Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên

 Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên là vị Chầu Bà đầu tiên trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu, trước Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Chầu là vị thánh thuộc về Thiên Phủ.

"Biết ra thời nhẹ như tên
Nếu mà ko biết như thuyền bỏ neo
Quở cho trăm chứng hiểm nghèo
Chầu Quế trong triều giá ngự Đồi Ngang
"
―Chầu văn Chầu Đệ Nhất

Tương truyền Chầu Đệ Nhất có tên là Quế Hoa, nhưng cần lưu ý rằng Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên không phải Chầu Quế Hoa hầu bên cạnh Mẫu Liễu Hạnh.

Thần tích

Nữ tướng của Hai Bà Trưng

Chầu Đệ Nhất (tên Quế Hoa) và Chầu Cửu (tên Quỳnh Hoa) là nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà sinh ra ở đất Hà Giang. Khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến đường cùng, hai bà quay về quê nhà và tuẫn tiết ở Sông Lô.

Giáng sinh thời nhà Lê

Chầu Đệ nhất còn một giáng sinh nữa vào thời Lê Thánh Tông. Có viên quan Trần Vĩ, tuổi già thoái quan, lui về Nghi Tàm dạy học. Một đêm khi đang ngồi bên hồ ngắm trăng thì tự nhiên ngủ. Trong giấc mơ ông thấy Thiên đế cho ông được một người con gái. Khi tỉnh giấc, thấy lạ, về nhà nghe tin người vợ lớn tuổi vừa đậu thai. Sinh ra người con gái đúng như trong mộng. Ông mới đặt tên con gái là Quỳnh Hoa.

Lớn lên, nữ trung Nghiêu Thuấn được gả cho Liễu Nghi, tri phủ Hà Trung (Thanh Hoá). Khi Chiêm Thành lấn lướt sang bờ cõi nước ta, hai vợ chồng Liễu Nghi cùng nhau xông pha trận mạc. Thắng trận vua phong cho Liễu Nghi là Đô Đài Ngự Sử và bà là Quỳnh Hoa Phu Nhân.

Sau khi chồng mất, Quỳnh Hoa xin về Nghi Tàm. Vốn có tài trồng dâu nuôi tằm, bà về dạy dỗ dân chúng ở khu vực đó, hưng công nghề nghiệp, làm một vùng phú thịnh. Dân chúng trong vùng không ai không biết ơn. Sau khi bà hoá, vua phong là Quỳnh Hoa Công Chúa, nhân dân hơn 60 làng thờ làm Thành hoàng và còn tôn xưng là bà Chúa nghề tằm.

Nghi thức hầu đồng

Chầu ít khi ngự đồng (đây cũng là đặc điểm chung của các vị thánh trên hàng Thượng Thiên). Chỉ khi nào có tiệc khai đàn mở phủ, mà người ra trình đồng có toà lễ Tứ Phủ Chầu Bà Sơn Trang thì thường thỉnh Chầu về chứng toà đàn màu đỏ (gồm hình Chúa (Chầu), đôi cô hầu cận cầm quạt, mười hai cô nàng, động chúa, thuyền thoi…)[1]

Trang phục và phụ kiện

Khi ngự đồng thì Chầu thường mặc áo màu đỏ thêu phượng, choàng khăn hồng. 


Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên


Đền Cô Tiên, Sầm Sơn, Thanh Hoá. NAG Quỳnh Nguyễn.

Hán tự

_第一天仙

Nguồn gốc

- Hóa thân của Mẫu Đệ Nhất
- Tiên nữ chốn Thiên cung, con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế

Phủ/ nơi cai quản

Thiên Phủ [天府]

Lĩnh vực chính

- Cai quản Thượng Thiên
- Nắm giữ sổ Tam Tòa
- Bà Chúa của nghề chăn tằm dệt vải

Danh hiệu

Sắc phong

Dưới đây là những sắc phong cho công chúa Khúc Thị Ngọc, được xem là một trong những hóa thân của Chầu Đệ Nhất:

- Khúc Thị Ngọc công phu nhân chi thần (vua Thành Thái)
- Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Khúc Thị Ngọc Công Phu Nhân Tôn Thần (vua Duy Tân)
-Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Khúc Thị Ngọc Công Phu Nhân Tôn Thần, Hộ Quốc Tý Dân (vua Nguyễn Hoằng Tôn)

Danh hiệu

- Chầu Đệ Nhất
-Bà Chúa nghề tằm

Đền thờ

Địa điểm

- Các nơi có đền thờ Mẫu Đệ Nhất
- Đền Rồng, huyện Hà Trung, Thanh Hóa
- Lăng Chầu Bà Đệ Nhất, thôn Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội

Trang phục

Màu sắc

đỏ, hồng

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị Chầu Bà thứ hai trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu, sau Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên, trước Chầu Đệ Tam Thoải Phủ. Bà là người hầu cận Mẫu Thượng Ngàn, hoặc thường được xem là hóa thân của Mẫu.

Thần tích

Tương truyền Chầu là con vua Đế Thích trên thiên đình, cai quản sơn lâm thượng ngàn, quyền hành khắp 81 cửa ngàn đất Việt. 

Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, Chầu là vị có quyền hành tối cao của tòa Sơn Trang. Có thể nói gần như là vị có quyền cao nhất hàng Chầu, chỉ sau Chầu Đệ Nhất. Bà là hình mẫu của dân ta trên cõi thượng ngàn. Quyền của Chầu cai quản 36 động Sơn trang. Đất được sắc phong là Đông Cuông, Tuần Quán, Bảo Lạc, Hà Giang, Tuyên Quang[1].

Chầu Đệ Nhị được xem là hóa thân của Mẫu Thượng Ngàn, nên có rất nhiều thần tích của Chầu đều đồng nhất với thần tích về Mẫu.

Theo Bách Thần Lục[2]

Theo Bách Thần Lục, thần tích của Chầu Đệ Nhị đồng nhất với thần tích của Mẫu Thượng Ngàn ở vùng Bắc Lệ, Lạng Sơn. Đó chính là La Bình Công Chúa, con gái của Sơn Tinh, cai quản 81 cửa rừng ở cõi Nam Giao.

Theo Bách Thần Lục[2]

Theo Bách Thần Lục, thần tích của Chầu Đệ Nhị đồng nhất với thần tích của Mẫu Thượng Ngàn ở vùng Bắc Lệ, Lạng Sơn. Đó chính là La Bình Công Chúa, con gái của Sơn Tinh, cai quản 81 cửa rừng ở cõi Nam Giao.

Thần tích của dòng mo họ Hà[3]

"Thần tích của dòng mo họ Hà coi việc giữ đền và tế tự chép: Đông Quang Công Chúa (Chầu Đệ Nhị), tên húy là Lê thị Kiểm. Bà là vợ ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cai quản vùng Đông Cuông và ngoại vi. Ông Thiên, hậu duệ của Hà Đặc, Hà Bống (trại chủ Quy Hóa) hy sinh trong chiến tranh chống quân Nguyên.

Ông bà sinh hạ được một con trai. Khi ông tạ thế, bà Kiểm và con trai ở lại Đông Cuông. Bà giúp dân lập ấp, dạy dân bách nghệ, chữa bệnh cứu đời. Khi tạ thế bà thường hiển linh giúp dân và những người thuyền chài lái buôn ngược xuôi sông Thao gặp hoạn nạn.

Dân lập miếu thờ ông bên Ghềnh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ hai mẹ con bà bên tả ngạn, đối diện với miếu."



Ghi chép của Lê Quý Đôn[4]

"Trong Kiến Văn Tiểu Lục, quyển X, mục "Linh tích" thời Hậu Lê, cụ Lê Quý Đôn viết:

"Văn Châu, một người thuyền hộ xã Kính Chủ, huyện Thanh Ba (nay thuộc địa phận Lâm Thao - Phú Thọ) là học trò Hiệu như Nguyễn Đình Kính. Giữa niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1729) đi buôn ở Đông Quang (nay thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái). Bến sông này có miếu thờ Đông Quang Công Chúa vẫn nổi tiếng anh linh. Tục truyền Công CHúa là vợ Đại vương miếu Ngọc Tháp, huyện Sơn Vi (sau đổi là huyện Lâm Thao). Một hôm trời đã tối, Văn Châu thấy một người từ trong miếu Đông Quang đi ra đến chỗ thuyền đỗ, gọi tên mình và bảo rằng: "Khi thuyền nhà ngươi trở về qua miếu Ngọc Tháp, phiền nhà ngươi nói giúp là kính tạ Đại vương, Chúa bà đã sinh con trai rồi, gửi lời về báo để Đại vương biết." Nói xong liền biến mất. Đường thủy mà thuyền buồm đi từ Đông Quang đến Ngọc Tháp phải ba, bốn ngày, thế mà ngày hôm ấy, Văn Châu bắt đầu đi từ sáng sớm mà đến giờ Thân đã tới Ngọc Tháp (chỗ này núi đá mọc nhô ra bến sông như hình ruột ốc, miếu ở trên núi, bên cạnh miếu có chùa Lăng Nghiêm). Văn Châu theo lời thầy dặn, đứng ở đầu thuyền nói lại rồi đi.""

Nghi thức hầu đồng

Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị chầu hay giáng đồng nhất trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Từ đồng tân đến đồng cựu ai cũng thỉnh chầu về ngự, để ban tài tiếp lộc Sơn lâm, Sơn trang.

Khi ngự về, Chầu "khai quang và làm lễ bằng quạt múa song đăng, múa mồi, chứng vàng thoi núi, múa tay tiên... Ngài ngự đồng hiến thanh thủy hoặc chứng hoa quả lương thực lễ vật và ban phát cho bách gia."

Chầu Đệ Nhị thường hay ngự về trong các đàn mở phủ để chứng đàn Sơn Trang (kể cả với người không mở đủ bốn tòa sơn trang mà chỉ mở một tòa xanh). Ngoài ra khi đồng tân lính mới vào hầu, cũng thường thỉnh Chầu về để sang khăn cho đồng mới.

Đặc biệt, khi Chầu Đệ Nhị ngự đồng vào dịp lễ tiệc (đặc biệt là lễ Thượng Nguyên) trong năm, thì thường có nghi thức gọi là “trình giầu” (tức "trình trầu").

Khi Chầu về ngự đồng, những con nhang đệ tử nào có căn số, đã lập bát hương bản mệnh, sẽ ngồi giữa chiếu ngự, phủ khăn đỏ và trên đầu đội mâm giầu trình (gồm cau, lá trầu, vỏ thuốc, thuốc lào, thuốc lá…). Khi đó người ngồi đội giầu phải đặt lên mâm giầu trình 13.000 (thông thường là thế, có nơi thì là 15.000) dâng lên Chúa Sơn Trang và 12 cô tiên nàng hầu cận. Lúc đó Chầu sẽ cầm bó mồi (hoặc hương đã đốt cháy) khai cuông, chứng mâm giầu rồi xin tiền đài. Nếu được nhất âm nhất dương (có một đồng tiền sấp, một đồng tiền ngửa) nghĩa là Phật Thánh đã chứng cho người ngồi đội trầu đó. Rồi người đội giầu lễ tạ và đi ra để cho người khác vào tiếp tục.[5]

Trang phục và phụ kiện

- Áo người dân tộc màu xanh (xanh lam hay xanh lá cây)

- Đầu đội khăn buồm màu xanh

- Cổ đeo kiềng bạc, hoa tai

- Đai thắt màu xanh, dao quay, túi vóc

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn



Tranh dân gian Chầu Đệ Nhị

Nguồn gốc

- Hóa thân của Mẫu Thượng Ngàn
- Tiên nữ chốn Thiên cung, con vua Đế Thích

Ngày khánh tiệc

- AL 02/11 (ngày Mão đầu tiên của năm)

Phủ/ nơi cai quản

Nhạc Phủ [岳府]

Lĩnh vực chính

- Cai quản sơn lâm, thượng ngàn. Thay Mẫu quản cai 36 động sơn trang, 81 cửa ngàn ở Việt Nam.

Danh hiệu

Danh hiệu

- Chầu Thượng Ngàn

Đền thờ

Địa điểm

- Các nơi có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn
- Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, Yên Bái

Trang phục

Màu sắc

xanh lá

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Chầu Đệ Tam Thoải Phủ

“Hội đồng ba phủ nghiêm quân
Đệ Tam Chầu Thoải thanh tân hay là
Tóc mây rẽ mái mượt mà
Lưng ong mắt phượng da ngà điểm trang”

Chầu Đệ Tam Thoải Phủ  hay còn gọi ngắn gọn là Chầu Đệ Tam là vị Chầu Bà thứ ba trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, đứng sau Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn, trước Chầu Đệ Tứ Khâm Sai.

Chầu Đệ Tam là ai?

Tương truyền, Chầu Đệ Tam là Thủy Tinh Tiên Nữ tôn xưng là Lân Nữ Công Chúa, là con vua Thủy Tề dưới chốn Long Cung. Quyền cai coi giữ các tiên nữ chốn Thủy Phủ. Lại có tích nói rằng, Chầu Đệ Tam là con gái của Lạc Long Quân, danh hiệu Thủy Tinh Động Đình Ngọc Nữ Tam Giang Công Chúa, nhưng truyền thuyết này không được lưu truyền rộng rãi. Thực tế thì người ta vẫn công nhận Chầu Đệ Tam là con Vua Long Vương Bát Hải Động Đình hơn.

Ngoài ra, nhiều vùng còn quan niệm rằng Chầu Đệ Tam là hóa thân của Mẫu Đệ Tam, là người hầu cận bên Mẫu Thoải, nên một số vùng miền xem Chầu là hóa thân của Mẫu Đệ Tam. Tuy nhiên, điều này là không hợp lý do Mẫu Đệ Tam và Chầu Đệ Tam không phải cùng một vị.

Thần tích Chầu Đệ Tam

Chầu Đệ Tam là một thiên thần, chầu không giáng trần, không phải nhân thần vì vậy thần tích về Chầu Đệ Tam không rõ ràng và không có một ghi chép cụ thể nào cả. Lại nghe rằng Chầu vốn nghiêm nghị, hách danh, thập phần công chính; chứ không phải lúc nào cũng vui tươi, rộn rã.

Đền thờ Chầu Đệ Tam ở đâu ?

Chầu Đệ Tam thường được thờ tại các cửa sông cửa biển, nơi có đền thờ Mẫu Thoải. Trong đó, đền Hàn Sơn ( xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) là ngôi đền thờ Chầu Đệ Tam nổi tiếng nhất.

Tại Phủ Dầy cũng có thờ tự Chầu Đệ Tam trong ban thờ Tứ phủ Chầu Bà.

Tiệc Chầu Đệ Tam vào ngày nào?

Ngày chính tiệc Chầu Đệ Tam tại đền Hàn Sơn là vào ngày 12/6 âm lịch.

Chầu Đệ Tam

Hình tượng Chầu Đệ Tam và đền Hàn Sơn (Thanh Hóa)

Căn Chầu Đệ Tam khi hầu đồng

Chầu Đệ Tam thường ít khi giáng ngự về đồng nhất, hoặc khi chầu ngự về ở các ngôi đền thờ các vị thánh Thoải Phủ, hoặc tại chính đền thờ Mẫu Thoải.  Các thanh đồng có căn Chầu Đệ Tam khi loan giá thường mặc trang phục áo màu trắng, đầu đội khăn trắng, cầm quạt trắng khai quang. Khi hát văn các cung văn vẫn thường sử dụng bản văn của Mẫu Thoải để dâng văn chầu. Có ý kiến cho rằng không nên như vậy, thay vào đó phải sử dụng bản văn riêng của Chầu.

Bản văn Chầu Đệ Tam

Khi hầu giá Chầu Đệ Tam, các cung văn thường dâng văn trích đoạn từ văn Mẫu Thoải ngoài ra còn có các bản văn sau:

Bản số 1

Chúa từ buổi giãi dầu sương tuyết
Đày non xanh bóng nguyệt hắt hiu
Thẩn thơ nắng sớm mưa chiều
Tiếng chim khắc khoải như khêu mạch sầu

Tưởng nông nỗi dòng châu lã chã
Trách ai làm hai ngả chia li
Từ nay mỗi độ xuân về
Cầu ô lỡ nhịp sông khuya vắng thuyền

Bứt dứt nhẽ thung huyên nghĩa cả
Tấm thân này có sá chi đâu
Lẽ nào nát ngọc trẩm châu
Vùi hoa dập liễu bởi câu tam tòng

Xót vì nỗi má hồng bội bạc
Âu cũng đành bèo dạt mây trôi
Sức này há kể chi ai
Lòng trinh chuyển động đất trời chứng minh

Bản số 2

Xuân qua ba tiết tháng hè
Thu rồi đông đến mây che thanh nhàn
Mừng giầu mừng thịnh mừng sang
Phú lại mừng quý quan sang mừng giầu

Làm tôi Chầu độ sống lâu
Phơ phơ tóc bạc trên đầu bằng bông
Trứng rồng lại nở ra rồng
Hạt thông lại nẩy chồi thông rườm rà

Bốn phương phẳng lặng can qua
Dân an quốc thái xướng ca chơi bời
Quân thần phải đạo chúa tôi
Trên thuận lòng trời dưới thuận long dân

Hội đồng ba phủ nghiêm quân
Đệ tam chầu thoải thanh tân hay là
Tóc mây rẽ mái mượt mà
Lưng ong mắt phượng da ngà điểm trang

Tay đàn tang tính tình tang
Miệng cười hoa nở ai đang hầu Chầu
Muôn dân thiên hạ cúi đầu
Quyền Chầu cai quản bộ hầu nàng tiên

Rong chơi cửa phủ cửa đền
Vâng lệnh Mẫu truyền giáng phúc trừ tai
Ơn trên tiếp lộc ban tài
Độ cho già trẻ gái trai yên lành

Khi vui trống phách rập rình
Đỉnh đang thơ phú tính tình giao ca
Thơ thơ phú phú ngâm nga
Cung năm dịp bẩy cung ba dịp mười

Thơ dâng đã bốn câu rồi
Lạy bà bảo hộ tiểu tôi an lành
Chậu nước trong xin bà tẩy điện
Vuông nhiều điều còn vẹn liêm phong

Xin bà đại xá cho đồng
Kẻo còn nhầm lỗi kẻo còn dại ngây
Chúa tiên khéo miệng khéo tay
Miệng thời tấu đối tay may vóc rồng

Xách đầy theo Mẫu vô cung
Dệt tấm vóc rồng tiến đức vua cha
Lộc tài Chầu mới ban ra
Bổng lộc cho lắm lại nhiều hơn xưa

Đồng con hương khói phụng thờ
Ba mươi mồng một mười tư hôm rằm
Chữ rằng Thánh giáng lưu ân
Chầu bà ban lộc thiên xuân thọ trường.

 

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Chầu Đệ tứ Khâm Sai

Chầu Đệ Tứ khâm sai hay còn gọi là Chầu bà Đệ tứ khâm sai Quyền cai tứ phủ là vị thánh chầu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam tứ phủ của người Việt.

Là thánh chầu đứng thứ tư trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Chầu vốn là Bồng Lai Tiên Nữ trên thiên cung, giáng sinh xuống đất An Thái trấn Sơn Nam, nay là thôn Tiên Hương xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, hầu cận kề bên Thánh Mẫu thần chủ.

Chính cung thờ Chầu bà Đệ tứ khâm sai tại đền thờ Chầu tại Phủ Dầy Nam Định

Gặp buổi giặc giã hoành hành, Chầu Đệ tứ xông pha ra trận trở thành vị nữ tướng, vốn tính khảng khái chính trực, nếu có kẻ nào làm sai phép quân lệnh là “tiền trảm hậu tấu”, lập nhiều công lao giúp vua dẹp giặc và trấn giữ ở miền Hà Trung, Thanh Hóa nên được sắc phong là Chiêu Dung Công Chúa. Sau khi trở lại Thiên đình, chầu lại được Thánh Mẫu giao quyền khâm sai Tứ Phủ (từ Thủy Phủ cho tới Thiên phủ), biên chép sổ Thiên Đình, quyền cai bản mệnh các thanh đồng (là nhưng người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu), trực tiếp giữ sổ Tứ Phủ, coi kho ngân xuyến. Lúc thanh nhàn, chầu truyền các nàng tiên vân du, dạo cảnh  khắp chốn, từ miền quê  ra tới kinh kỳ, nên hát văn về Chầu Đệ  tứ có đoạn kể rằng:

“Quê hương An Thái xã danh Có Chầu Đệ Tứ hách danh phàm trần Ra uy sát quỷ trừ tà Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng Khâm sai đệ tứ tuỳ tòng Chiêu Dung công chúa ngự đồng cứu dân”

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai khi về ngự đồng như nào?

Chầu Đệ Tứ khi về ngự đồng vào dịp khai đàn mở phủ trong trang phục áo màu vàng, cầm quạt khai cuông rồi thường múa kiếm hoặc khai cờ lệnh, cũng có nơi hầu Chầu về múa quạt, múa mồi hoặc chỉ khai cuông rồi an tọa tùy tập tục từng nơi.

Thanh đồng Kim Huệ thủ nhang phủ Chính Tiên Hương hầu giá Chầu Bà Đệ Tứ

Đền thờ Chầu Đệ Tứ Khâm Sai ở đâu?

Đền thờ Chầu Đệ Tứ cũng được lập ở nhiều nơi nhưng Phủ Dầy là chính cung, đền chầu Đệ Tứ nằm trong quần thể Phủ Dầy là chính thờ, hầu cận kề bên thánh Mẫu (cách chừng 1 km từ Phủ Chính Tiên Hương).Chầu Đệ Tứ Khâm SaiNgoài ra còn Đền Cây Thị – Đền Chầu Đệ Tứ thuộc huyện Hà Trung, Thanh Hóa tương truyền là nơi chầu ra trận dẹp giặc và ngoài ra ở Hà Nội còn có  Đền Duyên Trường – Đền Chầu.

Tiệc chầu Đệ Tứ Khâm Sai vào ngày nào ?

Chính tiệc của Chầu Đệ Tứ Khâm Sai là vào ngày 14/3 âm lịch.

Văn Chầu Đệ Tứ Khâm Sai

Đấng Nam thiên nữ trang Nghiêu Thuấn

Đất Sơn Nam có đấng trâm anh

Quý hương An Thái xã danh

Có chầu đệ tứ hách danh còn truyền

Điều thời phụng sắc Hoàng thiên

Ngự đồng ánh bóng khắp miền gần xa

Ra uy sát quỷ trừ tà

Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng

Khâm sai tứ phủ tuỳ tòng

Chiêu Dung công chú ngự đồng cứu dân

Trong nghĩa thân ngoài thời nghĩa dưỡng

Nương uy trời độ lượng bao dung

Mặt hoa tươi tốt má hồng

Gồm lo tứ đức tam tòng vẻ vang

Mày ngài tóc phượng vấn vương

Lưng ong má phấn xem càng tốt tươi

Miệng chầu cười trăm hoa đua nở

Đáng lên tài tiên nữ bống lai

Vào tâu ra rộng khoan thai

Đã trong hiển ứng lại ngoài tối linh

Chốn thiên đình ca ngâm chầu chực

Các bộ nàng tiên nữ dâng hoa

Chầu thôi lại trở ra về

Khi ra Thiên Bản lúc về Đồi Ngang

Miếu giữa đường gia ban sắc chỉ

Bốn chữ vàng chính khí nghiêm trang

Lân vờn phượng múa nhà vàng

Thị tòng bộ chúng các nàng đôi bên

Có phen lên thanh sơn tú thuỷ

Hoá phép mầu lục trí thần thông

Quản cai tam phủ công đồng

Quyền chầu coi sóc đền rồng vào ra

Sổ tam toà chép biên sau truớc

Lại sửa sang gương lược trầu cau

Dù ai tiếp cũng khẩn cầu

Quyền chầu ra rộng vào tâu thông hành

Lên thiên đình ngự về thuỷ phủ

Tiến văn chầu kích cổ tam không

Mời chầu trắc giáng điện trung

Hay còn nam bắc tây đông chốn nào

Trên thiên tào còn đang tra sổ

Hay chầu còn đổi số cho ai

Có phen chơi cảnh bồng lai

Hay về An Thái là nơi quê nhà

Có phen ra kinh đô thành thị

Vào kính thiên toạ vị hồng lâu

Rong chơi năm cửa nhà lầu

Hay chơi Phố Mới,cầu Châu,cầu Rền

Lên trên đến Cầu Đông,cầu Giác

Trở ra về Hàng Bạc, Hàng Ngang

Hàng Buồm chầu lại dạo sang

Mã Mây,Phố Mới,Hàng Đường,Đồng Xuân

Dạo chơi khắp hết xa gần

Hàng Đồng,Hàng Thiếc,Hàng Cân,Hàng Đào

Chợ huyện,Chùa Tháp,Đình Ngang

Cấm chỉ,đền Cờn các vạn dưới sông

Có phen chầu ngự thuyền rồng

Qua hồ Trúc Bạch lại dong Tây Hồ

Lệnh truyền tiên nữ chèo đua

Qua đền Trấn Võ lên chùa Huyền Thiên

Vực Kim Ngưu có đền An Thái

Cảnh hội đồng có dải Tô giang

Thiên Tích chầu lại dạo sang

Sai các tiên nàng chầu chực dâng hoa

Phút thôi chầu chở ra về

Ngự trong bản điện sớm khuya hội đồng

Có phen chầu ngự đường trong

Dạo khắp phủ tía lầu hồng vào ra

Có phen chơi Đồi Ngang,Phố Cát

Đứng nhởn nhơ bóng mát cây cao

Nghệ An chầu lại từng vào

Dạo chơi các chốn lầu cao Kinh Thành

Có phen chầu chực tỉnh Thanh

Sòng Sơn Ba Dội tập tành vui chơi

Thường vãng lai bán hàng chiều khách

Thấy ai là ngang ngược ra tay

Mặc ai phù phép tìm thầy

Thành tâm lễ bái chầu dày lại tha

Lòng kính chúc hương hoa tịnh thuỷ

Hoá phép màu lục trí thần thông

Kiêm tri tam phủ công đồng

Tốc lai giáng hạ từ trung thay là


NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...