía Bắc đã vượt qua cả Hoàng Hà.

Các đời Hùng Vương thời kỳ Kinh triều Thị tộc phụ đạo gồm:

4.  Hùng Việt Vương (Hùng Dương Vương)

5.  Hùng Hoa Vương (Hùng Diệp Vương)

6.  Hùng Uy Vương

7.  Hùng Huy Vương

8.  Hùng Duệ Vương (Hùng Tuyền Vương)

Thời chế độ phong kiến phân quyền

Thời kỳ bộ lạc thế tập, gọi vua là cha, kéo khá dài như chuyện nàng Âu Cơ mang nặng đẻ đau sinh ra bào ngọc trăm trứng… Cuộc chiến Hùng – Thục nổ ra được ghi lại trong các bản ngọc phả thần tích ở Việt Nam là lúc dòng Thục theo mẹ Âu Cơ nổi lên, thay thế cho dòng Hùng (Lạc) theo cha, mà đánh dấu bởi sự kiện Âu Cơ về đất Phong Châu lập nước Văn Lang.

Đến khi Hùng Quốc Vương, người con trưởng đích trong trăm trai, với kỳ công hiệu triệu chư hầu, tiêu diệt nhà Ân Thương (Lạc triều), thì xã hội Việt tiến thêm một bước quan trọng.

Ngọc phả Hùng Vương kể: Thái tử là Hùng Quốc vương đứng đầu trăm anh em tôn thừa nghiệp lớn… Bấy giờ Vua truy ơn các bậc thánh trước, bèn thực hiện việc chia đất phân cõi, lập các bộ Sơn tinh Thuỷ tinh, định làm các tộc, đổi làm trăm họ, đặt ra chức vụ trăm quan, phong tên cho trăm thần, phân chia đầu núi góc biển, hùng cứ mỗi phương. 

Bắt đầu từ Hùng Quốc Vương bờ cõi đất đai trong thiên hạ được chia phân thành các chư hầu phiên dậu bình phong. Mỗi chư hầu có người chủ trì gọi là “phụ đạo” và chức chư hầu này được thế tập nối nhau. Vua xưng là thiên tử. Đặt ra lễ chễ trăm quan. Nhân dân được định tộc họ. Những vị tiên tổ có công lao được phong làm thần mà thờ phụng.

Đây cũng là thời điểm đời Hùng thứ 6 với vị Lang Liêu, người có công hoàn tác Dịch học âm dương vuông tròn, khai mở lễ tiết (Tết). Truyện Bánh chưng bánh dày kể rõ, Lang Liêu nối ngôi đã phân chia cho các anh em làm phiên dậu bình phong…

Bản chất là xã hội Việt lúc này bước sang chế độ phong tước kiến địa hay chế độ phong kiến điển hình. Vua Hùng đứng đầu Bách Việt (là tổ của Bách Việt), vì mỗi “Việt” là một chư hầu trong thiên hạ họ Hùng. Thời điểm của mốc lịch sử này được ghi nhận sau khi Hùng Vương thứ 6 đánh thắng giặc Ân, tức vào quãng hơn 3.000 năm trước. Tên gọi đất nước của Lang Liêu thì như đã rõ, là Văn Lang. Thần tích kể thời kỳ này là “Thục triều”.

Những câu chuyện chính của Thục triều đã được ghi trong Truyện Rùa Vàng của Lĩnh Nam chích quái, từ việc Thục Vương thay thế Hùng Vương (Thục triều thay thế Lạc triều), An Dương Vương dời đô về Cổ Loa, rồi kết thúc bởi cuộc chiến với họ Triệu qua câu chuyện bi thương Mị Châu – Trọng Thủy.

Thời kỳ Trị bình Kiến phu (trị nước bình thiên hạ, kiến lập chư hầu) của Thục triều gồm các đời Hùng Vương sau.

9.     Hùng Chiêu Vương (Hùng Hiền Vương)

10.   Hùng Quốc Vương (Hùng Ninh vương, Hùng Vĩ Vương)

11.   Hùng Tạo Vương

12.   Hùng Nghị Vương

Thời chế độ phong kiến tập quyền

Mô hình Thiên tử – Chư hầu, vua Hùng – Bách Việt kéo dài qua các thời kỳ thịnh rồi suy, dẫn tới xung đột khốc liệt giữa các chư hầu. Để rồi nổi lên 1 chư hầu lớn thôn tính toàn bộ các chư hầu khác là Thục An Dương Vương như trong truyền thuyết Chín chúa tranh vua của người Tày. Vị vua đã thống nhất các nước chư hầu đến từ phía Tây – Thục này chính là nhà Tần. Truyền thuyết chép vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán.

Tuy nhiên, với sự tàn ác của Tần đế, truyền thuyết Việt không chấp nhận vai trò thống nhất thiên hạ của nhà Thục. Người được coi người khởi thủy nước Nam lại là Vũ Đế Triệu Đà. Xét kỹ thì với vai trò là bố của Trọng Thủy, Triệu Đà cũng chính là vua Tần, người đã diệt con cháu hậu duệ của Hùng Quốc Vương Lang Liêu.

Mặt khác, Triệu Đà thứ hai là người Tuấn kiệt đã lãnh đạo dân Việt kháng Tần thắng lợi, lập nên một triều đại Nam Việt thống nhất. Chế độ quận huyện từ trung ương xuống địa phương được áp dụng trên toàn lãnh thổ. Xã hội Việt bước vào giai đoạn quốc gia thống nhất.

Thời điểm cho mốc thống nhất toàn lãnh thổ hay phong kiến tập quyền này rơi vào quãng năm 256 TCN (thời điểm Tần diệt Chu) hoặc 207 TCN (thời điểm Triệu Vũ Đế diệt Tần), tức là cách nay trên 2.200 năm.

Thời kỳ quốc gia thống nhất bao gồm các đời Hùng Vương sau:

13.   Hùng Định Vương

14.   Hùng Trịnh Vương (Hùng Trinh Vương)

15.   Hùng Triệu Vương (Hùng Triêu Vương)

Ngoài ra còn 3 đời Hùng Vương kế tiếp, không được ghi trong ngọc phả, nhưng được bổ sung từ các truyền thuyết và di tích đối với thời Tiền Lý Nam Đế và Trưng Vương (vẫn là dòng Lạc Hùng chính thống).

16.   Hùng Hiếu Vương

17.   Hùng Trưng Vương

18.   Hùng Tân Vương

Từ thời điểm này xã hội người Việt đã thống nhất chế độ, thống nhất lãnh thổ nên lịch sử Việt chấm dứt thời Hùng Vương dựng nước, bước sang thời kỳ con cháu “giữ lấy nước”. Hơn 3.000 năm dựng nước đầy gian nan, từng bước, từng bước một cha ông đổ mồ hôi nước mắt mới có được những thành tựu to lớn để lại cho con cháu. Đọc lại Ngọc phả Hùng Vương xin chớ quên câu Uống nước nhớ nguồn

Theo Batviet

NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...