Hiển thị các bài đăng có nhãn Đền Quan lớn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đền Quan lớn. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

ĐỀN CỬA ĐÔNG

Đền Cửa Đông nằm ở phía đông Thành cổ Lạng Sơn, nay là số 67A đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, bên bờ phía Tây của dòng sông Kỳ Cùng.

Đền có tên chữ là Đông Môn Từ và tên cũ là Đền Bạch Đế hay Đền Quan Lớn Tam Phủ. Trong sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” ghi chép: “Đền Bạch Đế nằm ở phía Đông tỉnh thành. Địa phận xã Mai Pha thuộc Châu Ôn, thờ Thủy Thần”. Theo các nhà nghiên cứu nhận định và căn cứ vào một số tài liệu ghi chép về đền, cho rằng Đền được xây dựng muộn nhất là vào khoảng giữa thế kỷ XVIII. Đối tượng thờ chính của Đền là thần Bạch Đế (tức là thờ thủy thần, thần sông, thần rắn), đó là đặc trưng của cư dân nông nghiệp gieo trồng lúa nước thờ tự theo mô típ “Ông Cộc – Ông Dài” thần sông nước như trong các truyền thuyết của Việt Nam.

Đền là một di tích tôn giáo – tín ngưỡng được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Đinh, cửa chính đền quay hướng chính Đông nhìn ra sông Kỳ Cùng, cổng vào Đền quay mặt hướng chính Tây, trên bức tường sau Đền ở phía tây có trang trí và đắp hai chữ đại tự lớn “Đông Môn”, cổng Đền liền kề ngay đó về phía tay phải. Cấu trúc Đền gồm 3 phần liền nhau: Nghi môn – Chính điện – Tả hữu vu.

Đền Cửa Đông hiện nay ngoài thờ thần sông “Bạch Đế” còn là nơi thờ Mẫu và Đức Thánh Trần./.

ĐỀN KỲ CÙNG LẠNG SƠN VÀ SỰ TÍCH QUAN ĐỆ NGŨ TUẦN TRANH

Đền Kỳ Cùng (còn gọi đền Quan Lớn Tuần Tranh) nằm ngay đầu cầu bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, thuộc phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Tấm bia lưu giữ tại đền cho biết: Đền xưa làm bằng đất, lợp ngói, được trùng tu vào những năm 1928, 1931, 1967. Sau đó, do thiên tai và chiến tranh tàn phá, ngôi đền không còn, nhân dân quanh vùng xây lại đền thờ trên nền cũ có sự pha trộn giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại; nhiều đồ thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng được làm mới.

Truyền thuyết xưa kể lại:

Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh, hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh. Là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu.

Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng.

Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn.

Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng. Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình.

Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội.

Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to.

Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.

Hai cặp rồng, một cặp sư tử đá chầu trước cửa tăng vẻ thâm nghiêm cho đền. Phía ngoài có hai tháp chuông và trống xây chồng diêm, tám mái với những đầu đao cong vút. Trong đền còn lưu giữ được một số hoành phi, đại tự có niên đại từ thời Lê, Nguyễn cùng ngai, tán, lọng, đỉnh, đôi hạc đồng và các pho tượng cổ có giá trị mĩ thuật cao.

Ông Cao Văn Hân, 66 tuổi, hơn 10 năm trông coi đền cho biết: Lễ hội Đền Kỳ Cùng tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm có rước kiệu thể hiện ý nghĩa thành kính, sự tri ân công đức với các bậc tiền nhân góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Trong đám rước, những thanh thiếu niên khỏe mạnh, trang phục lộng lẫy khiêng đỉnh hương trầm; đội múa rồng, múa sư tử vây quanh. Đoàn rước đi vòng qua các dãy phố, cứ đến ngã ba, ngã tư lại múa quay vòng. Các gia đình dọc bên đường chuẩn bị mâm lễ cầu tài, cầu lộc, cầu an khang thịnh vượng. Có nhà còn dựng rạp đón đoàn khiến không khí lễ hội thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Phần hội có các trò chơi dân gian như cờ người, chọi chim, đẩy gậy; thi gói bánh chưng truyền thống và bày mâm ngũ quả… Tham gia lễ hội, du khách cảm nhận được đời sống tâm linh phong phú đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, ẩn chứa những giá trị chân – thiện – mĩ của người dân Xứ Lạng.

Đền Quan Tuần Tranh- ngôi đền linh thiêng tại Ninh Giang

Đền Tranh hay còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh nằm ở gần bến đò Tranh, Tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại thời Lê và Nguyễn, nay thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, thờ vị thần sông nước coi khúc sông. Đền Tranh hay còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh nằm ở gần bến đò Tranh, Tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại thời Lê và Nguyễn, nay thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, thờ vị thần sông nước coi khúc sông. Đây là một ngôi đền lớn thờ nhân vật mang tính huyền thoại theo tín ngưỡng dân gian.

Ngôi đền này ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nằm sát bến sông, vì vậy thường bị tác động của thủy triều và dòng nước xoáy. Do bờ sông thường bị xói lở nên đến năm 1935, người dân lập một đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên (nay thuộc thị trấn Ninh Giang). Ngôi đền mới này vẫn được dân chúng giữ tên gọi là Đền Tranh. Ngày lễ hội chính của đền Tranh được mở từ ngày 25/2 âm lịch ( hiện nay là 14/2 Âm Lịch).

Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh. Hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh. Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông cũng giáng dưới thời Hùng Định Vương (Hùng Triều Thập Bát), trong một gia đình ở phủ Ninh Giang (nay là Hải Dương), ông cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu. Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng. Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình. Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội.

Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống giặc Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.

Trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông, cùng với Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Ngũ cũng là một vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân xa gần tôn kính phụng thờ. Tuy trong hàng Năm Toà Ông Lớn, ông được thỉnh cuối cùng nhưng lại hay ngự về đồng nhất (bất cứ ai hầu Tứ Phủ, bất cứ dịp tiệc, đàn lễ nào đều phải thỉnh Quan Tuần Tranh về ngự). Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.

Quan Lớn Tuần Tranh cũng được thờ ở rất nhiều nơi nhưng phải kể đến hai nơi nổi tiếng bậc nhất: đầu tiên là Đền Ninh Giang hay Đền Quan Lớn Tuần Tranh lập bên bến sông (bến đò) Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương (là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích) và Đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng, qua cầu Kì Lừa (là nơi ông bị lưu đày). Ngày tiệc chính của quan là ngày 25/5 âm lịch (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này), ngoài ra vào ngày 14/2, các đền thờ ông cũng mở tiệc đón ngày đản sinh của quan.

Đến giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX, đền Tranh được tôn tạo với quy mô khá lớn, kiến trúc theo kiểu Trùng thiềm điệp ốc với những cung và gian thờ khác nhau. Năm 1946, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, nhiều hạng mục ngôi đền bị tháo gỡ.

Đến những năm 60 của thế kỷ XX, đền được chuyển về phía bắc của thị trấn Ninh Giang cách đền cũ khoảng 300m, nay thuộc địa phận thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang. Đền Tranh qua ba lần chuyển dời cùng nhiều lần trùng tu tôn tạo, đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử và tích hợp được nét đẹp của văn hóa Việt. Căn cứ vào hệ thống bia ký tại đền cho biết, vào năm Tự Đức thứ 5 (1852) đền đã có nhiều người công đức để tu tạo.

Người ta truyền rằng ” đền Tranh thiêng lắm, cầu gì được lấy”nên hàng năm khách thập phương từ các nơi về đây khá đông.

NỔI BẬT

Những ngôi đền, chùa tại Kiên Giang

  1- Thành phố Rạch Giá  Đình Thần Nguyễn Trung Trực 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam Vân Long Tự Nguyễn Bỉnh...