Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại Việt Nam. Khởi nguồn của tín ngưỡng ngày xuất phát từ sự biết ơn đối với người phụ nữ, người mẹ trong nhận thức thuở khai sơ của con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị Nữ thần gắn liền với các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ, được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, sản sinh, bảo trợ và che chở cho cuộc sống của con người như: trời, đất, sông, nước, rừng núi....
Ngoài ra, nhân dân ta còn thờ những Thái hậu, Hoàng hậu, Công chúa, Nữ tướng, những người mẹ khi còn sống tài giỏi, có công với dân, với nước, khi mất về phù hộ cho người an, vật thịnh.
Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa người Việt
Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 75 vị nữ thần tiêu biểu, trong đó có ba vị Nữ thần tồn tại trong truyền thuyết như ba chị em, con của Ngọc Hoàng giáng trần được phân công cai quản ba miền. Miền Bắc với sự nổi trội của Chúa Tiên (Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Vân Cát Thần nữ), miền Trung với Thiên Y A NA Diễn Phi Chúa Ngọc (tiếp biến với hình ảnh Nữ thần Ponagar – Người Mẹ đất nước – Mẹ xứ sở dân tộc Chăm) và miền Nam với Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen hay còn gọi là Bà Thâm, Bà Đanh, Bà Đênh), tất cả đang cư ngụ trong lòng tin của những tín đồ thờ Mẫu hiện nay ở Việt Nam.
Người dân Đại Việt xưa đều thờ Tam toà Thánh Mẫu. Tục thờ Mẫu của người Việt ra đời trên cơ sở tục thờ nữ Thần; các vị được thờ trong các đền, chùa, miếu, điện, đặc biệt có vị được thờ trong một loại hình kiến trúc riêng (Phủ) như việc thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Theo chiều dài lịch sử lâu đời ở nước ta, tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển có Tam Phủ, Tứ Phủ. Trong làng xã và đô thị miền Bắc từ xa xưa, trong hệ thống Tam Phủ, Tứ Phủ đều thờ các Thánh Mẫu rất tôn nghiêm.
+ Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mẫu Đệ Nhất) cai quản miền trời và làm chủ mây mưa, sấm chớp; trong điện thờ thường đặt ở giữa, mặc áo màu đỏ hoặc hồng.
+ Mẫu Thượng Ngàn (còn gọi là Mẫu Đệ Nhị) cai quản miền rừng núi, cây cối; trong điện thờ thường đặt ở bên trái Mẫu Thượng Thiên, mặc áo màu xanh.
+ Mẫu Thoải (còn gọi là Mẫu Thuỷ, gọi chệch là Mẫu Thoại – Mẫu Đệ Tam) cai quản miền sông nước; trong điện thờ thường đặt ở bên phải Mẫu Thượng Thiên, mặc áo màu trắng.
Người dân Đại Việt xưa đều thờ Tam toà Thánh Mẫu. Tục thờ Mẫu của người Việt ra đời trên cơ sở tục thờ nữ Thần; các vị được thờ trong các đền, chùa, miếu, điện, đặc biệt có vị được thờ trong một loại hình kiến trúc riêng (Phủ) như việc thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Theo chiều dài lịch sử lâu đời ở nước ta, tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển có Tam Phủ, Tứ Phủ. Trong làng xã và đô thị miền Bắc từ xa xưa, trong hệ thống Tam Phủ, Tứ Phủ đều thờ các Thánh Mẫu rất tôn nghiêm.
+ Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mẫu Đệ Nhất) cai quản miền trời và làm chủ mây mưa, sấm chớp; trong điện thờ thường đặt ở giữa, mặc áo màu đỏ hoặc hồng.
+ Mẫu Thượng Ngàn (còn gọi là Mẫu Đệ Nhị) cai quản miền rừng núi, cây cối; trong điện thờ thường đặt ở bên trái Mẫu Thượng Thiên, mặc áo màu xanh.
+ Mẫu Thoải (còn gọi là Mẫu Thuỷ, gọi chệch là Mẫu Thoại – Mẫu Đệ Tam) cai quản miền sông nước; trong điện thờ thường đặt ở bên phải Mẫu Thượng Thiên, mặc áo màu trắng.
Hình ảnh tượng trưng của ba Thánh Mẫu trong tâm thức của người Việt
Với tư tưởng Âm Dương - Tam Tài - Ngũ Hành, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, thì Mẫu là nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam. Điều đó có nghĩa là từ Mẫu Thiên mà tự đối ứng hoá thành Mẫu Địa (Mẫu Thượng Ngàn) – thứ hai, rồi lại hoá thành Mẫu Thoải (Mẫu Thuỷ) – thứ ba, chính vì thế mới có tên là Tam toà Thánh Mẫu. Nơi thờ Tam toà Thánh Mẫu – chúa tể Tam Phủ là Thiên phủ, Địa phủ, Thuỷ phủ gọi là Tam phủ.
Vì Tam phủ thờ cả Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam Tào – Bắc Đẩu, Ngũ vị quan lớn, Tứ vị chầu Bà nên thường được gọi là Tam phủ cộng đồng hay Tứ phủ vạn linh. Phủ thứ tư là để thờ các vị thần linh khác.
Tam phủ thờ cả Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam Tào – Bắc Đẩu, Ngũ vị quan lớn, Tứ vị chầu Bà
Chuyện về Mẫu Liễu Hạnh
Hình ảnh của thánh mẫu Liễu Hạnh trong suy nghĩ của người Việt
+ Lần giáng sinh thứ nhất
Liễu Hạnh công chúa là một trong những vị thần quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam, là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu. Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ Bà. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu.
Truyền thuyết kể rằng Mẫu Liễu Hạnh vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, được giáng sinh ba lần xuống trần. Lần thứ nhất Bà đầu thai thành con gái của hai vợ chồng già quê ở Nam Định là ông Phạm Huyền Viên và bà Đoàn Thị Hằng, dù sống hiền lành, tu nhân tích đức ngoài 40 tuổi chẳng có nổi một mụn con.
Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai đầu thai làm con, từ đó bà có thai. Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trời quang mây vàng như có ánh hào quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà, và Bà sinh một bé gái. Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga.
Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều khước từ vì nàng còn phải ở nhà chăm sóc cha mẹ già yếu, canh cửi quán xuyến công việc gia đình. Tuổi già cũng đến, cha mẹ nàng Tiên Nga cũng về nơi tiên cảnh. Sau đó, nàng bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện, giúp ích cho đời và mất vào năm 40 tuổi ( thời Hồng Đức năm 1473).
Liễu Hạnh công chúa là một trong những vị thần quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam, là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu. Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ Bà. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu.
Truyền thuyết kể rằng Mẫu Liễu Hạnh vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, được giáng sinh ba lần xuống trần. Lần thứ nhất Bà đầu thai thành con gái của hai vợ chồng già quê ở Nam Định là ông Phạm Huyền Viên và bà Đoàn Thị Hằng, dù sống hiền lành, tu nhân tích đức ngoài 40 tuổi chẳng có nổi một mụn con.
Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai đầu thai làm con, từ đó bà có thai. Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trời quang mây vàng như có ánh hào quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà, và Bà sinh một bé gái. Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga.
Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều khước từ vì nàng còn phải ở nhà chăm sóc cha mẹ già yếu, canh cửi quán xuyến công việc gia đình. Tuổi già cũng đến, cha mẹ nàng Tiên Nga cũng về nơi tiên cảnh. Sau đó, nàng bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện, giúp ích cho đời và mất vào năm 40 tuổi ( thời Hồng Đức năm 1473).
Phủ Quảng Cung là một trong những nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
+ Lần giáng sinh thứ hai
Lần giáng sinh thứ hai Mẫu Liễu Hạnh làm con của ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc, quê Nam Định, cách quê cũ khoảng 7 km. Sau khi sinh Bà, ông Lê Thái Công nhìn mặt con, thấy nét mặt giống nàng tiên nữ bưng khay rượu trong bữa tiệc chúc thọ Ngọc Hoàng mà ông mơ trước đó nên đặt tên cho con là Lê Giáng Tiên.
Lần này, công chúa Liễu Hạnh kết duyên với ông Trần Đào Lang sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên là Hoà. Giữa lúc cả gia đình đang đầm ấm vui vẻ thì bỗng nhiên bà mất, năm ấy, bà chỉ mới 21 tuổi năm Đinh Sửu (1577), tuyệt nhiên không bệnh tật gì.
Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn Thánh Mẫu Liễu Hạnh
+ Lần giáng sinh thứ ba
Truyền thuyết kể rằng, vì tình nghĩa thủy chung với chồng con ở trần thế nên đến năm Canh Dần (1650), Thánh Mẫu Liễu Hạnh lại giáng sinh tại đất Tây Mỗ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vào ngày 10 tháng 10, tái hợp với ông Trần Đào lúc này đã tái sinh là Mai Thanh Lâm, sinh được một con trai.
Bà mất ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thân (1668). Năm ấy bà vừa 18 tuổi. Lần giáng trần thứ ba của bà là vào lúc Trịnh Nguyễn phân tranh, nhân dân lầm than cơ cực. Bà đi khắp nơi để cứu nhân độ thế, trừng trị kẻ ác. Bởi thế, nhân dân lập đền thờ ở nơi nàng giáng trần (đền Sòng, Thanh Hóa).
Những lần giáng trần, nàng lấy hiệu là Liễu Hạnh, ngao du sơn thủy, thưởng lãm cảnh đẹp hùng vĩ của đất nước và gặp gỡ, giao lưu với biết bao người, nhất là những tao nhân mặc khách (trong đó có Phùng Khắc Khoan để rồi cuộc gặp gỡ này lưu lại vết tích là phủ Tây Hồ).
>>> Đọc thêm: Bánh Cuốn Trên Cao Nguyên Đồng Văn
Điện thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong phủ Tây Hồ, nơi ghi dấu cuộc gặp gỡ của Bà và Phùng Khắc Khoan
Cũng có tích kể rằng thời vua Lê Thái Tổ (1385-1433) trị vì, Liễu Hạnh từng mở quán bán hàng cho khách bộ hành ở chân Đèo Ngang. Tiếng đồn về một cô gái xinh đẹp bán hàng nơi heo hút ấy khiến cho bao kẻ tò mò, trong đó có vị hoàng tử đương thời. Vị này tìm đến quán hàng bán nước với ý đồ xấu xa nên đã bị nàng Liễu Hạnh làm cho dở điên dở dại.
Nhà vua nhờ sự giúp đỡ của tám vị Kim Cương đã lừa bắt được Tiên Chúa. Họ đưa Tiên Chúa về kinh để hỏi tội. Sau khi nghe Tiên Chúa kể lại hành vi của Hoàng tử, Nhà vua hổ thẹn, bèn tha mạng cho nàng, sau đó nói lời cảm tạ rồi chúc Tiên Chúa lên đường may mắn.
Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại Đèo Ngang
Trong đạo Mẫu, Bà Chúa Liễu Hạnh được suy tôn là Thánh Mẫu tối cao, hóa thân của Đệ Nhất Thánh Mẫu Thượng Thiên, được thờ ở chính giữa trong Tam tòa Thánh Mẫu. Trong tín ngưỡng dân gian nói chung, bà là một trong Tứ bất tử, họ là những người sinh ra trong thời xã hội rối ren, sự xuất hiện của họ như là một chốn nương tựa cho người dân cơ cực về mặt tâm linh.
Sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xem là dấu ấn của đạo Mẫu và chế độ Mẫu hệ, qua đó cho ta thấy được vị trí quan trọng của người phụ nữ trong tâm thức của người Việt.