Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Sự tích Cô Bé Thoải Phủ

Mỗi dịp tết đầu năm, người người nhà nhà đều gác lại công việc bận rộn để quây quần bên gia đình, ôn lại chuyện năm cũ và hướng đến một năm mới tốt đẹp hơn. Trong không khí vui tươi và tràn đầy niềm tin, hi vọng ấy, người ta cũng không quên đi lễ chùa, lễ phủ để cầu mong những điều may mắn sẽ đến với bản thân và gia đình trong tương lai.

Và nếu ai đó thường xuyên đi lễ, tin tưởng vào thế giới tâm linh hẳn đã nhiều lần nghe đến tên Cô Bé Thoải Phủ. Vậy thực tế Cô Bé Thoải Phủ là ai, đi lễ đền cô ở đâu?..v..v.. Sau đây xin mời các bạn cùng đi tìm hiểu để biết thêm nhiều điều về vị thánh này.

Sự tích Cô Bé Thoải Phủ là ai?

+ Trong dân gian, có nhiều sự tích lưu truyền về Cô Bé Thoải, tuy nhiên, cho đến nay, thân thế của cô vẫn chưa được sáng tỏ, và việc cô hiển linh ở đâu, giúp dân như thế nào vẫn còn là một câu chuyện mơ hồ. Vì thế mà những sự tích về cô lưu truyền trong nhân gian có nhiều dị bản.

+ Hiện nay, người ta biết đến Cô Bé Thoải Phủ là một trong trong những vị tiên trong đạo mẫu. Cô xếp hàng thứ 10 trong Tứ Phủ Thánh Cô. Nơi cô cư ngụ là tòa Sơn Trang ở dưới chân thoải cung.

+ Những người đã từng thấy cô hiển linh và được cô cứu vớt đều kể lại rằng, cô là một người vừa có tài lại vừa có sắc. Nét đẹp của cô dịu dàng, kiêu sa và cao quý, đúng khí chất của một nàng tiên. Đồng thời cô là người học rộng hiểu nhiều, kiến thức sâu rộng, uyên bác, trên trời dưới đất không gì không thấu, không một vật gì có thể che được mắt cô.

Đặc biệt, Cô Bé Thoải Cung là người có quyền năng vô thượng. Cô có thể hô mưa gọi gió, có thể cải tử hoàn sinh, cũng có thể biến hóa ra bất kỳ sự vật, hiện tượng nào theo ý muốn. Vì vậy, những sự tích lưu truyền về cô đều chung quan điểm rằng, cô đã từng nhiều lần hiển linh trừ gian diệt ác, cứu khổ cứu nạn và ban phát tài lộc cho nhân dân, giúp dân chúng nhiều vùng có được cuộc sống ấm no, thái bình.

Căn Cô Bé Thoải cung là gì? 

+ Theo tâm linh, căn là linh hồn, là tính cách trời sinh của mỗi con người. Những người có căn Cô Bé Thoải Phủ là những người có tính cách giống với cô. Tương truyền đây là những người kiếp trước tu thân tích đức tốt để lại phúc cho kiếp này, đồng thời là những người ở kiếp trước được Cô hiển linh giúp đỡ vượt qua khó khăn, hoạn nạn nên nguyện ở lại hầu hạ bên cô.

Trong kiếp này, họ tiếp tục được đầu thai làm người và là hình chiếu của cô ở nhân gian, đèn nhang hầu hạ cô và thay cô tích đức tích thiện.

+ Theo đó, những người mang căn Cô Bé Thoải Phủ thường có tính cách giống như một đứa trẻ. Họ thường vô lo vô nghĩ, sống cuộc sống hưởng thụ, tự do tự tại và vui vẻ.

Ta hiếm khi thấy những người mang căn số này ưu phiền, u sầu hay lo lắng khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Những người này thường có tính cách tinh nghịch, hiếu động và nhí nhảnh giống như một cô bé mới lớn chưa biết đến lo âu, sóng gió của cuộc đời.

+ Những người mang trong mình căn Cô Bé Thoải Phủ thường rất có hậu. Do trong kiếp trước tu thân tích đức, đồng thời được cô phù hộ độ trì nên trong kiếp này, họ thường có được nhiều tài lộc và bình an. Những người này nếu được cô cho ăn lộc Thánh sẽ phất lên rất nhanh.

Nếu lựa chọn làm ăn kinh doanh, họ sẽ nhanh chóng có được giàu sang phú quý. Nếu lựa chọn con đường học hành thi cử để thăng quan tiến chức, con đường này sẽ rất hanh thông, họ sẽ nhanh chóng có được quyền lực và địa vị xã hội. Bên cạnh đó, những người này sẽ có được một gia đình hạnh phúc viên mãn.

Dâng lễ Cô Bé Thoải Phủ để cầu gì? 

+ Trong đời sống tâm linh, người ta nhắc đến Cô Bé Thoải Phủ là một trong những vị thánh linh nghiệm thiêng nhất. Vì thế mà cứ đến ngày rằm mồng một hay những ngày đầu năm mới, khách thập phương lại dồn về đến thờ cô, dâng hương để cầu khấn nhiều điều.

+ Những người đi lễ Cô Bé Thoải đều nói rằng, cầu Cô là cầu được ước thấy và cô sẵn sàng phù hộ cho mọi điều mà người ta cầu khấn, miễn là thành tâm và những điều cầu khấn ấy không đi ngược lại luân thường đạo lý, kỷ cương phép tắc của đạo mẫu.

+ Theo đó, người ta dâng lễ Cô để cầu phúc lộc và bình an trong cuộc sống. Những ai làm ăn buôn bán có thể đến lễ Cô để cầu cho mua may bán đắt, nhanh chóng ăn nên làm ra, công việc kinh doanh được mở rộng hay ít nhất là tránh thua lỗ trong làm ăn.

Lại có những người đi lễ Cô để cầu được thăng quan phát tài, có được quyền cao chức trọng hay đơn giản hơn là học hành tấn tới, đỗ đạt thành tài, sự nghiệp hanh thông.

Những ai ốm đau bệnh tật cũng có thể đến cầu Cô ban cho sức khỏe để nhanh chóng khỏi ốm, không bị bệnh tật giày vò. Gia đình nào lục đục cũng có thể đến cầu Cô ban cho sự bình yên và hạnh phúc.

Dâng lễ Cô Bé Thoải Phủ cần chuẩn bị những gì? 

Để việc dâng lễ và cầu khấn trước đền thờ Cô được linh kiện nhất, du khách cần thành tâm chuẩn bị đầy đủ những vật sau:

Trước hết là hoa quả tươi. Những loại hoa quả này phải đảm bảo đẹp, lịch sự, không bị thối giữa và không được có mùi khó chịu. Hoa nên sử dụng là hoa cúc, hoa hồng, hoa lay ơn, hoa mẫu đơn,… trong khi quả nên được bày trí thành một mâm ngũ quả.

Sau nữa là một đĩa trầu cau. Để đĩa trầu cau được đẹp và lịch sự, bạn nên têm chúng theo hình cánh phượng.

Bên cạnh đó cũng không được thiếu mâm xôi thịt hoặc mâm xôi con gà.

Ngoài ra bạn cũng phải lưu ý chuẩn bị đầy đủ rượu trắng tinh khiết, thẻ hương và tiền vàng để dâng lên Cô sau khi làm lễ. Điều quan trọng nhất là không được quên sớ ghi danh để Cô hiển linh và phù hộ đúng người.

Cuối cùng, theo kinh nghiệm của nhiều người từng đi lễ Cô Bé Thoải Phủ, mâm lễ dâng lên cô không được thiếu oản. Oản này nên được làm từ gạo nếp ngon không pha tạp và phải có màu trắng. Oản nên trang trí tỉ mỉ, tinh tế để làm cô vừa lòng. Theo đó, oản này nên được trang trí của họa tiết hoa lá, vảy rồng lông phượng ở xung quanh.

Dâng lễ Cô cần lưu ý thêm gì? 

Khi dâng lễ Cô, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật trên, bạn không nên quên tham khảo một vài bài khấn Cô Bé Thoải Phủ để việc cầu khấn của bạn được trôi chảy và có linh nhất.

Khi khấn đền cô, phải ăn mặc chỉnh tề, kín đáo, lịch sự. Phải giữ cử chỉ, lời nói đoan chính văn minh và chỉ được phép cầu khấn những điều không trái với luân thường đạo lý.


Vị trí Đền Cô Bé Thoải Phủ ở đâu? 

Trong dân gian hiện nay có nhiều câu chuyện mơ hồ về những nơi thờ cúng cô trên khắp cả nước. Tuy nhiên, những câu chuyện này đa phần huyễn hoặc, không đúng với sự thật.

Đền thờ Cô Bé Thoải Cung hiện nay được nhiều người biết đến nhất vẫn là đền Bơ Bông ở Hà Trung – Hà Sơn – Thanh Hóa. Đền này cách Hà Nội khoảng 150km theo đường cao tốc  Bắc Nam và cách khoảng 200km nếu di chuyển theo hướng Quốc Lộ 1A. Từ Hà Nội, du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy để đến nơi đây với thời gian di chuyển là từ 3,5 đến 5,5 tiếng.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Sự tích Quan Hoàng Chín

Sự tích Quan Hoàng Chín Cờn Môn và đền thờ quan

Quan Hoàng Chín Cờn Môn hay còn gọi là Ông Chín Cờn, ngài là con đức Vua Cha Bát Hải. Là vị thánh hoàng thứ chín trong hàng Thập vị Thánh Hoàng. Ngài đứng trước Quan Hoàng Mười và đứng sau Quan Hoàng Tám Bát Nùng. Cuộc đời và sự nghiệp của ngài gắn liền với địa danh cửa Cờn (Nghệ An), cũng chính vì thế nhân dân còn gọi là Ông Cờn Môn nổi danh thanh liêm, cứu dân, giúp nước và luôn trợ người hữu duyên.

Hương một triện lòng thành dâng tiến
Cung thỉnh mời Ông Chín Cờn Môn
Khâm thừa thượng đế chí tôn
Sai Quan Hoàng Chín Cờn Môn giáng trần

Ông Chín Cờn Môn

Sự tích Quan Hoàng Chín Cờn Môn

Lưu truyền rằng lúc sinh thời, ngài sống ở Nghệ An, lúc bấy giờ là thời Lý và đi thi nhiều lần nhưng không đỗ đạt. Sau đó, ông xuống tóc và ra cửa biển Cờn lập am miếu tu trì cứu vớt người đi biển. Đồng thời, đây cũng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của tàu thuyền qua lại. Tôn truyền, ông là người vớt và chôn cất cẩn thận thân y Thái Tử Nam Tống trong trận đánh với quân Nguyên. Có tài liệu cho rằng, ngài cứu sống ba mẹ con Mẫu Cờn (Thái Hậu Dương Quý Phi). Khi đó, nếu nộp họ cho quan thì sẽ phải làm nô tì, còn để họ lang thang vất vưởng ngoài kia thì sẽ gặp đau khổ. Chi bằng tục huyền lấy họ để nương tựa lẫn nhau nhưng ngài lại bị cự tuyệt, buồn chán dẫn đến quyên sinh.  Sau khi ngài hóa, Mẫu đọc di thư ngài để lại và hiểu rõ được sự việc nên quyết định ra biển Cờn thác hóa. Hai người con cũng theo mẹ ra biển và cũng hóa tại đây. (Cũng có tài liệu ghi chép rằng vào thời nhà Tống, khi quân Tống suy yếu trước quân Nguyên, Thái hậu Dương Quý Phi cùng ba công chúa chạy ra biển, chợt bão nổi bị chết đuối, xác trôi dạt vào cửa Cờn và được lập đền thờ). Sau sự việc này, thuyền bè qua lại qua cửa Cờn đều được chở che, bình an vượt qua sóng bão. Nhân dân địa phương nhận thấy sự anh linh này, liền lập đền thờ 3 mẹ con Mẫu ở lạch Cờn và Hoàng đế Tống Đế Bính ở trên đỉnh núi, đền thờ ông Hoàng Chín ở ngoài biển, tất cả đều được phối hương linh vị ở đền Cờn. Nhân dân gọi ông là ông Chín đền Cờn.

 

Thần tích khác về Quan Hoàng Chín Cờn Môn

Theo sách Ô Châu Cận Lục (NXB Chính Trị Quốc Gia) thì sự tích về Quan Hoàng Chín Cờn Môn được ghi chép như sau:

“Vào đời vua Hùng thứ 13, Hoàng hậu chỉ sinh hai công chúa chứ chưa có hoàng tử nối ngôi. Quần thần thấy Vua đã già mà chưa có người nối ngôi, bèn tâu hãy lập con trai của thứ phi làm thái tử. Vua đáp “Trẫm vừa nghe hậu nói có thai ,vậy hãy đợi xem sao“. Thứ phi nghe vậy sợ rằng con mình không được lập, âm mưu mua chuộc bà đỡ nhờ bà giết con trai của Hoàng Hậu nếu được sinh ra. Bà đỡ trả lời: “Nghề của tôi là cứu người chứ sao lại giết? Nay tôi có mẹo khác làm đứa bé thành ái nam ái nữ, tất nó không được lập“. Đến kỳ hoàng hậu khai hoa, bà đỡ lén lấy lá trong rừng xoa vào bộ phận sinh dục đứa bé. Nhà Vua tuần thú trở về hỏi hậu sinh trai hay gái ? Kẻ tả hữu đáp: “Sinh trai, nhưng chỗ âm dương không đầy đủ“. Hậu nghe được liền nói: “Ta vốn sinh trai, hình hài rõ ràng, nay lại không đủ, tất là do âm mưu của thứ phi“. Từ đó hậu trở nên cau có gắt gỏng. Vua nổi giận hạ lệnh đẩy mẹ con Hoàng Hậu ra ngoài đảo xa, đến cửa Cờn thì mất.

Ngư dân ngủ đêm ở đấy được thần báo mộng rằng “Ta là vua nước Nam, bị kẻ khác rắp tâm hãm hại. Thượng đế thương mẹ con ta nên đã phong làm thần rồi“.

Dân chài khấn rằng “Như thần có linh thiêng, xin phù hộ cho đánh được nhiều cá, chúng tôi sẽ lập đền thờ“.

Quả như lời, ngư dân liền lập đền thờ. Đền rất linh hiển.

Theo tác giả Tuấn Anh đăng trên trang hatvan.vn: Căn cứ bài thơ đêm ngày 04/12 năm Quý Tỵ ngài đã giáng âm cho Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng Con người, ngài muốn người đời khi đến khấn ngài thi khấn là THÁI TỬ TRẤN CỬA BIỂN CỜN MÔN. Ngài chính là Hoàng Thái Tử, con vua Hùng thứ 13 bị đầy ra biển Cờn Môn cùng với hai mị nương và Hoàng Hậu tức mẹ của ngài.

Như vậy, theo thần tích này đền Quan Hoàng Chín có từ rất xa xưa, thậm chí hàng ngàn năm trước.

Đền thờ Quan Hoàng Chín Cờn Môn

Đền chính thờ Quan Hoàng Chín tọa lạc ngoài cửa biển, nay là đường ra bãi tắm Quỳnh Phương thuộc phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An. Nơi này còn có tên gọi là đền Cờn ngoài, còn đền Cờn trong thờ Tứ Vị Vua Bà.  Trong đền Cờn Ngoài, ngay phía cung chính giữa thờ Quan Hoàng Chín và Quan Hoàng Mười.

Quan Hoàng Chín Ông Chín Cờn

Cung chính thờ Quan Hoàng Chín Cờn Môn và Quan Hoàng Mười.

Hai bên tả hữu là cung thờ Quan Nam Tào, Quan Bắc Đẩu; hai đầu hồi là cung thờ Cậu bé, Cô bé bản đền. Tới gian thứ hai là cung thờ Ngũ Vị Tôn Quan. Đến gian thứ ba thờ Vua Tống Đế Bính và 3 tướng của ông là: Lục Tú Phu, Lương Thế Kiệt và Văn Thiên Tường

Ngoài đền Cờn, Quan Hoàng Chín Cờn Môn còn được phối thờ tại đền Mẫu Thoải ở Long Biên, Hà Nội cùng với Công Đồng Tứ Phủ, Tứ Vị Vua Bà, Đức Thánh Trần.

Bản văn Quan Hoàn Chín Cờn Môn

Hương một triện lòng thành kính tiến
Cung thỉnh mời Hoàng Chín Cờn Môn
Cửu trùng ngọc bệ chí tôn
Khâm sai Hoàng Chín Cờn Môn giáng trần.
Trên chín bệ cao thâm võng cực
Dưới bách thần mộ đức kinh luân
Cù lao chín chữ quần thần
Sinh Ông Hoàng Chín võ văn toàn tài.
Văn thơ phú so tài Đỗ – Lý
Võ lược thao cái thế Tôn Ngô
Cung tên bẩm trí giang hồ
Tuổi vừa đôi chín đăng khoa Triều đình.
Nỗi bất bình nhân dân cơ cực
Quyết vì đời ra sức lược thao
Chinh y đã nhuộm máu đào
Mười hai cửa bể sớm chiều xông pha.
Cửa Cờn Môn dựng toà soái lĩnh
Lệnh Hoàng truyền nghiêm chỉnh ba quân
Một lòng vì nước vì dân
Trấn an cửa bể dẹp quân bạo cường.
Quyết mở đường dân an quốc thái
Dựng cơ đồ vạn đại dân sinh
Cho dân được hưởng phúc an lành
Nêu cao khí tiết oai linh để đời.
Nước dẫu cạn công người không cạn
Đá dẫu mòn gương sáng còn soi
Bể Nam thơm mãi muôn đời
Cửa Cờn rộng mở cứu người hữu nhân.
Ngẫm cơ tạo xoay vần sống thác
Tóc xanh rồi đầu bạc sớm mai
Ngẫm câu sinh hóa ở đời
Sinh sao cho đáng nên người mới sinh.
Phật hữu tình từ bi tế độ
Quyết lánh đường có có không không
Dẫu rằng thiên tứ đỉnh chung
Thác rồi không lại hoàn không đó mà.
Chữ tu tỉnh gương nga vằng vặc
Bóng soi người hữu đức hữu nhân
Hay gì đạo tặc tham sân
Nhuộm thơ tam nghiệp nghĩa nhân không còn.
Đức nhân sánh càn khôn vũ trụ
Công ơn người muôn thủa không phai
Nhớ ngày mùng chín, tháng hai
Là ngày sinh Thánh ra đời cứu dân.
Tiết trùng cửu quy thần hạc lánh
Nhớ ơn Người dâng kính hương hoa
Rượu quỳnh rót chén đồ tô
Chúc Hoàng muôn tuổi họa thơ mấy vần.

Văn Quan Hoàng Chín đề thơ

Bút pháp tinh anh tửu nhập thần
Hoa khai quả kết vạn gia xuân
Tay tiên đề bút an Thiên hạ
Trăm họ âu ca cổ Thánh thần.
“Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính thủy vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh
Giao vọng Nam thiên ức cố nhân”.
Ngồi tựa khe suối gẩy cung đàn
Chạnh lòng nhớ tới ban tri loan
Tâm thơ Đỗ Phủ hồn theo gió
Gửi khách Tương Như khúc phượng hoàng.
Thế sự cuộc cờ bày lại xóa
Nhân tình cạn chén mượn hơi men
Hỡi ai! Rượu sớm trà chưa tỉnh
Nặng gánh gươm đàn nợ nước non.
Non sông ghi nhớ người anh kiệt
Cờn hải long lanh nước sóng vàng
Chín bệ có hay lòng sắt đá
Ba ngôi đâu tá tiết chiêu dương.
Soi gươm kim cổ lòng man mác
Phú quý vinh hoa giấc mộng vàng.

Quan Hoàng Chín đề thơ

 

Hầu giá Quan Hoàng Chín Cờn Môn

Quan Hoàng Chín Cờn Môn thường rất ít khi ngự đồng, thường chỉ có người ăn lộc Hoàng và sát căn duyên hoặc về đền thỉnh ngài thì ngài mới se loan giá ngự. Khi ngự đồng ngài thường mặc áo the màu đen, đầu đội khăn xếp đen kiểu cách giống thầy đồ xưa. Sau khai quang tấu hương, ngài thong dong đề thơ mạn cảnh, viết chữ và ban phát tài lộc, tọa nghe văn và xe giá.

Quan Hoàng Chín - Ông Cờn Môn

Ông Chín Cờn Môn

Một số hình ảnh Ông Chín Cờn loan giá ngự đồng

ông chín cờn môn

 

Tuy nhiên, khi hầu giá Quan Hoàng Chín tại đền Sòng Sơn thì lại bắt buộc mặc áo đỏ the hồng, đầu đội khăn xếp đỏ. Lý do giải thích có việc này được hiểu là Ngài đang theo hầu Mẫu Sòng Sơn tại cung cấm nên phải mặc áo the đỏ để ra mắt Mẫu. Khi đó, người ta cũng gọi ngài với danh Ông Hoàng Chín Sòng Sơn.

Khánh tiệc ông Chín Cờn Môn

Ngày tiệc ông Chín Cờn Môn vào ngày 9 tháng 9 âm lịch

 

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Ban công đồng là gì? Ban công đồng gồm những vị nào?

Ban thờ Công Đồng hay điện thờ Tam Tứ Phủ là nơi thờ cúng Thần Phật, 4 vị vua cha, tam tòa Thánh Mẫu, các vị trong cộng đồng Tam Tứ Phủ.

Khi đi lễ tại các đền phủ ta thường thấy ban công đồng là ban chính và to nhất. Vậy ban công đồng là gì, Ban công đồng thờ những vị nào? Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu nhé.

1. Ban công đồng là gì?

Ban công đồng là điện thờ tam phủ, tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam.

  • Tam phủ gồm các vị: Quan âm bồ tát, Tam vị vua cha, Tam tòa thánh mẫu.
  • Tứ phủ gồm các vị: Quan âm Bồ Tát, Tứ vị Vua Cha, Tam tòa Thánh Mẫu, Ngũ vị Tôn Quan, Tứ phủ Thánh Chầu, Tứ phủ Thánh Hoàng, Tứ phủ Thánh Cô.

Vua Cha Bát Hải Động Đình tức Đấng A-di-đà hay danh trong Đạo Giáo là Nguyên Thủy Thiên Tôn hay Thái Cực. Ngài là Khối Sáng nơi phát xuất ra tất cả Đại Linh Quang và tất cả anh linh thấp cao bản thể của tế bào đến cây cỏ sinh vật.

Tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế thì Thượng Đế chỉ có một chính là Ngài còn Ngọc Hoàng thì có nhiều như từ Lưỡng Quảng đến đỉnh Hoành Sơn có Ngọc Hoàng là Mẫu Mẹ Âu Cơ, từ Mũi Cà Mau đến đỉnh Đèo Ngang có Ngọc Hoàng là Bà Chúa Ngọc. Mảnh đất Trung Hoa có Ngọc Hoàng là Bảo Linh Thiên Tôn. Trong mỗi vùng đất Ngọc Hoàng có thể là một Đấng Khởi Thủy trong Đại Đỉnh Thập Tuyệt Chân Linh (Nhị Bộ Lưỡng Nghi) hay những Đại Sứ Giả từ Thượng Đế gửi xuống sau 10 vị này.


Tượng Nam Tào thờ những Đấng Tối Cao ngự tại chòm sao nam tào

Tượng Bắc Đẩu thờ những Đấng Tối Cao ngự tại chòm sao bắc đẩu.

2. Ban công đồng gồm những vị nào?

Ban thờ Công Đồng hay điện thờ Tam Tứ Phủ là nơi thờ cúng Thần Phật, 4 vị vua cha, tam tòa Thánh Mẫu, các vị trong cộng đồng Tam Tứ Phủ.

2.1 Hàng thứ nhất: 

Trên cùng là đức quán thế âm bồ tát, ngài đại diện cho Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật.. làm đại diện.

2.2 Hàng thứ hai: 4 vị vua cha gồm

  • Vua cha Thiên phủ (Ngọc hoàng thượng đế) có quyền hạn lớn nhất lục giới; cai quản toàn bộ lục giới: Nhân – Thần – Ma – Yêu – Quỷ – Tiên. Trong Đạo Mẫu Việt Nam Ngọc hoàng được gọi là Vua cha ngọc hoàng (là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh).
  • Vua cha Bát hải động đình Vĩnh công đại vương.
  • Vua cha Nhạc phủ – Tản viên Sơn Thánh: Vua cha Nhạc phủ là một vị thần tối linh trong Tứ bất tử của Việt Nam. Đức Thánh Tản là cha của Mẫu Thượng Ngàn, tức La Bình Công Chúa. Trong tứ bất tử thì Tản viên Sơn thánh là vị đứng đầu, ngài còn được phong là Nam Thiên Thánh Tổ.
  • Vua cha Diêm Vương: Vua cha Diêm vương còn gọi là Địa phủ Thánh đế Thập điện Minh Vương tòa Chương Địa Phủ, là vị Vua cha gắn liền trong tín ngưỡng Tam tứ phủ, ngài cai quản miền đất.

(Ngoài nội dung đã ở trên xin bổ sung thêm một ý kiến khác để các bạn cùng hiểu thêm: Các vị vua cha chỉ gồm 3 vị: Vua cha Ngọc Hoàng cai quản thiên giới. Vua cha Bát Hải cai quản các công việc dương gian.

  • Vua cha Diêm Vương cai quản âm giới. Chính vì vậy mới có câu: Tam phủ Công Đồng. Nhạc phủ cũng được tính dưới quyền cai quản của vua Cha Bát Hải. Tản Viên Sơn Thánh nếu xét trong lịch sử thì Ngài không thể xếp ngang hàng với 3 vị vua cha kia được).

2.3 Hàng thứ ba: 

Là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).

2.4 Hàng thứ tư: 

Là ngũ vị tôn quan : Quan Đệ Nhất (áo đỏ), Quan Đệ Nhị (áo xanh), Quan Đệ Tam (áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)

2.5 Hàng thứ năm:

Là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất (áo đỏ), Chầu Đệ Nhị (áo xanh), Chầu Đệ Tam (áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục (phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé (phía ngoài cùng bên trái)

2.6 Hàng thứ sáu:

Là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả (áo đỏ), Hoàng Bơ (áo trắng), Hoàng Bảy (áo xanh lam đậm). Hoàng Mười (áo vàng)

2.7 Hàng thứ bảy:

Là tứ phủ thánh cô (bên trái) và tứ phủ thánh cậu (bên phải).

  • Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ (áo trắng), Cô Tư (áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn (áo chàm xanh).
  • Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả (áo đỏ), Cậu Bơ (áo trắng), Cậu Tư (áo vàng), và Cậu Bé (áo xanh).

Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối):

Thiên phủ (màu đỏ hoặc hồng)

Nhạc Phủ (màu xanh lá cây, xanh chàm..)

Thoải Phủ (màu trắng)

Địa Phủ (màu vàng).

Tín ngưỡng thờ Mẫu, tam tứ phủ là tín ngưỡng tôn thờ toàn vũ trụ (thiên địa thủy nhạc) có thờ cả nam thần – nữ thần, thiên thần – nhân thần, các vị hiển tích ở miền xuôi cũng như miền ngược… Cao hơn hết là Thánh Mẫu , người mẹ của tâm linh luôn có lòng bao dung độ lượng thương xót chúng sinh. Cửa Mẫu luôn rộng mở để chờ đón chúng ta, những khi vui hãy tìm đến Mẹ, lúc ta buồn hãy mở lòng tâm sự với Mẹ, Lúc khốn khó lại tìm đến mẹ để cầu xin mẹ che chở giúp đỡ chúng ta. Hãy an tâm trong cuộc sống bởi ta đã có mẹ, luôn có mẹ và mãi mãi có Mẹ. Mẹ là tất cả.

Mỗi người mỗi nước mỗi non
Đã về cửa mẹ như con một nhà…

3. Văn khấn lễ Ban Công Đồng

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế
Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu


Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
Con lạy Tứ phủ Khâm sai
Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử con là:……………………
Cùng đồng gia quyển đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại:……………………………….
Hôm nay là ngày….. tháng….. năm. Tín chủ con về đây……… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Quan Điều Thất

 

Quan Điều Thất

    Quan Điều Thất còn gọi là Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên. Quan lớn Điều Thất là một trong năm tướng tài của Vua Cha Bát Hải. Đền chính của Quan Điều Thất là Đền Quan Lớn Điều Thất thuộc Khu du lịch tâm linh Đền Đồng Bằng, nằm cách đền Đồng Bằng khoảng 500 m. 

Quan Lớn Đệ Thất

     

 Quan Điều Thất là ai

       Tương truyền Quan Điều Thất là một tướng của của Vua Cha Bát Hải Động Đình trong cuộc chiến chống quân Thục vào thời vua Hùng Vương. Sau này, các tướng của Vua Cha Bát Hải đều được coi là con của đức Vua Cha. Quan Điều Thất được coi là con trai thứ Bẩy của Ngài. Sau này về cõi âm ngài luôn kề cận bên đức vua cha. Quan Điều Thất chuyên lo sổ sách, kho tàng kinh thư nơi thủy cung. Vì thế Quan Điều Thất không giáng trần.
      Theo thần tích của đền Đồng Bằng thì có nói ngài về trời ngay sau khi thắng giặc. Còn về như thế nào thì không thấy nói rõ.
     Chuyện chống quân Thục là có thật nên có thể coi Đức Vua Cha và các tướng của Ngài đều là các nhân vật lịch sử có thật được thần thánh hóa. Câu chuyện lịch sử đã trên 2000 năm nên hầu như không còn nhiều tư liệu về Quan Điều Thất, Đức Vua cha và các tướng của Ngài.

     

Thần tích về Quan Điều Thất

     Khi Vĩnh Công (tức Vua Cha Bát Hải sau này) được Vua Hùng Vượng trọng dụng. Ngài có hứa sẽ triệu 2 em, tuyển 10 tướng trong vòng 10 ngày để chuẩn bị nghênh chiến với giặc Thục.
     Tương truyền  rằng ngay ngày tuyển mộ đầu tiên, Vĩnh công đã chọn được 3 tướng là Quan lớn Thượng (Quan Lớn Đệ Nhất, Quan Lớn Đệ Tam và Quan Lớn Đệ Tứ, nhưng đến trưa ngày thứ 10 theo hẹn, vẫn thiếu 1 tướng. Vĩnh công lập đàn cầu, trời điều Tam Thái Tử xuống đầu quân. Ngài giáng xuống Bảo Hà (Lào Cai). Tương truyền thấy 1 tiếng sét dữ dội tại đó, rồi một luồng hào quang bay về nơi Vĩnh công tuyển tướng,  tụ thành 1 chàng trai tuấn tú xin ứng tuyển, đó chính là Quan Điều Thất.

         Quan Điều Thất được thờ ở đâu

        Quan Điều Thất được thờ chính tại Đền Quan Điều Thất (còn gọi là Đền Công Đồng). Ngôi đền này chỉ nằm cách đền Đồng Bằng khoảng 500 m. Đây là ngôi đền ứng với việc Ngài hội quân theo Vua Cha Bát Hải. Và cũng chính nơi đây là nơi thăng hóa của Ngài, ngay sau khi cùng Vua Cha Bát Hải đánh đuổi xong giặc ngoại xâm.
       Nghe nói, Bảo Hà (Lào cai) cũng có một ngôi đền nhỏ thờ Quan Điều Thất. Ngoài ra, còn có một số đền phối thờ ông. Đền Bồng Lai Hòa Bình có một cung phối thờ Quan Lớn Điều Thất rất lớn.
     Quan Điều Thất ít khi về ngự đồng. Khi ngự đồng ông mặc áo đỏ, thêu rồng, làm lễ tấu hương và khai quang.

Văn chầu Quan Điều Thất

Trấn Nam thiên hải hà trung tú

Nổi dấu thiêng trong phủ Thái Ninh

Con vua Thuỷ Quốc Động Đình

Đào tiên Điều Thất anh linh khác thường

Bóng ông lớn anh linh tế độ

Tài lược thao văn vũ ai qua

Đêm ngày chầu chực vua cha

Sắc phong làm chúa quốc gia cầm quyền

Trước sân rồng ngôi cao lồ lộ

Vâng lệnh truyền tế độ muôn dân

Uy ra lẫm liệt như thần

Giang hà ngoại hải đội ân phục tòng

Bóng ông lớn thung dung khí tượng

Vẻ râu rồng mắt phượng ai đương

Thông minh chính trực uy cương

Trừ tà sát quỷ phép càng thần thông

Giá ngự đồng những người thanh quý

Tuyên văn chầu giáng khí anh linh

Có phen biến tướng hiện hình

Hô phong hoán vũ phép kinh ai tày

Có phen ngự Phủ Giày Thiên Bản

Vào quỳ tâu chính quán mẫu vương

Có phen chơi cảnh Đồi Ngang

Chầu đền thánh Mẫu Thượng Ngàn anh linh

Lên Thiên Đình chầu vua Thượng Đế

Lại về chầu Thuỷ Tế Long Cung

Thuyền rồng chèo quế buồm lan

Khi chơi nước nhược khi sang ngũ hồ

Có phen dạo kinh đô thành thị

Ngự lầu hồng phủ tía thảnh thơi

Có phen dạo khắp mọi nơi

Tiêu dao Tây Trúc thảnh thơi Phật tiền

Có phen ngự Tản Viên Tam Đảo

Hội quần tiên đàm đạo xướng ca

Cung đàn thánh thót thánh tha

Rượu tiên thơ thánh thần cơ đua tài

Quan về giáng phúc trừ tai

Khuông phù đệ tử xuân lai thọ trường.


Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Thủy Long Thánh Mẫu Phú Quốc



Thủy Long Thánh Mẫu hay thần nữ Kim Giao (không rõ năm sinh, năm mất); được xem là người có công khai phá huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Tương truyền, bà thuộc dòng dõi vua chúa Cao Miên (Campuchia ngày nay), do bị lật đổ nên bà đã trốn sang đảo Phú Quốc để sống. Tại đây, bà thiết lập một đồng cỏ rộng lớn cho đàn trâu mà bà mang theo, đồng thời tuyển mộ người đi khai khẩn đất đai để trồng trọt. Ngày nay, những cánh đồng trồng lúa ấy vẫn còn vết tích, mà dân địa phương gọi là đồng Bà. Trên đồng còn nhiều cột cây trai, vết tích của những chuồng trâu thuở nọ. Dọc theo sông Cửa Cạn còn một vũng nước sâu gọi là búng Dinh Bà. Cũng theo lời kể, thì đây là nơi bà lập dinh trại ngày xưa.

Có thuyết nói bà chết ở Cửa Cạn (Phú Quốc), sau đó vua Cao Miên cho đem hài cốt về cố quốc. Một thuyết khác lại cho rằng bà chết ở đảo Phú Dự[1]. Lại có thuyết nữa cho rằng, khi dòng họ bà khôi phục lại đế nghiệp, bà trở về Cao Miên. Truyền thuyết cũng kể rằng, bà đã từng cưu mang chúa Nguyễn Phúc Ánh trong những ngày lưu lạc trên đảo.

Người dân Phú Quốc rất tôn kính bà, coi bà như người tiên phong khai phá đảo, tôn bà là Thủy Long Thánh Mẫu. Hằng năm, dân chúng tổ chức lễ cúng tế bà vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Hiện nay, huyện đảo Phú Quốc có hai ngôi đền thờ bà, một ở xã Cửa Cạn, gọi là Dinh Bà Trong, một ở thị trấn Dương Đông, gọi là Dinh Bà Ngoài (ảnh).

Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu (gọi tắt là Dinh Bà) tọa lạc trên đường Võ Thị Sáu (gần Dinh Cậu). Không rõ năm dựng, chỉ biết lúc đầu được làm bằng cột trai, mái tranh vách ván. Do thời gian và chiến tranh tàn phá, dinh được trùng tu nhiều lần mới được đẹp đẽ và khang trang như ngày nay

Có thể vị thần này có liên quan đến tục thờ cúng Bà Thủy trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Thủy Đức Thánh Phi hay Thủy Long Nương Nương, Thủy Long Thần Nữ...(gọi tắt là Bà Thủy) là các tên gọi phổ biến của Bà. Trong quan niệm dân gian, Bà là nữ thần giếng, thần sông rạch, thần cù lao, thần hải đảo, tức vị thần cai quản vùng sông nước [2].

Đặc biệt, đối với các nghề liên quan đến sông nước và biển cả ở Nam Bộ, người ta thường vái van Bà Cậu để cầu mong độ trì qua cơn sóng gió. Vì thế mà người ta thường hay gọi dân làm nghề thương hồ hạ bạc là "dân Bà Cậu". Bà Cậu chính là Bà Thủy và hai người con trai: Cậu Tài và Cậu Quý.

Ngoài ra, trong dân gian cũng có quan niệm rằng Bà Thủy chính là hóa thân của Thiên Y A Na (hay là con của vị thần này). Trong văn bia của đại thần Phan Thanh Giản tại Tháp Po Nagar (Nha Trang), có đoạn kể về Thiên Y Ana đã hóa phép nổi sóng gió nhấn chìm thuyền của thái tử Trung Quốc, biến chiếc thuyền này thành tảng đá. Do đó, Thiên Y A Na và 2 người con của Bà (Cậu Tài, Cậu Quý) được xem là vị thần của sông biển, cù lao

Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu hay còn được biết đến với tên gọi khác là Dinh Bà. Nằm tại thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu
Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Phú Quốc

Trước đây ngôi chùa chỉ được xây dựng bằng những mái tranh vách ván rộng. Nhưng sau đó bị chiến tranh phá hủy. Kiến trúc hiện tại mà du khách được chiêm ngưỡng là được xây dựng cách đây không lâu. Dinh được thiết kế khang trang hơn, kiến trúc cũng độc đáo hơn, mời bạn tham khảo bài viết Cho Thuê Xe Du Lịch Phú Quốc để thêm hành trang cho chuyến đi sắp tới nhé.

Câu chuyện về Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Phú Quốc

Khi tham quan chùa, du khách sẽ có cơ hội được người dân kể lại cho nghe truyền thuyết về Thủy Long Thánh Mẫu được truyền từ đời này sang đời khác.

Thủy Long Thánh Mẫu thuộc dòng dõi vui chúa Cao Miên, sau khi vương triều bị lật đổ bà đã thoát thân sang đảo Phú Quốc để sinh sống. Để bắt đầu cuộc sống mới bà đã kiến tạo một đồng cỏ rộng lớn cho đàn trâu mà bà mang theo, sau đó tuyển mộ người để khai hoang đất đai trồng trọt. Du lịch Phú Quốc ngày nay du khách vẫn còn tìm thấy các dấu tích xưa để lại, nên người dân địa phương gọi là đồng Bà.

Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu
Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Phú Quốc

Cũng có truyền thuyết kể lại rằng bà chết ở Cửa Cạn – Phú Quốc. Sau đó vua Cao Miên cho người mang hài cốt của bà về cố quốc để chôn cất, Một số khác lại cho rằng bà chết ở đảo Phú Dự. Tương truyền kể lại, bà đã từng cưu mang chúa Nguyễn Phúc Ánh trong những ngày sống ẩn dật.

Lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu Phú Quốc

Hiện nay trên đảo Ngọc có hai ngôi đền thờ bờ. Một cái nằm ở xã Cửa Cạn gọi là Dinh Bà Trong. Cái còn lại nằm ở thị trấn Dương Đông gọi là Dinh Bà Ngoài.

Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu
Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Phú Quốc

Cũng như những đền chùa nổi tiếng khác ở Phú Quốc, Dinh Bà cũng là địa chỉ tổ chức nhiều lễ hội truyền thống đậm chất dân gian.  Vào ngày rằm tháng giêng âm lịch hàng năm, người dân lại tổ chức lễ cúng tế. Nếu muốn tìm hiểu văn hóa, truyền thống cũng như hòa mình vào không khí sôi động của lễ hội. Du khách nên lên lịch trình cụ thể để có thể tham gia lễ hội, Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên du khách sẽ có một chuyến du lịch Phú Quốc trọn vẹn niềm vui.

Bà Thiên Hậu

 Tham quan ngôi chùa Bà Thiên Hậu – Chốn linh thiêng giữa lòng Sài Gòn

Giữa nhịp sống đô thị Sài Gòn hiện đại và sôi nổi vẫn có những màu sắc truyền thống và vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa Bà Thiên Hậu. Ngôi chùa hơn 200 năm tuổi này là một chốn linh thiêng giữa đất Sài Gòn phồn hoa, nhắc nhở người ta tìm về chốn bình yên, thanh bình để cầu phước lành cho gia đình và những người yêu thương.

Xem thêm: Cẩm nang du lịch Sài Gòn từ A đến Z

Khám phá Chùa Bà Thiên Hậu ở Sài Gòn

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Địa chỉ ở 710 Nguyễn Trãi, Q.5, ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ 18 bởi những người Hoa. Đây là một nơi  linh thiêng bậc nhất bạn không thể bỏ lỡ khi đến với Sài Gòn. Mỗi dịp lễ Tết, người dân Sài Gòn thường ghé đến để thắp hương cầu năm mới bình an.

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Tên chính xác của nơi này là Thiên Hậu Miếu, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là miếu thờ bà Thiên Hậu. Tuy nhiên trong cách gọi của dân gian ở miền Nam nước ta, cứ nơi nào linh thiêng thì đều gọi là chùa. Vì thế người ta thường gọi là chùa Bà Thiên Hậu dù cách gọi này cũng không hẳn là đúng cho lắm.

Chùa Bà Thiên Hậu

Người dân đến cầu khấn (sưu tầm)

Người ta nói răng, Chùa Bà Thiên Hậu có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của cộng đồng người Hoa đang sinh sống ở Sài Gòn.Tồn tại đã 258 năm nhưng nó vẫn giữ được nét đặc trưng cho kiến trúc của người Hoa. Nhiều đường nét trạm trổ, điêu khắc, hiện vật còn giá vị lịch sử và mỹ thuật còn được lưu giữ lại. Chính điều đó đã khiến nơi đây càng thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Chùa Bà Thiên Hậu

Vẻ trầm mặc của ngôi chùa (sưu tầm)

Dù xung quanh có nhiều ngôi miếu, chùa khác nhưng nơi này luôn thu hút đông đảo người dân và du khách từ khắp nơi đổ về làm việc thiện. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm yêu thích của giới chụp ảnh để thực hiện những bộ ảnh Tết với chiếc áo dài truyền thống.

Nét đặc sắc trong kiến trúc của Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Nếu bạn đang muốn tìm một ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng Trung Hoa vưới phong cách kiến trúc Á Đông thuần khiết thì chắc chắn đây sẽ là lựa chọn hàng đầu rồi. Chùa được xây dựng theo lối tam quan cách điệu ở phần cửa chính đi vào và hai bên hông có thêm hai hành lang.

Chùa Bà Thiên Hậu

Cổng chùa (sưu tầm)

Chùa bà Thiên Hậu được chia làm ba nơi chính: Tiền điện, Trung điện và Chính điện với những gian thờ những vị thần linh trong lịch sử Trung Quốc. Chính điện là nơi thờ chính của Thiên Hậu Thánh Mẫu với tượng bà Thiên Mẫu được tạc từ khối gỗ nổi bật giữa không gian vô cùng tĩnh mịch, kì bí và linh thiêng. Tiền điện là nơi đặt miếu thờ của Phúc Đức Chánh thần (thần thổ địa – người cai quản đất đai của nhân dân) và Môn Quan Vương tả (thần giữ cửa). Cuối cùng là Trung điện với bộ lư cổ hơn 130 tuổi lâu đời nhất lịch sử với nhiều nhiều nét điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo.

Chùa Bà Thiên Hậu

Môn Quan Vương Tả (sưu tầm)

Chùa Bà Thiên Hậu

Phúc Đức Chánh Thần (sưu tầm)

Vừa bước vào phía cổng, du khách sẽ bị ấn tượng bởi vẻ trầm mặc của ngôi chùa. Mọi thứ đều được nhuốm màu thơi gian khiến cho không gian càng cô tịnh. Bước qua cánh cổng nhỏ sẽ lạc vào chốn huyền bí vừa bí ẩn nhưng cũng thật thân thuộc. Suốt chiều dọc ngôi chùa là phần kiến trúc chính, là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng. Ở giữa có một khoảng không như giếng trời vừa để lấy ánh sáng vừa để cho hương nhang theo đó bay lên cao. Hai bên lối đi cùng được phân cách để du khách di chuyển dễ hơn, đặc biệt là vào các ngày rằm.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Ở giữa chính điện là tượng bà Thiên Hậu đặt ở chính giữa. Xung quanh ánh sáng vàng – đỏ là chủ đạo cùng với bức gỗ màu đen, ánh nến lung linh càng huyễn hoặc người nhìn. Dù chỉ đến một lần, bạn cũng sẽ có ấn tượng sâu đậm không thể diễn tả bằng lời về cái vẻ huyền bí, u tịnh đó.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Phần mái cũng được trang trí bằng nhiều bức tượng đa dạng hình thù và kích thước. Dù vậy, tất cả đều hài hòa và đẹp mắt đến lạ. Nếu ngắm kỹ từng đường nét, bạn sẽ hiểu được thế nào là tinh tế là kỳ công. Từ đó thêm nể phục hơn tâm huyết và tài năng của họ.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Phần mái (sưu tầm)

Điểm nhấn của ngôi chùa Bà Thiên Hậu là những chiếc vòng nhan treo trên không độc đáo. Người viếng có thể mua vòng nhan, ghi lại những lời chúc hay tâm nguyện của mình lên giấy. Sau đó bạn treo lên cùng với nhan để cầu xin với bà Thiên Hậu.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Nhan ghi lời cầu nguyện (sưu tầm)

Thêm một điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa chính là toàn bộ vật liệu đều được nhập từ Trung Quốc. Từ những cây gỗ quý đến bát lưu hương, từ những bức phù điêu đến phần tượng nhỏ,…. Điều đó phần nào cho thấy chùa Bà Thiên Hậu hết sức quan trọng trong cuộc sống của người Hoa ở Sài Gòn.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu

Mỗi dịp Tết đến, các dịp lễ như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu hoặc vào các ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, người dân cũng như nhiều du lịch thường nô nức tới chùa Bà Thiên Hậu để cầu mong được phù hộ cho sự an lành, bình yên.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

Lễ hội luôn thu hút người dân và du khách đến tham dự (sưu tầm)

Có người đến cầu lộc, cầu duyên, cầu tài, cũng có người cầu bình an, cho một đời được an nhiên bên gia đình. Vì thế lư hương lúc nào cũng nghi ngút khói nhang. Người làm công quả cũng tất bật chẳng kém để lấy bớt phần nhang đã cháy nhiều, chừa chỗ cho người sau đến viếng. Nhang thơm tan vào hư không, thoảng trong gió, mang theo những ước nguyện từ tận đáy lòng.

Chùa Bà Thiên Hậu

Khói hương nghi ngút (sưu tầm)

Ngoài ra, ngày vía Bà Thiên Hậu được tổ chức vào 23 tháng 3 Âm lịch cũng là một sự kiện lớn được nhiều người dân tham gia. Trong ngày này, tượng Bà Thiên Mẫu được đặt trên một chiếc kiệu và được người dân rước đi xung quanh một vòng chùa. Cùng với nhiều hoạt động múa lân, biểu diễn nghệ thuật,… đã tạo nên một không gian lễ hội vô cùng sôi động vào náo nhiệt.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu

(sưu tầm)

Đến chùa Bà Thiên Hậu không chỉ để cầu mà còn là cơ hội để du khách tìm hiểu lịch sử vào kiến trúc và văn hóa của ngôi chùa cổ. Lòng dù chơi vơi ở đâu vẫn tìm được sự cân bằng và thanh thản mỗi khi ghé thăm chùa bà Thiên Hậu.

NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...