Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019

TRÌNH ĐỒNG MỞ PHỦ NGHĨA LÀ GÌ?

Ta đi xem bói thấy các thầy hay phán: "Con căn cao số nặng, phải trình đồng mở phủ mới yên căn yên số, mới lấy chồng/vợ được, mới ăn nên làm ra, buôn bán được...". Vậy Trình đồng mở phủ nghĩa là gì? Trình đồng mở phủ có thật không? Trình đồng mở phủ hết bao nhiêu tiền?

trinh dong mo phu nghia la gi

Trước khi trình đồng mở phủ phải SOI CĂN CHUẨN

Không biết các thầy đồng bây giờ thường soi căn nối quả cho khách như nào. Nhưng thế hệ các Đồng già vẫn thường bảo: "Đừng bao giờ nghe ai mà vội vàng lên sập công đồng con nhé". Các cụ nói quả không sai. Muốn nối quả ( trình đồng mở phủ) cho ai bản thân thầy Đồng phải được bề trên giao nhiệm vụ soi căn nối quả và phải dùng cái Tâm sáng của mình ( tâm không vụ lợi) để soi căn cho Đồng con

Soi căn là gì?  Soi những gì? 

  • - Thứ nhất: Soi vị Thánh nào cầm bản mệnh ( để trình cho đúng cửa cha cửa mẹ).
  • - Thứ hai: Cần xem xét căn quả của Đồng con đã đủ duyên mở phủ chưa hay chỉ cần: Tôn nhang bản mệnh, trình trầu để cha biết mặt mẹ biết tên xin yên an bản mệnh, hoặc đồng con quá khó khăn thì xin sám hối để trình cha biết mặt mẹ biết tên và xin sám hối khất hầu . Nhà thánh cũng không ép bạn phải vay mượn để ra mở phủ, có làm kép hẹp làm đơn, chưa có điều kiện thì sám hối xin khất. Trường hợp nào đủ duyên trình đồng mở phủ thì thầy mới quyết định cho ra hầu. Sau khi soi căn, thầy sẽ nối quả ( trình đồng mở phủ cho con).

Trình đồng mở phủ nghĩa là gì? 

Trình đồng mở phủ là một nghi thức được xem là tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Là sự khẳng định đồng nhân với thánh mẫu đình thần Tam Tứ Phủ: Nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà Thánh để từ đây nguyện cầu cho Quốc thái dân an, sống tốt đời đẹp đạo.

Những ai mới phải trình đồng mở phủ? 

Hiện nay, bất kỳ ai đều có thể ra trình đồng mở phủ nếu đủ tiền. Nhưng một người thế nào mới được phép ra hầu đồng thì không phải ai cũng biết. Những người được phép ra hầu đồng là người: 

  • Thứ nhất đó là có duyên đồng.
  • Thứ hai là có đức tu. 
  • Cuối cùng là giác ngộ.

Xem chi tiết: Người như thế nào mới ĐƯỢC PHÉP HẦU ĐỒNG?

Tân đồng phải chuẩn bị những gì cho nghi thức trình đồng mở phủ?

Tân đồng khi làm lễ trình đồng mở phủ phải chuẩn bị rất nhiều thứ trong đó quan trọng là phải có: 

  • 1 khăn phủ diện
  • 1 áo công đồng
  • Khăn tấu hương.

Nguyên tắc chung là mỗi giá phải sắm một bộ khăn áo nhưng tùy vào điều kiện, còn nhiều khi chỉ cần 5 bộ áo dài 5 màu gồm: đỏ, xanh, trắng, vàng và xanh lam hoặc mượn khăn áo của người khác.

Tuy nhiên, khăn áo công đồng (do tiên thánh sang khăn sẻ áo cho) thì không được mượn và không được cho ai mượn.

Nghi thức trình đồng mở phủ diễn ra như thế nào? 

Lễ trình đồng mở phủ về cơ bản cũng giống như một lễ hầu đồng bình thường. Để tiến hành lễ này, các tân đồng cần mới một đồng thầy và pháp sư.

  • Đồng thầy là người sẽ mở phủ và dạy phép nhà thánh cho tân đồng.
  • Pháp sư là những người thay khăn, thay áo lên hương cho thanh đồng.

Nghi lễ trình đồng mở phủ có một số yếu tố quan trọng, bao gồm: nghi thức thờ cúng, âm nhạc, trang phục và nghi thức hành đàn. Các nghi thức hành đàn là yếu tố đặc trưng, thể hiện đầy đủ nghi lễ của bốn phủ trong Tứ phủ.

Hành đàn gồm có: Trứng (nam 7 quả, nữ 9 quả), trầu cau, gạo, gương lược, sách bút, dao kéo, nước hoa, xà phòng, khăn mặt, mâm son, tráp triện, chóe, nước sông, khăn phủ (phủ nào thì khăn màu đó). Mỗi phủ trong Tứ phủ đều có một mẫu, một vua và các vị trong phủ đó cai quản.

  • Đức thần chủ (mẫu Liễu Hạnh) nổi lên với vai trò ở 2 phủ là: Thiên phủ và Địa phủ. Thánh mẫu chỉ giáng phàm vào đồng nhân ở vai trò chủ giáo đàn nên thông thường trong nghi lễ mở phủ trình đồng.
  • Các ông đồng, bà đồng hầu từ 6 đến 7 giá đồng chính, mỗi người giữ 1 vai trò nhất định như 5 quan lớn đệ Nhất, Nhị, Tam, Tứ và quan lớn đệ Ngũ được phân theo sắc áo.
  • Mỗi quan lớn theo sắc áo của hành đàn để về phủ đó hành lễ.
  • Bốn quan lớn từ đệ nhất tới đệ Tứ mỗi người mở 1 phủ.
  • Quan lớn đệ Ngũ (quan lớn Tuần Tranh) thì tiễn đàn.

Sau khi hoàn tất những nghi thức mở đủ ở 4 phủ, 4 chum choé đã được mở, 4 trứng đã được bóc, đồng tân được nhận lĩnh đủ 4 khăn, 4 trứng, 4 ngân lượng, 4 tài lộc ở 4 phủ, về đến nhà đồng tân ăn đủ 4 trứng, gạo cho vào nấu cháo ăn hết thì được xem là tân đồng. Từ đây, đồng thầy sẽ hướng dẫn đệ tử tu tập cho đúng đường đúng lối, từ lời ăn tiếng nói, hành lễ...

Trình đồng mở phủ hết bao nhiêu tiền?

Đây là phần mà mọi người hay hỏi nhất, vì nghi lễ tâm linh rất khó nói chi phí hết bao nhiêu. Mỗi thầy mỗi phép, mỗi thầy mỗi cách và lễ nhiều lễ ít cũng khác nhau. Vì vậy, không thể nói con số chính xác cho nghi lễ này. 

Tuy nhiên, theo Tamlinh.org tham khảo ở các thầy có tâm có đức (nhắc lại là các thầy có tâm có đức) nhé. Thì chi phí (MUA ĐỒ LỄ) cho nghi lễ này như sau: 

  • Với những người cơ hành, khó khăn thì chi phí cho nghi lễ này hết tầm hơn 10 triệu. 
  • Với những người có điều kiện, chi phí này hết tầm 40 - 50 triệu hoặc hơn một chút tuỳ theo các tân đồng mong muốn làm chu tất và đầy đặn.

Đây là chi phí để mua đồ lễ, không phải tiền để trả cho đồng thầy. Như một thầy đồng có chia sẻ:

"Thầy Đồng của Tôi năm nay cũng gần 90 tuổi có trên 70 tuổi Đồng và là người Hà Nội Gốc, nhưng cụ sống rất giản dị. Cụ chỉ nói nhân đức và Đạo không bao giờ được mua bán. Từ thượng cổ các cụ trình đồng Đồng Thầy có lấy tiền đâu. Nếu lấy tiền của con nhang như hiện nay thì đều là Thầy tà. Hoặc thầy lỗi đạo.

Khi cụ mở phủ cho tôi, cụ không lấy một đồng nào (lúc đó tôi cũng không nghèo). Không riêng gì tôi, ai cụ cũng chỉ lấy 13 quả cau 13 lá trầu và 1 tờ tiền cùng lạng chè bao thuốc để bạch với chư Thánh gọi là lễ Thỉnh Thánh Mời Thầy. Cụ chỉ đưa tờ giấy và nói tôi tự đi mua đồ và cụ xuống khai hồ mở phủ. Nên Đến bây giờ tôi Vẫn Tôn Trọng và tri Ân người thầy của mình.

Tôi và mấy người học trò tôi cũng vậy, Truyền thống để lại từ trước đến bây giờ: Cũng không bao giờ mở phủ cho các đệ tử con nhang mà lấy tiền. Cũng vẫn 13 quả cau 13 lá trầu lạng trè bao thuốc và tờ 50 k gọi là có lộc Thỉnh Thánh mời Thầy. Thậm chí cúng lễ sớ sách hay đàn Tấu thỉnh phật Thánh cũng không lấy tiền.

Còn các cái cần mua bán, các cháu tự đi mua theo giấy tôi đã ghi. Riêng tiền vỗ gối thì cứ để ở bàn loan vài triệu là được ( 500 hầu dâng, 1500 cung văn, 250 ban khen tân đồng, 250 cho pháp sư, 500 ra lộc cho bách gia ). Còn các cháu cũng không nên vỗ gối nhiều."

-------------------------

Hoặc: 

Riêng tôi, khi đã nhận trách nhiệm dẫn đồng thì không cần một điều gì cả, chỉ cần họ nhất Tâm là được. Không một quả cau, không một lá trầu. Tôi nhận tiền đệ tử không phải là để trả công cho tôi, mà để mua những thứ cần thiết trong lễ đàng, mua chi trả, tôi đều sổ sách rõ ràng. 

Tôi quan niệm là tiền mà các đệ tử dâng Thánh tôi không muốn ăn trộm nó. Đã vậy khi có những đệ tử khó khăn thì tôi còn bỏ công lẫn của mà dẫn trình cho họ. Tôi không giàu có, nhưng tôi biết những gì tôi bỏ ra không bao giờ mất, chư Thánh sẽ ban cho tôi sau này. 

Hiện nay người ta cũng có chút lầm tưởng là nói thầy không lấy một đồng tức là thầy phải lo hết cho đệ tử. Rồi nói thầy này thầy kia làm 2-3 chục triệu là thầy tham, thầy tiền. Bởi số tiền đó là để sắm lễ cho việc trình Đồng, chứ không phải để trả công cho thầy. 

Nên nhiều người nói thầy kia không lấy tiền, sao thầy này lại nhận?

Thầy không lấy là để cho đệ tử tự lo, còn thầy nhận thì họ phải bỏ công ra mà đi sắm lễ cho đệ tử. Điều quan trọng ở đây là cả 2 thầy điều không khác, nhưng đừng bao giờ sắm một nói hai , vì như thế giống như câu nói của tôi là xin đừng trộm tiền của Thánh. 

Ta cứ nghĩ là ta đang ăn chặn ăn bớt của đệ tử, nhưng thật chất ta đang trộm tiền mà người ta dâng cho Thánh. Nên có câu một miếng lộc Thánh bằng một gánh lộc trần. Nếu mà ăn chặn ăn bớt như vậy thì làm sao mà trả cho hết nợ cho Thánh. Ta ra Trình là để trả nợ, khi làm thầy mà không chân chính thì có khác gì lại đi vay tiếp không. Tôi là người tùy duyên mà đưa đường

Người nào thật sự khó khăn mà căn số lại nặng thì tôi sẽ bỏ công lẫn của mà giúp. Ai có căn số mà có của thì tôi sẽ bỏ công, không bỏ của. Còn ai thế nào thì tùy họ định liệu. Nếu muốn trả nợ cho Thánh thì đừng nên vay thêm. Còn không thì sau này không trả không thể yên.

-----------------------------

Có rất nhiều người làm lễ trình đồng mở phủ hết những 300, 400.. thậm chí là 900 triệu. Các bạn đừng u mê quá, vì Phật Thánh chứng tâm chứ không chứng lễ. Đừng để các thầy tà ma lợi dụng danh nghĩa nhà Thánh để lừa đảo kiếm tiền. 

Đồng Thầy phải CHỈ DẠY các tân đồng trước khi thực hiện trình đồng mở phủ

Trước khi đưa con lên sập, ngoài việc dạy cho con những kiến thức cơ bản về Đạo Mẫu, lề lối hầu thánh, người thầy cần dạy cho con về cái Tâm, hầu thánh là đem Tâm trong sạch ra để bắc ghế cha, ngồi bắc ngôi mẹ ngự. Hầu thánh để xin được ơn trên gia hộ cho mình có cơ hội tích phúc trả nghiệp. 

Hiểu rõ điều này để làm gì? Để đồng con sau này nếu gặp trắc trở như làm ăn khó khăn, tình duyên lận đận, ốm đau thì đó là đang trả nghiệp không đổ lỗi cho Thầy, đổ lỗi cho nhà Thánh. Sau trả xong nghiệp thì Đồng nhân sẽ nhẹ nhàng để tu tập. Muốn trả nghiệp nhẹ nhàng thì ngoài việc cầu xin sự gia hộ của ơn trên, bản thân Đồng con cũng cần biết tích phúc để phúc mỗi ngày một dầy thêm, nghiệp giảm dần hoặc nếu trả nghiệp sẽ trả một cách nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ: Nếu bạn phải mang 10 kg, bạn mang một mình sẽ rất nặng, nhưng bạn chia sẻ 5 kg lên lưng một con ngựa thì gánh nặng của bạn chỉ còn 5 kg, bạn sẽ nhanh đến đích hơn. Tương tự như vậy, nếu bạn chăm chỉ phóng sinh, công quả nhà Đền, nhà Chùa, cứu giúp người nghèo… thì nghiệp của bạn là 10 sẽ giảm xuống 5 bởi những việc làm Thiện của bạn đã tích thêm phúc và giảm nghiệp

Mặt khác Đồng thầy không dạy con tu tập tích phúc thì sớm muộn cũng gặp chuyện. Khi các bạn gặp chuyện như làm ăn phá sản, cơ điên rồ... các bạn đổ lỗi cho Thánh phạt. Điều đó hoàn toàn không đúng. Nhà Thánh rất công bằng và từ bi, không có chuyện phạt Đồng hay cơ đồng. Hoặc bạn đổ lỗi cho Thầy, cũng không đúng, vì Thầy trò vốn là duyên nợ, không ai ép bạn theo thầy mà bạn tự chọn theo Thầy. Mọi chuyện xảy ra với bạn là do nghiệp quả

Nếu gặp trắc trở thì bạn hãy tự nhủ rằng đây là cơ hội để bạn trả hỷợc nghiệp. Mất tiền nhưng bạn còn gia đình hạnh phúc, hoặc nếu hôn nhân tan vỡ bạn còn có sức khỏe, bạn còn hơn rất nhiều người đang lang thang cơ nhỡ ngoài xã hội. Khi bạn mất hết chỉ còn một đôi dép để đi thì hãy nhớ có nhiều người đang đi chân đất. Khi bạn đi chân đất thì hãy nhớ có nhiều người tàn tật không có chân để đi. Khi gặp chuyện bạn cần làm gì? Thay vì bạn chạy loạn lên tìm thầy khác hoặc nóng nẩy làm những việc khác, các bạn hãy thành tâm sám hối xin khai tâm khai trí cho bạn sai đâu sửa đấy. Đạo Mẫu không trách phạt ai, Mẫu như người Mẹ, Mẹ luôn từ bi thương con và luôn mở cho Đồng nhân một con đường thoát nếu biết thành tâm sửa đổi

Kết quả của lễ trình đồng mở phủ? 

Hầu thánh không phải để cầu lộc lá, các bạn nhớ: Lộc nhà Thánh có gai. Hầu thánh cũng không phải là cầu có lộc làm việc âm ( lộc âm tùy duyên nhà ngài ban không ham cầu). Nếu thầy không dậy cho Đồng con điều này, sẽ khiến đồng con mang tâm ham cầu lên sập hầu. Cha mẹ không chứng tâm, thì không có sự gia hộ, đến lúc nghiệp đến đồng con sẽ phải trả nghiệp mà không được sự che chở của bề trên

Hàng năm công tội của Đồng đều được vị quan trong nhà Thánh quản đồng ghi chép trong sổ sách, đối chiếu với những gì bạn đã gieo nhân tích phúc mà cuối năm sẽ ra quả bạn nhận. Nếu các bạn để ý một năm tầm tháng 11, tháng tiệc Quan lớn đệ nhị (quan thanh tra giám sát), có những Đồng được ban phúc rất nhiều, có Đồng thì lao đao, thậm chí mất sạch. Đó là kết quả của một năm tích phúc hay gieo nhân xấu đấy các bạn ạ

Tân đồng yên căn, thầy đồng tạo Phúc

Nhiều thầy thường mắc sai lầm đi lễ bái khắp nơi mà quên đi việc hương khói bản điện, quên đi việc kêu cầu lễ lạt cho con, không dành thời gian uốn nắn cho con lề lối, thấy con đi sai đường nhưng không chỉ bảo mà sinh ra giận và mặc kệ, đó không phải là tấm lòng của người mẹ với con. Nếu con sinh tâm oán hận chửi bới thầy, thầy cần dùng tâm từ bi của một người mẹ hoan hỷ mà kêu cầu tấu đối về cửa cha cửa mẹ cho Đồng con được yên an bản mệnh, giải thích cho con hiểu những gì xảy ra là do nghiêp quả



Xưa nay trong đạo Thầy Trò
Thầy là người lái con đò gian nan
Đưa Trò đến bến vinh quang
Mà sao thời thế ai làm đảo điên

Có tài có lộc thì êm
Còn khi khó khổ thì quên mất Thầy
Nghe lời vô đạo bỏ Thầy
Vong sư bội tổ tội này làm sao

Nhớ xưa những bậc tài cao
Trước sau như một gian nan chẳng sờn
Làm người biết nghĩa biết ơn
Gặp Thầy cũng bởi nguồn cơn duyên trời

Nếu ngay từ lúc gặp thôi
Không thấy đáng kính thì thời không theo
Chứ đâu lúc được thì theo
Lúc khó thì bỏ lúc nghèo thì chê

Như vậy chẳng khác u mê
Đời năm bảy nẻo, lối về còn xa
Các cụ đã dạy rằng là:
Tôn sư trọng đạo nhớ mà khắc ghi
Mai sau dù có ra đi
Nhớ người chung thuỷ mà ghi hàng đầu...!

Thầy Đồng cũng cần quán xét lại mình, cùng con tìm ra lỗi sai để sửa, hướng con giữ tâm vững vàng tin tưởng vào chánh đạo. Hãy nhớ con có yên thì thầy mới yên, con yên thì thầy tạo quả Phúc. Đành rằng khi xảy ra chuyện, con sẽ gặp chuyện trước tiên, sau đó đến mẹ. Con Đồng bị phạt trước vì nghiệp nặng rồi người thầy nếu không biết đường sửa cho bản thân thầy và cho đồng con thì chính Thầy cũng đang gây nghiệp, sớm muộn cũng mất hết cả danh cả diện, tiền kiếm được mà danh diện con nhà thánh không còn thì cũng coi là hết.

Tamlinh.org

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Nghi thức trình đồng, mở phủ là một nghi thức tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là sự khẳng định đồng nhân với thánh mẫu đình thần Tam, Tứ phủ. Nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà thánh để từ đây nguyện cầu cho quốc thái dân an, sống tốt đời đẹp đạo.

Ngày 1/12/2016, “Tín ngưỡng thờ mẫu” vừa trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thanh đồng Hoàng Tiến Hưng cho biết: “Nghi lễ thờ mẫu tam phủ của người Việt trong đó có nghi thức thờ cúng, trang phục, âm nhạc. thì việc bảo tồn phát huy lề lối cổ trong nghi thức hành đàn, mở phủ là rất quan trọng. Nó có sự tập trung cao về cách hành đàn, là những nghi thức quan trọng nhất trong nghi lễ thờ cúng tam phủ, tứ phủ, thể hiện được đầy đủ của bốn phủ”.

Mỗi phủ đó đều có một mẫu, một vua và các vị ở trong phủ đó cai quản, và đức thần chủ (mẫu Liễu Hạnh) nổi lên với vai trò ở 2 phủ: Thiên phủ và Địa phủ. Nhưng thánh mẫu chỉ giáng phàm vào đồng nhân ở vai trò mà chủ giáo đàn nên mỗi phủ đó có một quan lớn trong 5 quan lớn theo sắc áo để theo sắc của hành đàn về phủ đó hành lễ.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Đàn tràng dĩ biện đăng trúc hương hoa, phẩm vật tri nghi, tiến cúng đình thần, hồi đồng chuẩn lạp

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Phủ thiên: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Thoải phủ: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Địa phủ: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhạc phủ: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.

Hành đàn gồm có: Trứng (nam 7 quả, nữ 9 quả) trầu cau, gạo, gương lược, sách bút, dao kéo, nước hoa, xà phòng, khăn mặt, mâm son, tráp triện, choé, nước sông, khăn phủ (phủ nào khăn đấy). Khi hành đàn quan lớn về sẽ lấy quạt gương lược để bài sai, khám đàn, khám phủ, khai quang cho đồng nhân, lấy khăn phủ để buộc vào tay xong lấy trứng để bóc, ban nhất lộc ho, nhì lộc quả, ba lộc tiền cấp lương, cấp thực cho đồng và một chậu đồng thau cho đồng nhân cầm, sau đó cầm gáo đồng. Có nơi dùng gáo dừa để chọc chum lấy nước xong tắm trứng là hình thức trứng rồng lại nở ra rồng, hạt thong lại nẩy cây thong rườm rà. Xong lấy khăn buộc vào tay chít lên đầu đồng tân là hình thức sang khăn, xẻ bóng. Xong trứng long chu phủ đấy và lấy sổ bút ghi tên đồng tân cấp phú hí cho đồng tân.

Thông thường trong nghi lễ mở phủ, hay một đàn lễ đảo cầu thường các ông đồng, bà đồng hầu từ 6 đến 7 giá đồng chính, mỗi người giữ 1 vai trò nhất định như 5 quan lớn: Quan lớn đệ Nhất, Nhị, Tam, Tứ và quan lớn đệ Ngũ.

Bốn quan lớn từ đệ Nhất đến đệ Tứ mỗi người mở 1 phủ. Quan lớn đệ Ngũ (quan lớn Tuần Tranh) thì tiễn đàn.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Pháp sư tuyên trạng phát tấu biểu quan, thỉnh phật tuyên kinh cung nghinh tứ phủ cho đệ tử xuất thủ trình đồng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Còn cung văn không thể thiếu trong lễ hầu đồng. Họ là người chơi nhạc và hát cho việc trình diễn ở mỗi giá đồng khi Thánh nhập. Nhạc cụ gồm có đàn, trống, sáo, phách… để dẫn hát trong mỗi giá hầu. Trong mỗi giá đồng nhạc hát phải phù hợp vào đúng khi Thánh giáng, Thánh thăng.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hình thức khai hoả chú tiễn trong lễ phát tấu thỉnh thần năm phương

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Đồng nhân đội trạng sớ nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con, trên theo Phật Thánh dưới theo đồng thầy.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Đại lễ trong lễ mở phủ gồm có: Hương, hoa, đăng trà, quả thực, phát tầu biểu quan, thỉnh phật tuyên kinh, cung nghinh tứ phủ, tiến cống sơn trang, điền hoàn túc trái, cầu an bản mệnh, trợ thí cô hồn.

Nghi thức hành lễ trình đồng, mở phủ là một nghi thức được xem là nghi thức tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt, là sự khẳng định đồng nhân với thánh mẫu đình thần Tam Tứu Phủ. Nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà Thánh để từ đây nguyện cầu cho Quốc thái dân an, sống tốt đời đẹp đạo.

Sau khi hoàn tất những nghi thức mở phủ này, đủ ở 4 phủ, 4 chum choé đã được mở, 4 trứng đã được bóc, đồng tân được nhận lĩnh đủ 4 khăn, 4 trứng, 4 ngân lượng, 4 tài lộc ở 4 phủ về đến nhà đồng tân ăn đủ 4 trứng, gạo cho vào nấu cháo ăn hết thì được xem là tân đồng. Từ đây, đồng tân sẽ theo thầy để tu tập tịnh tấn, hành đạo cho đúng phép, giữ được lề lỗi của nhà Thánh, sống tốt đời đẹp đạo.

Sau thời gian 3 năm thử lính, 9 năm thử đồng thì tiến tới 1 nghi thức đại đàn trong tứ phủ là lễ tạ ơn phật thánh tạ thầy, cấp sắc thành đồng. Từ đây các thanh đồng có thể đủ duyên để đi hành đạo, khai hồ, mở phủ, nhận đệ tử.

Trong xã hội ngày nay, nhiều người cô đồng, cậu đồng chưa đủ 3 năm thử lính, 9 năm thử đồng, chưa có lễ cấp sắc thành đồng đã khai hồ, mở phủ cho đồng nhân. Đây là 1 việc làm mà hàng mấy trăm năm qua không có, được xem là không lề lỗi giữ đạo, vì không trọng thánh, trọng thầy thì không làm được thầy. Ở thời kỳ nào cũng vậy, yếu tố tiền hậu không bất nhất, kính Thánh trọng thầy đều được đặt lên hàng đầu, và đây là 1 nét đẹp trong tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ, hướng con người đến Chân, Tín, Nghĩa.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Nghi thức tẩy trần, rửa khẩu trước khi vào hầu mẫu. (ảnh chén bạc)

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Động tác thỉnh Mẫu

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trứng rồng lại nở ra rồng, nghi thức bóc trứng khai hồ.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Sang khăn, xẻ bóng cho đồng, ghi tên đồng mới vào trong sổ đào

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan lớn đệ Tam phủ đại diện cho Thoải phủ 

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan lớn đệ Tứ khâm sai đại diện cho Địa phủ trong phần lễ khai quang

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan lớn đệ Nhất đại diện cho Thiên phủ 

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan lớn Tuần tranh - người có nhiệm vụ then chốt trong nghi lễ hầu mẫu Tam, Tứ phủ, là người đại diện cho các phủ hành quyền khiển pháp sư chú tiễn long chu tượng mã, thuyền rồng bát nhã phủ nào về phủ đấy.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trầu bà đệ nhị Đông Cuông, bà là chủ động sơn trang trong nghi lễ hầu Mẫu và mở phủ, bà giáng đồng nhân có vai trò nhận cơi trầu, trình lính trình đồng và trầu bà sang khăn, xẻ bóng đồng nhân.

Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hành lễ xin phép Phật Trời, thánh mẫu để đồng thầy vào thỉnh mẫu hầu thánh

Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt được hình thành và phát triển qua các thời kỳ lịch sử cũng có những lúc thăng trầm nhưng sức sống của tín ngưỡng không thời kỳ nào ngưng cả, vẫn có sự truyền thừa đời cha, đời con và lớp lớp các vị truyền nhân, trưởng bối giữ hồn, giữ cốt cho tín ngưỡng trong đó phải nói đến nghi thức hành lễ trình đồng mở phủ.

Phạm Hải 

Vietnamnet

Người có căn cao số nặng hầu đồng thường có biểu hiện như thế nào?

 


Căn đồng là gì? Những người có căn đồng số lính, căn cao số nặng hầu đồng thường có biểu hiện như thế nào? Người có căn khi nào cần làm lễ trình đồng mở phủ?

Chúng ta vẫn thường nghe thấy nói đến những người có căn đồng số lính. Họ là những người sinh ra để đi hầu thánh. Vậy ở họ có những biểu hiện gì đặc biệt?

Căn đồng là một hiện tượng được rất nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu, cũng biết một cách thấu đáo. Chính vì không hiểu nên nhiều người vẫn bị lừa phỉnh, mê muội trong tâm linh, dẫn đến hao tiền tốn của, mất thời gian, tự mua dây buộc mình.

1. Căn đồng (căn số, căn quả…) là gì?

Căn đồng là một trong những hiện tượng được nhiều người chú ý tới, nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về bản thân thuật ngữ này một cách căn bản và thấu đáo. Ngay cả những Tín đồ theo Tín ngưỡng Mẫu lâu năm, có thâm niên, vẫn thường được người trong cùng Tín ngưỡng gọi là Đồng cựu cũng chưa hiểu một cách rành rẽ.

Và cũng chính vì không hiểu một cách rõ ràng như vậy nên mới phát sinh những hiện tượng mê tín dị đoan, nhiều người vẫn là đối tượng cho những kẻ buôn Thánh bán Thần lừa đảo, làm cho các Tín đồ mê muội về tâm linh, dẫn tới các việc hao tiền tốn của, tốn thời gian cũng như công sức, gia đình bất hòa vì lí do tôn giáo và đặc biệt là lầm đường lạc lối trong Thánh đạo.

Chính vì thế, những Tín đồ theo đạo Mẫu Việt Nam cần hiểu biết về vấn đề một cách chính xác, để làm bước tiền đề cho con đường Thánh đạo, chúng ta có cái nhìn đúng đắn và phương thức hành xử hợp lí trong đời sống đạo hạnh và tâm linh, chúng ta tuyên dương Thánh đức một cách đúng đắn và cần thiết, giữ được những bản sắc văn hóa của đạo Mẫu cũng như gia phong nếp nhà, ứng dụng văn hóa của đức Mẹ vào nếp sống gia đình nhằm tạo cuộc sống an hòa, hạnh phúc, ai ai cũng được thấm nhuần ơn phúc của đức Mẹ và Tiên Thánh trong Công đồng Đình thần Tam Tứ phủ, và để con đường đến với Mẹ – Chân Thiện Mĩ mà mình đang đi là công chính và tốt đẹp.

Căn đồng, căn quả, căn số đều là những danh từ cùng chung ý nghĩa, ý nghĩa đó là gì? Nội dung sau đây sẽ chỉ ra điều đó.

Căn là gốc cây, là rễ cây, còn có nghĩa là nguyên nhân, căn do của sự vật, sự việc, hiện tượng.

Số là những biểu hiện, những tác động của các sự vật, sự việc, hiện tượng bên ngoài vào một chủ thể sự sống bao gồm cả con người và các sinh vật có sự sống khác, chủ thể này có thể là một cá thể, hay một nhóm cá thể, hoặc là cả một cả cộng đồng, đôi khi là cả trái đất và vũ trụ.


Đồng có nghĩ là đứa trẻ, trong trắng ngây thơ không vết nhơ bẩn.Quả là kết quả của tất cả những sự tác động bên ngoài đó lên một chủ thể sự sống kia. Quả là cái sẽ đến tất yếu nếu có “căn” kia.

Tựu chung lại, căn đồng để chỉ con người có những nghiệp duyên, nghiệp chướng, hay nói khác đi là những tội lỗi, đã gây ra từ trước có thể kiếp trước, hoặc kiếp này, tới khi vận đến phải chịu hậu quả, phải đón nhận cái kết quả xấu mà mình đã tạo ra, phải chịu kiếp khổ sở.

Những con người đó may mắn được các Thánh đức đoái thương, nên đã chấm chọn để các Thánh cứu vớt, cũng như thay mặt các Thánh làm việc cứu độ thế gian, làm phúc làm thiện bằng nhiều cách, để hòng chuộc lỗi lại cho bản thân, để đạt được an nhiên thanh thản trong đời sống hiện tại và viên mãn sau khi thoát sinh.

Họ sẽ là những con người trong trắng giống như trẻ con, để cho các Thánh dẫn dẵn đi theo lí trí, lẽ phải, tình thương yêu cùng sự hiểu biết của các Ngài, bởi chỉ có sự xót thương, tình yêu thương của các Ngài cho bản thân người có căn đồng đó mới có thể thanh tẩy tâm hồn, thể xác, biến đổi cuộc sống của người đó, mới có thể cho họ có được phúc thiện một cách hoàn hảo để nhằm chuộc lại lỗi lầm của chính họ đã gây ra trong quá khứ.

Định nghĩa trên dập tắt hết những kẻ tự mãn rằng, căn đồng là một thứ gì đó hơn người, đáng đem ra để so sánh đẳng cấp, căn đồng đơn giản là chính những quả báo của chúng ta mà thôi, không có gì đáng đem khoe mẽ, đáng lên mặt với người khác cả, không có gì đáng khoe khoang cả.

Người có căn đồng là người mang nặng nghiệp duyên, mang nặng số kiếp con người, họ còn phải gánh nặng, tròn việc gia đình xã hội, đủ việc Thánh thần nữa.

Do đó ta chớ có cho việc có đồng là cái gì hơn người, những cũng chẳng lấy gì làm hổ thẹn vì ta đang được phụng vụ Thánh đức, đang được Thánh thần thương xót, có khi ưu ái dẫn dắt chúng ta vượt qua những chông gai của cuộc sống đầy nhiễm ô này.

Hiểu được cái này, chúng ta chớ có biện lễ to lớn lên Thánh đức làm chi, điều đó ko cần thiết, điều đó chứng tỏ chúng ta càng ngày càng mở rộng cái tâm tham lam của chúng ta, để đua tranh nhau giữa các Tín đồ với nhau, mà càng mở rộng tâm tham chúng ta càng nhiều tội hơn, có nghĩa chúng ta đi ngược lại với sở nguyện mà Đức Thánh đến với chúng ta là làm cho ta vơi bớt tội lỗi.

Mời bạn tham khảo: Trình đồng mở phủ là gì? Không trình đồng mở phủ có được không?

2. Những dấu hiệu cho biết người có căn đồng số lính, căn cao số nặng hầu đồng

Sự biểu hiện ra bên ngoài của những người có căn đồng rất khác nhau, tùy thuộc vào các mức độ của những người có căn số nặng hay nhẹ.

Các cấp độ của người có căn đồng:

  • Cấp nhẹ nhất là Đội bát hương, trình trầu
  • Cấp thứ 2 là Tiến căn (không phải tiễn căn)
  • Cấp thứ 3 là phải Hầu đồng 1 năm vài vấn
  • Cấp thứ 4 là thờ Thánh tại gia (nhà lập Điện thờ Thánh) hoặc phải lên đền, phủ, chùa… (nơi có thờ tự các Thánh ) để ở…

Sự biểu hiện ra bên ngoài của những người có căn đồng số lính rất khác nhau, tùy thuộc vào các cấp độ của những người có căn đồng số lính. Cụ thể 1 số biểu hiện thường gặp như sau:

Ấn chứng: Thường có những ấn chứng trên người như: vết bớt, những vết sẹo đặc biệt, những dấu hiệu nhận biết đặc biệt khác có trên cơ thể…

Điềm báo: Trong cuộc sống thường nhật, những người như vậy cũng thỉnh thoảng hay rơi vào cảm giác ảo, mơ thấy thần thánh, thân mình bay bổng… Tuy thiên cần phân biệt với dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt.

Dị năng: Có khả năng cảm nhận hoặc nghe thấy được những phần âm xung quanh mình.

Ốp đồng: Khi lễ hầu bóng diễn ra ở các đền, phủ, điện, trong không khí đàn ca, trống phách, múa hát tưng bừng, mùi nhang khói kích thích, một số ít người tham gia hành lễ có cảm giác thấy lâng lâng, phiêu phiêu, bay bổng, thần thức hòa nhập với không khí lễ hội múa hát… và có khả năng bị ốp đồng, tức là cơ thể của những người này rơi vào trạng thái mất kiểm soát như múa máy , khóc lóc… mà bản thân thần kinh của người đó không còn khống chế được những hành vi này được nữa, hoàn toàn mất tự chủ.

Bị hành căn: Ốm đau bệnh tật nhưng đi chữa không khỏi vì không biết là mình bị bệnh gì, bị hành cho dở dại dở điên, công danh sự nghiệp lận đận, nhân duyên khó thành…

Những ngày quan trọng: Nhiều người tính khí nóng lạnh bất thường, có trường hợp hễ 14, 15, 30, mùng 1 là nóng như sốt, uống thuốc cũng không hạ, qua những ngày đó tự khắc hết.

Hay bị ảo giác, mơ thấy thần thánh: Người có căn đồng thi thoảng hay rơi ảo giác, chiêm bao thấy đức Mẹ hoặc Tiên Thánh thần, luôn có cảm giác có Thánh thần bên cạnh mình, ủng hộ và che chở cho bản thân.

Bị Thánh hành: Có nhiều trường hợp sau khi bị Thánh hành mới biết mình có căn số phải đi hầu:

– Có người bị hành thì gia đình bất an, tán gia bại sản. Cuộc sống xảy ra nhiều chuyện bất hòa, lao đao làm lụng mà chẳng đạt được kết quả gì. Bản thân họ tâm hồn bất an, cứ ngày đêm lo lắng, nhiều khi không biết mình lo lắng gì, cảm giác bất ổn luôn thường trực, cảm giác như cái không hay đang sẵn sàng xảy đến với mình.

– Có người nghiệp duyên nặng nề, có thể dẫn đến tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên, nói năng lảm nhảm, hay nói chuyện Thánh thần, tuy nhiên “điên” này khác với bệnh thần kinh thông thường, khi đến bệnh viện thì lại an nhiên như không, nhưng khi về nhà thì lại hoàn cũ.

– Cần phân biệt Thánh hành với ma quỷ nhập hồn: Cũng có những trường hợp cần phải phân biệt bị “điên” do Thánh hành với bị điên do bị ma quỷ nhập hồn. Người do Thánh hành thì thường phát ngôn quan cách, coi người khác là dưới mình, còn ngược lại, người do ma quỷ hành thì lại có những hành vi man rợ, hạ đẳng.

– Có những người không bị hành bệnh, bên ngoài không có biểu hiện gì bất thường, nhưng trong thâm tâm họ cảm thấy có gì đó không ổn, ngày đêm nôn nao, bồn chồn không rõ nguyên nhân, cứ tưởng tượng như có một lực thúc đẩy họ phải đến cầu Mẫu hay Thánh thần.

3. Người có căn đồng khi nào cần làm lễ trình làng mở phủ?

a. Với người có căn đồng nhẹ:

Nếu người có căn đồng không nặng lắm có thể làm lễ tôn lô nhang bản mệnh; nếu chưa đạt yêu cầu thì phải làm lễ trình đồng, mở phủ chính thức thành con dân hầu Thánh, bắc ghế cha ngồi, bắc ngôi mẹ ngự, thành ghế đệm cho Thánh ngự.

Trước hết người có căn đồng nên chọn một Đồng thầy thật sự, thông thạo việc Thánh. Lễ phải được tiến hành theo đúng trình tự, đúng phép cửa Thánh, có dâng sớ, điệp văn, phẩm vật và đồ mã tiến cúng.

Về nguyên tắc, bốc bát nhang ở đền, phủ, điện nào là mình đã trở thành con nhang đệ tử của nơi đó. Các ngày lễ tiệc, đầu năm, cuối năm phải đi lễ đầy đủ ở đó thì mới tốt. Nếu vì lý do nào đó mà tạm thời đi các đền, phủ khác để thực hành nghi lễ thì phải xin và được sự đồng ý của Đồng thầy.

b. Với người có căn đồng nặng:

Nếu nặng căn quá mà mình chưa có điều kiện để ra trình đồng, mở phủ, thì có thể lập đàn để xin tiễn căn khất đồng. Nếu vì công danh, sự nghiệp… mà chưa trình đồng, mở phủ thì phải xin khất vì chưa lo liệu được việc Thánh.

Cần nhớ đây là lễ xin khất chứ không phải xin từ bỏ căn vì người có căn trước sau gì cũng phải đến hầu Thánh mới yên. Người ta nói người có căn đồng không chống lại được số mệnh gắn bó với Thánh. Quan trọng là người có căn phải nhất tâm tin tưởng thì mới thành công và yên ổn trong vạn sự.

Theo tuvingaynay.com/TH!

NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...