Kinh Dương Vương là thủy tổ người Việt Nam và giải mã núi Thái Sơn, Trong Nguồn
40.000 năm trước, người Việt cổ Australoid từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa.
Khoảng 7000 năm trước, tại văn hóa Hà Mẫu Độ vùng cửa sông Chiết Giang diễn ra sự gặp gỡ hòa huyếtgiữa người Việt Australoid và người Mongoloid săn bắn hái lượm có mặt ở đây từ trước,
sinh ra chủng người mới Mongoloid phương Nam. Đó chính là người Việt hiện đại, tổ tiên xa của chúng ta.
Lớp người Việt mới này tăng nhanh số lượng và tới khoảng 5000 năm TCN trở thành chủ nhân của vùng Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc. Sơn Đông có núi Thái Sơn, là nơi ra đời của những vị tổ huyền thoại của người Việt: Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông.
Còn Hà Nam nơi có con sông ngày nay mang tên Hán Thùy, nhưng trước đó, người Dương Việt chủ nhân gọi là sông Nguồn. Đồng bằng phì nhiêu do sông Nguồn sinh ra có tên là Trong Nguồn. Tại đây diễn ra sự kiện Kinh Dương Vương được phong làm vua nước Xích Quỷnăm 2879 TCN. Xích Quỷ trong huyền sử Việt Nam, là một quốc gia cổ đại của cư dân Bách Việt, được xem là quốc hiệu đầu tiên của nước Việt vào đầu thời đại Hồng Bàng. Từ Hán Việt Xích nghĩa là màu đỏ; từ Quỷ có nghĩa là ma quỷ. Xích Quỷ là tên một ngôi sao có sắc đỏ rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú trên bầu trời (Theo Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh biên soạn, trang 168, Hàn Man Tử hiệu đính, Trường Thi xuất bản năm 1932). Tục truyền là quốc hiệu của đất nước, được xem là cội nguồn của Việt Nam, vào thời Kinh Dương Vương.
Truyền thuyết Họ Hồng Bàng
Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn chép: “Nhâm Tuất, năm thứ 17. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua Kinh Dương Vương. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.” Kinh Dương Vương lấy Thần Long nữ sinh ra Lạc Long Quân.
Do đất đai trù phú, nên Trong Nguồn thường xuyên bị những bộ lạc du mục Mông Cổ ở phía bắc Hoàng Hà nhóm ngó, cướp phá. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ mở trận công kích lớn vào Trác Lộc bên bờ nam Hoàng Hà, đánh tan liên quân Việt của Đế Lai và Lạc Long Quân. Đế lai tử trận, Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân Việt vùng quê Núi Thái, Sông Nguồn dùng thuyền theo Hoàng Hà ra biển rồi đổ bộ vào Rào Rum – Ngàn Hống đất Việt.
Cùng ngôn ngữ và gần gũi về chủng tộc, người Việt bản địa mở lòng đón tiếp những người mới rồi chung tay xây dựng nước Văn Lang. Văn Lang với kinh đô Hạc Trắng là gì nếu không phải chính là Xích Quỷ được dời đô và thay quốc hiệu? Cũng lúc này, người Việt mang gen Mogoloid phương Nam trong đoàn di tản hòa huyết với người bản địa Australoid, sinh ra lớpngười Mongoloid phương Nam mới, mà thủ lĩnh là Hùng Vương, cụ tổ trực tiếp của chúng ta hôm nay, cùng câu ca:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra
Người Mông Cổ vào chiếm Trong Nguồn, hòa huyết với người Việt bản địa, sinh ra người Hoa Hạ. Do người Việt quá đông nên sau vài ba thế hệ, người Hoa Hạ cũng chuyển hóa thành người Việt mang gen Mongoloid phương Nam. Ý thức được nguồn gốc của mình, các đế vương Trung Hoa sau này coi Trong Nguồn là đất phát tích của họ và hướng về Thái Sơn thờ tự rất tôn kính. Đến thời Đường, sông Nguồn (tiếng Việt còn đọc là Hòn, Hớn, Hán) chuyển thành Hán Thùy, còn đồng bằng Trong Nguồn được gọi là Trung Nguyên. Vì vậy, hơn 2000 năm chúng ta không tìm ra quê gốc!
Giải mã ca dao Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra"
Việt Nam chúng ta ai ai cũng thuộc lòng
câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra
Thái Sơn trong 2 câu này là Hướng về Thái Sơn là gốc phát sinh ra người Việt(người Việt mang gen Mogoloid phương Nam trong đoàn di tản hòa huyết với người bản địa Australoid, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới, mà thủ lĩnh là Hùng Vương, cụ tổ trực tiếp của chúng ta hôm nay)
Mọi người khi hiểu biết Thái Sơn rõ ràng sẽ biết tại sao ông cha chúng ta lại ví Thái Sơn cho câu ca dao quan trọng. Nước Việt có núi sao không ví lại ví núi của Trung Hoa?
Thái Sơn ( hay Taishan) : một rặng núi ở tận bên Trung Hoa. Núi Thái Sơn được xếp vào nhóm núi Lão giáo, là một trong năm rặng núi linh thiêng nhất nằm rải rác ở phía Đông Trung Hoa. Năm rặng núi đó là: Hằng Sơn, Hành Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn và
Tung Sơn. Năm dãy núi này còn gọi là Ngũ Đại Danh Sơn hay Ngũ Nhạc hoặc Ngũ Linh Sơn. Núi Thái Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa còn gọi là Đông Nhạc vì nó tọạ lạc ở
hướng Đông. So với các dãy núi kia trong Ngũ Đại Danh Sơn thì núi Thái sơn không cao lắm, đỉnh cao nhất có tên là đỉnh Hoàng Đế, cao khoảng 1.545 m, chưa bằng ½ đỉnh Phan-
Xi-Păng (3.143 m) của Việt Nam. Ngoài ra, núi Thái Sơn còn là quê hương của Khổng tử. Phía Nam núi Thái Sơn là Khúc Phụ chính là nơi Khổng Tử sinh ra và lớn lên. Cho
nên núi Thái Sơn đứng đầu Ngũ Nhạc và được người dân Trung Hoa so sánh với bình minh và tái sinh của sự vật. Hơn thế nữa Thái Sơn còn được xem là dãy núi linh thiêng nhất trong
năm dãy núi kể trên.
Như chúng ta đã biết, trước khi Phật giáo vào nước ta thì Nho giáo tức Khổng giáo đóng vai
trò quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần của người dân Việt suốt khoảng thời gian
dài. Mặc dù thời nhà Lý là giai đoạn Phật giáo phát triển vượt bực, thế nhưng năm 1070 vua
Lý Thánh Tông đã cho lập Văn miếu, làm tượng thờ Chu công, Khổng tử cùng bảy mươi hai
vị tiên hiền.
Trong Nguồn: Người Mông Cổ vào chiếm Trong Nguồn – đồng bằng Trong Nguồn được gọi là Trung Nguyên – hòa huyết với người Việt bản địa, sinh ra người Hoa Hạ(Trung Hoa sau này)
Câu ca dao này nói về gốc gác của người Việt. Về tư tưởng đạo Phật cũng như đề cao chữ Hiếu- tôn trọng Nho giáo- trọng Hiếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét