Thứ Hai, 4 tháng 2, 2019

Sự tích Cô Năm Suối Lân

Cô Năm Suối Lân là vị thánh Cô thứ năm thuộc hàng Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu, sau Cô Tư Địa Phủ và trước Cô Sáu Sơn Trang. Cô hầu cận Chầu Năm Suối Lân vì vậy tên của cô cũng được gọi theo địa danh Suối Lân tỉnh Lạng Sơn.

Cô Năm trên động Suối Lân
Xe loan thánh giá đằng vân ngự về
Chơi sơn khê ngàn xanh núi cấm
Ngự tính tình đàn đọc ca ngâm

 

Cô Năm Suối Lân


Sự tích Cô Năm Suối Lân

Cô Năm Suối Lân vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, theo lệnh vua cha Cô giáng trần là người thiếu nữ dân tộc Nùng ở trên xứ Lạng. Có tích lại kể rằng Cô Năm là người thị nữ thân cận bên Chầu Năm Suối Lân (lúc sinh thời khi Chầu còn là công chúa) nên Cô cũng được tôn hiệu là Cô Năm Suối Lân hay Cô Năm Sông Hoá. Sau này được sắc phong hiển thánh, Cô Năm vẫn được coi là tiên cô kề cận bên cửa Chầu Năm. Cô được coi là tiên cô trông giữ bản đền Suối Lân. Du khách hành hương đi chiêm bái trên đất Lạng đều phải qua bái yết cửa Chầu Năm và Cô Năm Suối Lân.

Dòng Suối Lân linh thiêng do Cô Năm cai quản bốn mùa trong xanh, nước thông về sông Hoá và xanh mát bốn mùa không bao giờ cạn. Giống như Chầu Năm, Cô Năm Suối Lân là vị Thánh Cô vô cùng anh linh nhưng cũng rất đành hanh. Nếu ai có bệnh tật đến xin nước suối cửa cô, uống vào sẽ thuyên giảm. Nhược bằng, người nào không biết mà xuống suối tắm hay rửa chân tay, làm ô uế dòng suối trong xanh của cô sẽ bị cô hành cho sốt nóng mê sảng. Nếu có kẻ nào báng nhạo, cô sẽ “xát lá han” làm người đó luôn ngứa ngáy khó chịu, rồi bị dẫn dắt lạc đường rừng lúc nào không hay.

Cô Năm Suối Lân


Hầu giá Cô Năm Suối Lân

Cô Năm Suối Lân là một trong những vị thánh Cô ít khi về ngự đồng. Thường chỉ những người nào có sát căn quả về cửa Cô hoặc khi về đền Suối Lân thì mới thấy thỉnh bóng Cô Năm ngự đồng. Cô thường ngự giá về lúc nửa đêm.

“Nửa đêm Cô mới hiện hình.
Suối Lân soi bóng tươi xinh dáng hình”
―Chầu văn Cô Năm Suối Lân.

Khi loan giá ngự đồng người ta thường mặc màu áo giống màu áo của Chầu Năm nhưng vạt ngắn hơn. Đó có thể là màu xanh thiên thanh hoặc xanh lá cây. Đầu cô chít khăn củ ấu, Dao quai, túi vóc dắt bên hông, chân mang hài cánh tiên. Khi ngự về đồng, cô khai quang rồi múa mồi như những Thánh Cô khác.

Cô Năm Suối Lân

 

 

“Về đồng Cô mặc áo xanh
Nón buồm túi vóc thanh thanh hoa cài
Rườm rà Cô vấn tóc mai
Chít khăn củ ấu chân hài cánh tiên”
―Chầu văn Cô Năm Suối Lân.

Bản văn Cô Năm Suối Lân

Cô Năm trên động Suối Lân
Xe loan thánh giá đằng vân ngự về
Chơi sơn khê ngàn xanh núi cấm
Ngự tính tình đàn đọc ca ngâm
Vui về thú cảnh Suối Lân
Hoa chen cành biếc mây vần đỉnh cao
Động Sơn trang ra vào sớm tối
Suối Lân Ngàn giá ngự thảnh thơi
Trong rừng dưới suối trên đồi
Thông reo trúc hóa thú vui hữu tình
Thổ mường các chúng sơn tinh
Thỉnh Cô chắc giáng anh linh đàn tràng
Cơm lam thịt thính trà ngàn
Khế chua sung chát trầu vàng cau non
Suối Lân khuya sớm ra vào
Chim kêu vượn hót xôn xao đùa cười
Suối Lân cảnh thú trên ngàn
Có dòng sông Hóa vắt ngang cửa đền
Ai lên đến tỉnh Lạng Sơn
Qua dòng sông Hóa vào đền cô Năm
Quyền cô cai quản Suối Lân
Một tòa chính điện xa gần nức danh
Đền thờ nào khác bức tranh
Dưới suối nước chảy, trên cành cây cao
Đền thờ như thể động đào
Bốn mùa đồng tử ra vào dâng hương
Cô Năm cốt cách phi phương
Trâm cài lược dắt , soi gương chải đầu
Long lanh mắt phượng tựa sao
Thần thông diệu trí biết bao quyền hành
Lê triều tích cũ sử xanh
Cô Năm công chúa rành rành oai linh
Nửa đêm cô mới hiện hình
Suối Lân soi bóng tươi xinh dáng hình
Về đồng cô mặc áo xanh
Nón buồm túi vóc thanh thanh hoa cài
Rườm rà cô vấn tóc mai
Chít khăn củ ấu chân hài cánh tiên
Cô Năm ứng hiện tự nhiên
Ban cho nước suối bệnh liền khỏi ngay
Suối Lân cô ngự thiêng thay
Sơn lâm vui thú tháng ngày rong chơi
Thanh nhàn dạo khắp mọi nơi
Đồng Đăng Hữu Lũng thảnh thơi đi về
Có khi cô ngự Thất Khê
Công Đồng Bắc Lệ lại về Suối Lân
Tiên cô mới thử lòng trần
Ai mà biết đến muôn phần tốt tươi
Còn ai bỡn cợt trêu cười
Lá han cô xát cho người hay ra
Sám hối cô sẽ truyền tha
Bây giờ mới biết cô đà anh linh
Phép cô thưởng phạt nghiêm minh
Có công cô thưởng tội hình không tha
Cô truyền sơn động các tòa
Thổ Mường các bản đàn ca vang lừng
Đầu sông cho đến cửa rừng
Ngàn măng, nương sắn đến từng đồi sim
Ai mà bảy nổi ba chìm
Cô thương lại để trong tâm trong lòng
Còn ai vất vả long đong
Có cô Năm Suối chấm đồng làm tôi
Hoa tươi cô hái trên đồi
Ban cho các ghế muôn người nhất tâm
Người thời có phúc có phần
Có lòng cô sẽ bắc cân cho đều
Hội vui dâng bản văn chầu
Thanh bông hoa quả đảo cầu cô Năm
Cô về ngự cảnh Suối Lân
Khuông phù đệ tử thiên xuân thọ trường.

Sự tích Cô Tư Ỷ La

Cô Tư Ỷ La,  Cô Tư Địa Phủ hoặc là Cô Tư Tây Hồ là vị thánh Cô thứ tư thuộc hàng Tứ phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, sau Cô Bơ Thoải và trước Cô Năm Suối Lân. Cô Tư rất linh thiêng, hy vọng qua bài viết dưới đây ban biên tập xin tổng hợp gửi đến bạn đọc một số thông tin về vị thánh cô thứ tư này.

“Phủ Dầy trảy hội tháng ba
Sòng Sơn tháng chín kiệu hoa sẵn sàng
Thỉnh Cô trắc giáng bản đàn
Khuông phù đệ tử an khang thọ trường.”

Cô Tư Tây Hồ - Cô Tư Ỷ La - Cô Tư Địa Phủ

Sự tích Cô Tư Tây Hồ

Cô Tư Tây Hồ còn một danh hiệu khác là Cô Tư Tứ Tổng Tây Hồ. Dựa theo tên danh hiệu, có thể đoán rằng Cô từng giáng hiện tại đất Tây Hồ, Hà Nội. Hiện nay trong Phủ Tây Hồ và đình Tứ Liên cách Phủ Tây Hồ hơn 2 km đều có ban thờ Cô Tư. Dân gian vẫn còn câu ca:

“Ai ơi Tứ Tổng Tây Hồ
Hỏi thăm cho tới đền thờ Cô Tư”

Phủ Tây Hồ nằm tại ven bờ Hồ Tây, địa chỉ số 52 Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Nơi đây chính thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh (nên gọi là Phủ), chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4km về phía Tây, ngoài ra trong phủ còn có các ban Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Quan Âm Bồ Tát, Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam tòa Thánh Mẫu.

Với cổng Tam Quan cao rộng cùng khuôn viên rộng rãi, quy mô lớn nhất cùng các công trình kiến trúc như Điện Sơn Trang, ở phía bên trái là lầu Cậu còn phía bên phải có lầu Cô. Lầu Cậu, lầu Cô tuy nhỏ nhưng thiết kế mang đậm kiến trúc tâm linh. Câu đối đắp nổi ở hai bên thể hiện nhiệm vụ cao cả của Cậu và Cô đối với Thánh Mẫu: Hộ vệ hoàng cung dương hách trạcTùy tòng Mẫu giá hiển uy linh.

Sự tích Cô Tư Ỷ La

Khác với các vị thánh cô khác trong hệ thống Tứ Phủ, Cô Tư Ỷ La là một trong các Cô Sơn Trang theo hầu Mẫu Thượng Ngàn trên đất Tuyên Quang. Khi Mẫu ngự tại đó, nhân dân lập đền thờ Mẫu Ỷ La nên cô Tư hầu cận bên Mẫu vì vậy cũng được gọi là Cô Tư Ỷ La.

Cô Tư Ỷ La vốn là con gái vua Đế Thích chính cung, cô vâng lệnh vua cha theo hầu Mẫu Thượng Ngàn tại đất Tuyên Quang. Tương truyền, Cô Tư xinh đẹp, dịu dàng, giỏi giang nên Mẫu rất yêu quý cô thường cho cô theo hầu cận bên cạnh mình. Do đó, tại đền Mẫu Ỷ La, Cô Tư Ỷ La được thờ tại chính cung cận kề Mẫu Thượng Ngàn.

Hương thơm thấu chín tầng trời
Cô Tư thượng ngự chính nơi bản đền
Hội đàn thập nhị cung tiên
Cô Tư ngự áo hoa hiên dịu dàng

Sự tích Cô Tư Địa Phủ

Hiện nay có rất ít thông tin kể về vị thánh cô này, không có nhiều thần tích về Cô Tư Địa Phủ, dân gian chỉ biết rằng Cô là một trong bốn Thánh Cô khâm sai. Nhiều người cho rằng Cô Tư Địa Phủ là tên gọi khác của cô Tư Ỷ La hay Cô Tư Tây Hồ. Tuy nhiên, theo lập luận bên dưới đây thì có thể các cô là những thánh cô khác nhau.

NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...